Những nỗi niềm của phận đàn bà(*)
Lời bình của Trần Tuyết Hạnh
Dư Thị Hoàn viết nhiều về người phụ nữ, nói đúng hơn,
chị viết nhiều về thân phận đàn bà. Ngay cả trong những bài thơ tình, hình ảnh
người phụ nữ hiện lên bao giờ cũng phảng phất tiếng nói của thân phận. Người
đọc bị hấp dẫn bởi âm điệu trúc trắc, gập ghềnh của nhịp thơ, bởi chất triết lí
sâu sắc và thấm thía. Bài thơ Đi lễ chùa mang trong nó sức hấp dẫn ấy.
ĐI LỄ CHÙA
Dư Thị Hoàn
Năm ngưòi đàn bà cùng ngồi trên xe ngựa
Tay khư khư ôm đầy vật tế lễ
Người thứ nhất thở dài:
- Tội nghiệp nhất người đàn bà không chồng
Người thứ hai chép miệng:
- Vô phúc nhất người đàn bà không con
Ngưòi thứ ba cười buông:
- Bất hạnh nhất người đàn bà không khóc nổi trước mặt chồng
Người thứ tư điềm đạm:
- Tuyệt vọng nhất người đàn bà không cười được khi thấy con
Người thứ năm:
- Mô phật!
Lão xà ích giật dây cương
Roi quất
Tung bụi đường.
16 - 12 – 1987
Dư Thị Hoàn
Năm ngưòi đàn bà cùng ngồi trên xe ngựa
Tay khư khư ôm đầy vật tế lễ
Người thứ nhất thở dài:
- Tội nghiệp nhất người đàn bà không chồng
Người thứ hai chép miệng:
- Vô phúc nhất người đàn bà không con
Ngưòi thứ ba cười buông:
- Bất hạnh nhất người đàn bà không khóc nổi trước mặt chồng
Người thứ tư điềm đạm:
- Tuyệt vọng nhất người đàn bà không cười được khi thấy con
Người thứ năm:
- Mô phật!
Lão xà ích giật dây cương
Roi quất
Tung bụi đường.
16 - 12 – 1987
Đi lễ chùa là một tín ngưỡng đã có từ rất lâu trong
tâm linh người Việt, người đi lễ muốn tìm đến cõi Phật đẻ cầu mong có được hạnh
phúc, có được sự thanh thản trong tâm hồn. Và trên con đường hành hương về cõi
Phật ấy, người ta mang theo những “vật tế lễ”, mang theo những nỗi niềm và
những nỗi đau. Có nỗi đau nói ra được bằng lời và có cả những nỗi đau không lời
lẽ nào diễn tả nổi. Cụ thể hơn, ở đây, đó là nỗi đau của kiếp đàn bà.
Bài thơ như một câu chuyện được kể tự nhiên và hàm súc. Lời thơ thấm đẫm chất tự sự, những thông tin được gửi đến độc giả một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ, giản đơn nhưng ám ảnh. Bao giờ cũng vậy, Dư Thị Hoàn làm người đọc phải bất ngờ bởi những ý tưởng nhân văn và rất thông minh của chị. Tác giả viết về “năm người đàn bà” “đi lễ chùa”, con số năm không phải là nhiều cũng không phải ít, nó vừa đủ để thể hiện dụng ý nghệ thuật: “Năm người đàn bà cùng ngồi trên xe ngựa/ Tay khư khư ôm đầy vật tế lễ”. Đâu phải năm người đàn bà mang theo năm nỗi đau khổ. Không! Khổ đau thì không bao giờ đếm được! Bài thơ có năm lời thoại, cũng có thể là độc thoại, mà đã là độc thoại thì hoặc người ta cô đơn hoặc người ta than thân trách phận. Các lời thoại được sắp xếp đầy ẩn ý, nỗi đau được kể ra theo cấp độ tăng tiến. Chỉ cần non tay một chút thôi ý thơ rất dễ rơi vào vụng về khiên cưỡng. Nhưng cây bút Dư Thị Hoàn đầy bản lĩnh, chị kể lể đấy, than thở đấy song lời than không rườm rà mà được cô đọng tối đa.
Dường như những nỗi niềm của phận đàn bà cứ quặn thắt trong từng câu chữ: “- Tội nghiệp nhất ngươì đàn bà không chồng”, “- Vô phúc nhất người đàn bà không con”. Người phụ nữ Việt Nam thường gắn liền với gia đình, sẵn sàng hi sinh cho gia đình nên “không chồng”, “không con” thì thật “tội nghiệp”, thật “vô phúc”. Đến lời thoại thứ ba thì nỗi đau bắt đầu không còn cụ thể nữa: “- Bất hạnh nhất người đàn bà không khóc nổi trước mặt chồng”. Phụ nữ vốn dễ xúc động và mau nước mắt, khi người ta khóc – đó là khi người ta muốn được sẻ chia, an ủi. Vậy mà người đàn bà kia “không khóc nổi trước mặt chồng”, ngay cả với người bạn đời đầu gối tay ấp bấy lâu, chị cũng không thể sẻ chia tâm sự, thậm chí đã cạn kiệt mọi trạng thái cảm xúc (dù chỉ là trạng thái của nỗi đau)! Nàng thơ đã đi sâu vào mọi ngõ ngách tâm hồn người phụ nữ để cảm hiểu những điều sâu kín nhất: “-Tuyệt vọng nhất người đàn bà không cười được khi thấy con”. Có lẽ không cần nói thì ai cũng biết tình nghĩa mẹ dành cho con lớn lao biết nhường nào. Với một người mẹ, con là hi vọng, là hạnh phúc, là tương lai, mẹ có thể hi sinh tất cả vì con. Thế nhưng người mẹ không cười được khi thấy con thì đúng là tuyệt vọng nhất, người đàn bà đó như đã mất tất cả rồi.
Bài thơ như một câu chuyện được kể tự nhiên và hàm súc. Lời thơ thấm đẫm chất tự sự, những thông tin được gửi đến độc giả một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ, giản đơn nhưng ám ảnh. Bao giờ cũng vậy, Dư Thị Hoàn làm người đọc phải bất ngờ bởi những ý tưởng nhân văn và rất thông minh của chị. Tác giả viết về “năm người đàn bà” “đi lễ chùa”, con số năm không phải là nhiều cũng không phải ít, nó vừa đủ để thể hiện dụng ý nghệ thuật: “Năm người đàn bà cùng ngồi trên xe ngựa/ Tay khư khư ôm đầy vật tế lễ”. Đâu phải năm người đàn bà mang theo năm nỗi đau khổ. Không! Khổ đau thì không bao giờ đếm được! Bài thơ có năm lời thoại, cũng có thể là độc thoại, mà đã là độc thoại thì hoặc người ta cô đơn hoặc người ta than thân trách phận. Các lời thoại được sắp xếp đầy ẩn ý, nỗi đau được kể ra theo cấp độ tăng tiến. Chỉ cần non tay một chút thôi ý thơ rất dễ rơi vào vụng về khiên cưỡng. Nhưng cây bút Dư Thị Hoàn đầy bản lĩnh, chị kể lể đấy, than thở đấy song lời than không rườm rà mà được cô đọng tối đa.
Dường như những nỗi niềm của phận đàn bà cứ quặn thắt trong từng câu chữ: “- Tội nghiệp nhất ngươì đàn bà không chồng”, “- Vô phúc nhất người đàn bà không con”. Người phụ nữ Việt Nam thường gắn liền với gia đình, sẵn sàng hi sinh cho gia đình nên “không chồng”, “không con” thì thật “tội nghiệp”, thật “vô phúc”. Đến lời thoại thứ ba thì nỗi đau bắt đầu không còn cụ thể nữa: “- Bất hạnh nhất người đàn bà không khóc nổi trước mặt chồng”. Phụ nữ vốn dễ xúc động và mau nước mắt, khi người ta khóc – đó là khi người ta muốn được sẻ chia, an ủi. Vậy mà người đàn bà kia “không khóc nổi trước mặt chồng”, ngay cả với người bạn đời đầu gối tay ấp bấy lâu, chị cũng không thể sẻ chia tâm sự, thậm chí đã cạn kiệt mọi trạng thái cảm xúc (dù chỉ là trạng thái của nỗi đau)! Nàng thơ đã đi sâu vào mọi ngõ ngách tâm hồn người phụ nữ để cảm hiểu những điều sâu kín nhất: “-Tuyệt vọng nhất người đàn bà không cười được khi thấy con”. Có lẽ không cần nói thì ai cũng biết tình nghĩa mẹ dành cho con lớn lao biết nhường nào. Với một người mẹ, con là hi vọng, là hạnh phúc, là tương lai, mẹ có thể hi sinh tất cả vì con. Thế nhưng người mẹ không cười được khi thấy con thì đúng là tuyệt vọng nhất, người đàn bà đó như đã mất tất cả rồi.
Ta nhận ra mỗi người mang một trạng thái: “Người thứ
nhất thở dài”, “Người thứ hai chép miệng”, “Người thứ ba cười buông”, “Người
thứ tư điềm đạm”, còn “Người thứ năm” thì chẳng biểu lộ một sắc thái gì:
“Người
thứ năm:
- Mô phật!”
- Mô phật!”
Lời thoại thứ năm kết lại những nỗi đau, không hề thở
than, không hề nói đến một nỗi bất hạnh cụ thể nào song lại nói được rất nhiều.
Thì ra, nỗi đau không nói nên lời mới là đau nhất, “tội nghiệp nhất”, “vô phúc
nhất”, “bất hạnh nhất” và “tuyệt vọng nhất”. Thử hỏi còn gì đau đớn hơn khi ta
không thể nói về nỗi đau của mình? Có người nói với tôi rằng: “Người thứ năm”
không hề than thở, không biểu hiện trạng thái gì tức là đã rũ bỏ hết mọi bụi
bặm trần ai để đến với cõi Phật. Như thế không có nghĩa là nỗi đau được rũ bỏ.
Con đường hành hương về cõi Phật vẫn chỉ là đường đời
thôi, bụi bặm và nghiệt ngã: “Lão xà ích giật dây cương/ Roi quất/ Tung bụi
đường”.
Trên con đường hành hương về cõi Phật, “năm người đàn bà” hay nhiều hơn nữa cũng không thể mang hết những nỗi đau của phận đàn bà, những nỗi đau trong cuộc sống nhân sinh. Dư Thị Hoàn đã cắt nghĩa những nỗi bất hạnh của con người bằng một tư duy sắc bén, bằng sự trải nghiệm và bằng cả sự đồng cảm. Chính điều này tạo nên chiếu sâu cho bài thơ.
Trên con đường hành hương về cõi Phật, “năm người đàn bà” hay nhiều hơn nữa cũng không thể mang hết những nỗi đau của phận đàn bà, những nỗi đau trong cuộc sống nhân sinh. Dư Thị Hoàn đã cắt nghĩa những nỗi bất hạnh của con người bằng một tư duy sắc bén, bằng sự trải nghiệm và bằng cả sự đồng cảm. Chính điều này tạo nên chiếu sâu cho bài thơ.
NAT đọc chọn/ NNB vi tính giới thiệu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét