Trăm năm mưa nắng bạc đầu vẫn xanh
Phận lá
Phận mình
như chiếc lá dâu
Trăm năm mưa nắng bạc đầu vẫn xanh
Một đời
lá gắn với cành
Xanh năm tháng
rụng…
tan… thành khói sương.
.
như chiếc lá dâu
Trăm năm mưa nắng bạc đầu vẫn xanh
Một đời
lá gắn với cành
Xanh năm tháng
rụng…
tan… thành khói sương.
.
Lê Bá Duy
.
.
Lời bình: Nguyễn Thúy Hạnh
.
.
Tôi
quen biết Lê Bá Duy một cách rất tình cờ khi tham gia gửi bài cộng tác
cùng Website Văn Thơ Việt. Trò chuyện cùng anh tôi đã hiểu được phần nào
về anh - nhà thơ, thầy giáo Lê Bá Duy. Càng hiểu hơn khi có điều kiện
tiếp xúc, tìm hiểu qua các sáng tác của anh. Cũng từ đây tôi đã nhìn
thấy chân dung của anh qua một bức tranh, bức tranh ấy không được vẽ
bằng cọ vẽ mà được vẽ ra bằng câu chữ do chính anh đã tự họa về mình.
“Phận mình
như chiếc lá dâu”
như chiếc lá dâu”
Chiếc
lá dâu ? Tại sao anh lại ví mình như một chiếc lá dâu mà không phải là
chiếc lá nào khác như lá chuối, lá khoai, lá mồng tơi, lá rau muống hay
bất kỳ thứ lá quen thuộc khác. Có lẽ, vì cây dâu là loài cây có thể sống
ở mọi vùng đất khí hậu. Từ những vùng đất đai màu mỡ đến cả những nơi
đồi núi đất đai cằn cỗi, khi những loài cây khác không sống được thì ta
vẫn thấy cây dâu bật những chồi xanh ở đó. Chính vậy mà anh viết: “Trăm năm mưa nắng bạc đầu vẫn xanh”
Không chỉ có thế, lá dâu chính là thức ăn duy nhất của con tằm. Trong suốt vòng đời của mình, con Tằm suốt đời cặm cụi nhặt từng mảnh lá dâu để nhả ra những sợi tơ vàng, tơ trắng để dệt nên những mảnh lụa mềm mại cho đời. Để rồi đến khi hết kiếp tằm, chui vào trong kén rồi nó vẫn còn mải miết vương những sợi tơ được rút từ gan ruột của mình.
Không chỉ có thế, lá dâu chính là thức ăn duy nhất của con tằm. Trong suốt vòng đời của mình, con Tằm suốt đời cặm cụi nhặt từng mảnh lá dâu để nhả ra những sợi tơ vàng, tơ trắng để dệt nên những mảnh lụa mềm mại cho đời. Để rồi đến khi hết kiếp tằm, chui vào trong kén rồi nó vẫn còn mải miết vương những sợi tơ được rút từ gan ruột của mình.
Trong
nghiệp văn chương, cuộc đời người cầm bút cũng giống như những con tằm
vậy. Suốt đời họ lặng lẽ, miệt mài, căm cụi chắt chiu vốn sống và tâm
huyết của mình để nhả vào từng chữ, thổi vào từng câu để mỗi tác phẩm
được viết ra ngày càng mới hơn, hay hơn, cô đọng và trải nghiệm hơn. Bởi
lẽ, đã từ lâu họ coi mình như những kiếp con tằm âm thầm lặng lẽ nhả ra
từng sợi tơ nghệ thuật.
“Một đời
lá gắn với cành”
lá gắn với cành”
Hình ảnh “một đời lá gắn với cành” giống
như hình ảnh một người cầm bút trọn đời ôm lấy bút nghiên để miệt mài
không ngừng sáng tạo. Hình ảnh người cầm bút lặng lẽ chắt chiu, gom nhặt
những đam mê, tâm huyết, ý tưởng để viết nên những trang viết của mình
giống như những con tằm mải mê cặm cụi cõng từng hạt nắng để đổ vào
những nong kén vàng mơ. Lê Bá Duy cũng vậy, chỉ với bốn câu thơ viết
theo kiểu lục bát xuống dòng, anh vừa thể hiện tâm hồn mình, vừa vẽ lên
chân dung mình, vừa làm mới thêm thể thơ lục bát. Lục bát xuống dòng là
một lối viết sáng tạo, nhưng nếu xuống dòng nhiều thì sẽ làm cho bài thơ
trở nên rời rạc, đơn điệu, ý thơ gẫy vụn và mất đi cái hay cái đẹp của
nó. Nếu ngắt nhịp không đúng chỗ thì khi đó lục bát sẽ không còn là lục
bát nữa. Thế nhưng trong bài thơ, Lê Bá Duy đã khéo léo ngắt nhịp để khi
đọc bài thơ lên ta vẫn thấy ý tứ và vần điệu của nó còn nguyên vẹn đủ
đầy.
Chiếc
lá dâu chỉ đẹp khi bắt đầu bước vào giai đoạn thành thục. Con tằm chỉ
đẹp khi nó bắt đầu vương những sợi tơ vàng óng mượt. Con người đẹp nhất
khi chính họ cảm thấy mình thực sự chín. Có lẽ vì thế mà chiếc lá đã tự
nguyện trọn đời gắn bó với cành để mãi mãi là một chiếc lá xanh. Nhiều
người cầm bút vẫn cứ say mê với chiếc ngòi bút của mình để rồi “sinh ư
nghệ, tử ư nghệ”.
Đến
rồi đi, hội tụ và lý tán, cô đặc và tan chảy, sinh và tử là những quy
luật bất biến. Từ khi nảy mầm, bật chồi, hình thành lá thật rồi lá
trưởng thành và rụng xuống là một chu trình sinh vật học. Phận lá như
phận người, kiếp lá cũng như kiếp người. Vì thế mà trong những thời khắc
hiện hữu của mình, ai cũng muốn làm được những việc tốt nhất để lại
những ấn tượng đẹp nhất, chiếc lá nào cũng luôn tìm cách để thể hiện
mình là một chiếc lá xanh nhất, mượt nhất và mềm mại nhất
“Xanh năm tháng
rụng…
tan… thành khói sương”
rụng…
tan… thành khói sương”
Hình
ảnh chiếc lá miệt mài chắt chiu vị ngọt của từng phù sa trọn đời xanh
biếc để khi rụng “tan thành khói sương” là một hình ảnh đẹp. Tại sao tác
giả lại sử dụng hình ảnh “khói sương” để miêu tả hình ảnh kiếp
sau của chiếc lá cũng như kiếp sau của phận người? Phải chăng là do
hai từ ấy khi kết hợp lại với nhau sẽ tạo nên một hình ảnh hữu hình mà
ta có thể nhìn thấy nhưng không thể nào sờ thấy hoặc cầm nắm được. Có
người nói: “đi qua nỗi buồn sẽ thấy được niềm vui, đi qua cái hữu hình
để thấy được vẻ đẹp lung linh của cái vô hình và đi qua cái vô hình để
thấy giá trị thực tế của cái hữu hình” chính là ở chỗ này đây. Ta vẫn
nhìn thấy những làm khói lam chiều bàng bạc bay lên từ phía cuối trời xa
nơi có dòng sông hiền hòa miệt mài chảy quanh năm tháng để chở nặng
từng hạt phù sa. Ta vẫn nhìn thấy những hạt sương nhỏ li ti mỗi buổi
sáng sớm như những hạt ngọc sáng lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời, chỉ
đợi ta chạm nhẹ một cái là tất cả tan biến vào hư không, vỡ vụn vào mênh
mông. Một cõi vô hình mênh mang mờ ào mà đẹp lung linh đến lạ. Trong
khói như nhìn thấy sương, trong sương như nhìn thấy khói, trong làn khói
sương mờ ảo ấy ta như nhìn thấy bóng hình, ta như nghe thấy những tiếng
lòng, ta như thấu hiểu những khát khao đam mê cháy bỏng của những người
cầm bút. Hình ảnh khói sương cuối bài thơ là một hình ảnh đẹp mà chúng
ta phải đánh đổi bằng cả cuộc đời, sự nghiệp, tâm huyết và mỗi chiếc lá
xanh phải suốt đời đứng giữa trời hứng chịu bao mưa nắng, gió bão để
tích tụ mới có được. Đây cũng là hình ảnh đẹp mà những người làm nghệ
thuật nói chung và những người theo nghiệp văn chương nói riêng phải
không ngừng trau dồi, học hỏi, tu dưỡng rèn luyện, tích lũy kiến thức để
giữ gìn.
Chính
vì vậy với một số người cầm bút, niềm đam mê nghệ thuật sáng tác của họ
lớn đến mức họ dám chấp nhận và đánh đổi những thứ hữu hình khác thành
những thứ vô hình mỏng tang như sương như khói mà tinh khiết đến vô
ngần. Và nó sẽ trở nên đẹp hơn, tinh khiết hơn, lung tinh hơn khi chúng
ta rồi ai cũng sẽ đi qua, chỉ còn khói sương ở lại. Nó đẹp vì nó mong
manh, mong manh quá nên mới cần phài giữ.
Chỉ
bằng bốn câu thơ lục bát được ngắt nhịp chuẩn xác, Lê Bá Duy đã vẽ nên
chân dung mình nói riêng và vẽ nên chân dung những người cầm bút nói
chung. Thông qua việc miêu tả khắc họa hình ảnh chiếc lá dâu, Lê Bá Duy
đã cho ta hiểu được những quy luật sinh tồn bất biến của thế giới sinh
vật. Để từ đó cho ta thấy khoảnh khắc mà ta được hiện hữu là vô cùng quý
giá đáng được trân trọng và chúng ta ai cũng sẽ cố gắng tìm mọi cách để
giữ gìn nó như giữ gìn bản chất tốt đẹp của con người.
Thơ
Lê Bá Duy buồn, nhưng cái buồn trong thơ của anh thật nhẹ nhàng man mác
như những làn gió nhẹ đang mơn man hay như những làn sương mỏng đủ ẩm
cho cây bật chồi xanh, để búp lá cựa mình. Ta còn thấy ở bài thơ một nét
phong trần thấm đẫm những chân lý nhân sinh và lẽ sống. “Phận lá” là
một bài thơ ngắn nhưng khi đọc lên ta vẫn thấy nó không chỉ toát lên
những ý thơ dài đằng đẵng đi hết một đời người mà nó còn thể hiện một
tâm hồn nghệ sỹ với trái tim lớn vượt cả ra ngoài câu chữ. Đọc xong bài
thơ, ta bất chợt nhớ đến hình ảnh: “Một ngàn năm, một vạn năm. Con
tằm vẫn kiếp con tằm vương tơ”. Từ hình ảnh này đã cho ta hiểu thêm về
một thầy giáo Lê Bá Duy yêu nghề, yêu học trò, yêu người và say mê với
nghệ thuật sáng tác văn học.
.
.
Nguyễn Thúy Hạnh
Phận lá/ Thơ Lê Bá Duy/ lời bình: Nguyễn Thúy Hạnh
Bài nhận qua eMail/ NNB vi tính giới thiệu
Bài nhận qua eMail/ NNB vi tính giới thiệu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét