Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Thơ KIM HƯƠNG


Thơ
KIM HƯƠNG


LỆCH!

Nắng lệch xô ngã mây trời
Gió lệch mưa đuổi chơi vơi cánh buồm
Tôi lệch co rúm nỗi buồn
Thời gian tức tưởi chuồn chuồn bập bênh

“Câu thơ định mệnh” say khềnh
Chênh chao xiêu lệch gập ghềnh tương lai
Lệch yêu bối rối dấu hài
Một đời quạnh quẻ thả dài đơn côi

Trách người là để trách tôi
Dưng không bỗng lệch bồi hồi tâm can
Đong đưa duyên phận lệch hàng
Nhấp nhô quên nhớ sóng tan cuộc tình.

Thơ Kim Hương/ Tác giả gửi bài
nnb vi tính giới thiệu

Nhà Thơ Yên Thao Trữ Tình và Trào Lộng


NHÀ THƠ YÊN THAO
TRỮ TÌNH VÀ TRÀO LỘNG

Nguyễn Khôi

Xế trưa ngày 31-10-2007 , Nguyễn Khôi tôi đang ngồi trong nhà ở phố Vọng, trông ra cửa đón cái gió bấc mưa phùn đầu mùa vừa tái xuất giang hồ sau nhiều năm mất hút (có lẽ do trái đất nóng lên /vì môi trường ô nhiễm ...) , đang mơ màng thì nhà thơ Yên Thao (YT Hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam) đội mưa phùn gió bấc , cưỡi xe đạp điện lao vào ngõ Bãi than Vọng (nhà NK) , lão thi sỹ gọi cửa như reo lên :
- Anh đem đến cho chú em tập thơ THI TỬU ( Nhà xuất bản Hội Nhà Văn Việt Nam ) , sắp trình Làng vào quý Tư năm 2007!
NK đón nhà thơ Yên Thao (YT) vào nhà , lão thi sỹ vẫn dồn dập hỏi :
- Lại nghe nói chú mới đi Tây dài ngày về, có gì hay không ?
Hai nhà thơ an toạ trong phòng khách và đàm đạo, NK thưa lại :
- Ôi ! Thưa ông anh ( YT hơn NK chừng 10 tuổi ). Tây /Ta thì thiếu gì chuyện, mà thường là khác biệt nhau , diễn đạt không khéo thì lại chuốc phiền vào thân ! Em xin ví dụ : Về văn Việt Nam có độc giả hải ngoại lại cho rằng trong nước đương đại thì số 1 Dương Thu Hương (Thiên đường mù, Bên kia bờ ảo vọng ) và số 2 Nguyễn Huy Thiệp (Tướng về hưu) , còn thơ hồi 9 năm có độc giả hải ngoại lại cho rằng số 1 Quang Dũng (Tây Tiến, Đôi mắt người Sơn Tây) ,số 2 là Hữu Loan (Đèo cả, Màu tím hoa sim ) , và họ cho rằng số 3 là Yên Thao ( Nhà tôi ). 
Nhà thơ số 3 YT gặng hỏi :
- Tại sao ?
- Về Yên Thao , vì họ cho là có tính nhân văn cao, quân kỷ của Bộ đội Cụ Hồ rất đáng khâm phục : 

Này , anh đồng chí
Người bạn pháo binh!
Đã đến giờ chưa nhỉ
Mà tôi nghe như trại giặc tan tành ?
Anh rót cho khéo nhé
Kẻo lại nhầm nhà tôi!
Nhà tôi ở cuối thôn Đồi
Có giàn thiên lý có người tôi thương .

 

Độc giả hải ngoại thích hơn ở thơ Yên Thao là cái chất lãng mạn tiểu tư sản của chàng trai ven đô : 

Tôi có người vợ trẻ
Đẹp như thơ
Tuổi chớm đôi mươi,cưới buổi dâng cờ
Má trắng mịn thơm thơm mùa lúa chín
Ai ra đi mà không từng bịn rịn
Rời yêu thương nào đã mấy ai vui
Em lặng buồn nhìn với lúc chia phôi
Tôi mạnh bước mà nghe hồn nhỏ lệ 

NK tiếp :
- Chính cái " đoạn " thơ hay bất tử này ,bên ta thì " chẩm " , bên địch lại lăng xê ( thời 9 năm đánh Pháp ), tình cảnh tế nhị kéo dài đã làm cho nhà thơ Yên Thao phải im hơi, lặng tiếng dài dài...Tất cả các Tuyển Tập thơ Việt Nam , thời 9 năm đánh Pháp, xuất bản ở Hà Nội đều không có bài thơ Nhà Tôi của Yên Thao .
Nhà thơ trữ tình YT với bài thơ bất tử Nhà tôi , âm thầm chuyển sang làm thơ trào phúng , YT trở thành chủ nhiệm Câu lạc bộ thơ trào phúng Hà Nội. 
Hình như YT vào Hội Nhà Văn Việt nam ở cửa "Trào Phúng " chứ không phải cửa thơ " Trữ tình ". 
Mãi đến khi Yên Thao gần 80 tuổi mới được kết nạp vào Hội Nhà Văn Việt nam !
Sau đó Hà Nội ồn ã truyền khẩu bài thơ trào phúng , rì rầm gán cho tác giả Yên Thao : 

Ghét nhau cùng chiếu không ngồi
Cùng chai không uống , cùng nồi không ăn
Chỉ trừ cái hội nhà văn
Ghét nhau đến mấy cũng lăn cả vào 

Có kẻ ác khẩu còn " biên tập " lại câu cuối : 

Chỉ trừ cái hội nhà văn
Cắn nhau như chó vẫn lăn xả vào 

Nghe đâu bài thơ truyền khẩu đến tai lãnh đạo Hội, Yên Thao bị nhắn nhe :
- Bác làm thơ chửi Hội à!
- Đâu có, chúng nó tếu đấy mà ...
- Bác chỉ cái vụng chèo khéo chống
Còn thế hệ độc giả yêu bài thơ Nhà Tôi của Yên Thao, đọc báo thấy tin Yên Thao được vào Hội , thì chúc mừng : 
- Bác vào Hội nhà Văn rồi à , tưởng bác đi Văn Điển (một nghĩa trang ở phía Nam Hà Nội ) rồi chứ ! 
Có lẽ về thơ trữ tình thì bài Nhà tôi là đỉnh của nghiệp thơ Yên Thao, dù sau này YT có làm hàng trăm bài thơ khác. Thơ và tài, nó trớ trêu là vậy . Đã lên đến đỉnh là đi xuống.
Từ thơ trữ tình chuyển sang thơ trào lộng, YT cũng có nhiều thành công .
Ví dụ về Hoàng Cầm , YT viết :

Vế 1 
Đêm mơ thấy vợ hoá đàn ông
Con cà thay chỗ lá Diêu bông 
Vế 2 
Hoảng hồn tỉnh lại thanh tra thử
Di tích còn nguyên , có sướng không ? 

Và YT đùa tếu với Hoàng Cầm : "Di tích đã xếp hạng chưa ", HC " Còn chờ BTVH ký ". 
Ví dụ 2 trêu nhà Hà nội học Nguyễn Vinh Phúc ( nguyên phó chủ tịch Hội Văn Nghệ dân gian Hà Nội ) 

Quý báu gì đâu cái chữ Nhà
Có nhà thì ế , có nhà Pha ( nhà tù )
" Nhà Hà nội học riêng ông " Xướng
tấm biển đồng treo chướng bỏ bà . 

YT và Nguyễn Vinh Phúc thân là thế , vì bài thơ mà YT bị giận mãi.
YT còn làm thơ trêu ghẹo Giáo sư Trần Quốc Vượng( cố chủ tịch Hội Văn Nghệ dân gian Hà Nội ) , khi vị GS này trên 70 , vô cùng uyên bác , trán hói chỉ còn vài sợi tóc , còn tục huyền với cô học trò dưới 40 tuổi : 

Lơ thơ tơ liễu sọ dừa
Đánh du cỏ rậm mu rùa chóng Toi

Đồn đại rằng, vị GS ấy cười tủm và xin YT đổi hai chữ " chóng toi " thành " sống lâu ". Vị GS giỏi xem tử vi ấy , đúng như YT "tiên tri "," nhân bảo như thần bảo" ! "Ai cũng thương tiếc vô hạn vị GS lỗi lạc này !
Nhà thơ YT sinh năm 1927 quê Đông Ngạc , Từ Liêm Hà Nội, hiện nay cư trú tại 78 Phố Huế Hà Nội
Riêng Nguyễn Khôi cho rằng Yên Thao thành công ở thơ trữ tình với đỉnh là bài Nhà tôi và cũng ghi dấu ấn trong độc giả với những bài thơ trào lộng " xuất khẩu thành thi "./. 

Hà Nội, tháng 11 năm 2007
Nguyễn Khôi
.

T
ác giả gửi bài/ nnb vi tính giới thiu

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Thơ NGUYỄN THỊ THÁI


Thơ
NGUYỄN THỊ THÁI


KHÔNG THỂ ĐẾM


Trên ngực anh hao gầy tôi đếm được
những chiếc xương lộ liễu phơi bày
tôi lần tay đếm, đếm và đếm
cô đơn xin nắm lại giữa đêm này

Đã bao lần tôi lần tay như thế
gục vào anh như gục vào lòng mẹ
đã bao lần tôi tìm tôi trong ấy
ngực sáng trong sợ cũng biết dối lừa

Điều gì tôi linh cảm và đón nhận
khung xương kia che chở được những gì
tôi không đếm nổi cái trong số phận
nhịp tim vuông nhịp tim tròn lặng lẽ đi

Mẹ sinh ra tôi có lẽ muộn màng
nhưng đủ để tin yêu để dắm say cuồng nhiệt
có bao giờ dưới chân anh tôi ngã gục
quả tim vuông quả tim tròn vỡ tan

 

BẠN TRAI

Một mình với bóng mình
phận tôi tôi đành vậy
đàn ông - nhiều như chim cánh cụt
đẹp lắm - nhưng sợ nhầm giồng nhau
nên tôi chẳng dám mơ màng
chỉ thiết tha với bạn bè
bạn tóc xanh gọi bằng anh
tóc trắng cũng bằng anh tuốt

Bạn tôi không giống loài cánh cụt
mỗi người mối vẻ mỗi sắc riêng

người ưa mặc đẹp, người thích ăn ngon
người hiền lành người thì nóng tánh
người thích lặng im, người hay cười sần sật
người làm báo, người làm thơ người đi buôn
người có chức, người không quyền, người bác sĩ
giàu nghèo lẫn lộn cứ rối tung...

Sau trăm nỗi khác nhau lại có điều giống
là tất thảy đều biết yêu thương
tôi lớn lên nhờ bạn bè chân thật
sống yêu đời làm việc say sưa

Nhưng đôi khi cũng lắm ưu phiền
thăm bạn một mình tôi đến ngõ
chân tôi mắt thoáng vui mừng
đằng sau mắt khác long lên
cùng tiếng rửa thầm cay độc
nhoi nhói đau lòng
tôi khóc bằng chân - đôi chân run bần bật
không có nước mắt mà nghẹn chìm lồng ngực
ân ỉ quay về
tôi lại làm thơ
những bài thơ tình đối mặt...


THIẾU PHỤ


Đêm trở mình nghe gió rít
Người thiếu phụ chìm vào ước mơ
Mơ thân mình là thiếu nữ
Mơ tay mình là lửa thiêng
Đốt lên trời hóa bão dông

Đêm trở mình nghe gió rét
Người thiếu phụ chìm trong khắc khoải
Vẽ vần thơ nàng tặng gió
Vẽ điệu hờ nàng tặng đêm
Vẽ cho trời xóa bớt trăng

Gió không còn là của gió
Đêm không còn là của đêm
Chỉ còn người thiếu phụ
Thức canh trời bão dông.


TRÊN XE ĐI XA THÀNH PHỐ


Dựa lưng vào thành ghế
Biết quê hương mình dài rộng lắm
Dựa lưng vào nỗi buồn
Long lanh nét bi hài số phận
Dựa lưng vào niềm vui
Hình dung ai cũng xinh đẹp
Dựa lưng vào bóng mình
Chiêm nghiệm về quãng đường quá vãng
Dựa lưng vào thời gian
Thấy tuổi mình dưới gót chân con...

Thôi nào – hãy đứng lên !
Treo vào phía trước chùm phong lan
nở hoa huyền diệu


NGHE DỰ BÁO THỜI TIẾT


Phố núi có lúc lạnh dửng dưng
Tháng năm đỏng đảnh hờn trăng
quẫy gió

Chao đảo cỏ cây bươm bướm bừng thức
Con dế không kêu nó bận đào hầm
tránh phượng cháy lưng.

Em cũng lặng im bận nghĩ về quê nhà
Đài báo nóng ba mươi chín độ

Cái nắng phỏng chừng lửa đổ
Thương mà sờ lên tóc bạn nghe cháy
lòng tay.

Gió núi dường như đồng cảm thôi
hăm hở
Thôi giận hờn thôi chao đảo cỏ cây
Phút lặng yên bỗng dần ngộp thở
Xua người ra ngõ ngơ ngác nhớ quê


CỔ TÍCH CHO ANH


Xưa người: Khổ đau. Hối tiếc
Khắc khoải hóa bao loài hoa
Hóa tiếng từ quy da diết
Hóa đau cuốc gọi ngày qua

Mỗi bông hoa - mỗi phận người
Mỗi tiếng kêu - mỗi nỗi đau
Em từng khóc thương cổ tích
Những mong phận mình sẽ khác.

Nửa đời người - nửa xót xa
Còn một nửa em dành lại
Đợi chờ anh để thiết tha
Dâng tặng tình em êm ái.

Chăm chút nhặt tháng ngày rơi
Ủ vào lòng tay tin tưởng
Tình yêu không là cổ tích
Tin thế em đợi anh ơi!
Em đợi anh đã tàn bụi
Không biết hóa hoa gì thêm

Những khi anh đến dầu muộn
Sẽ thấy hoa cười vươn lên.


Thơ Nguyễn Thị Thái, Ngô Minh đọc chọn và đánh máy
Nnb vi tính giới thiệu

Mẫu bìa sách Văn Bạn Văn 1/ Tham khảo


Ý kiến đóng góp xin vui lòng gửi :
eMail: nguyenbaybnn@yahoo.com.vn
ĐT: 09897220151

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Thơ NGUYỄN KHÔI


Thơ NGUYỄN KHÔI

NHỚ SÔNG ĐÔNG ÊM ĐỀM
(Tặng : Tô Ngọc Thạch -Hải Phòng)

Cái anh chàng Grigôri Mê lê khốp
Yêu Ắcxinhia
thế mà
cả đời mình trăn trở...?

ÔI Sông Đông êm đềm
Tykhi Don
một thuở
phi ngựa
vung gươm
lao vào chém giết
thỏa chí trai
đi tiêu diệt "kẻ thù giai cấp"
Uống những liều độc dược
Những giáo lý cực đoan
"giết giết"...
70 năm hồi tưởng
Ôi huynh đệ tương tàn
(nay trở về xuất phát ).

Sông Đông êm đềm
Tikhy Don
một thời bão táp
Hỡi M. Sholokhov thiên tài
đã mở mắt
cho những ai
còn nhắm mắt ?!

Hà Nội, 7-11-2012
kỷ niệm 95 Cách mạng tháng mười Nga
Nguyễn Khôi

Tác giả gửi bài/ nnb vi tính

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

Nguyễn Văn Hòa viết về thơ Ca Bình Minh của Lý Phương Liên


CA BÌNH MINH- GIỌNG CA NHÂN ÁI, GIÀU TÍNH TRIẾT LÝ
VÀ MANG
NHIỀU HOÀI NIỆM


Nguyễn Văn Hòa

(
Nhân đọc Ca bình minh của Lý Phương Liên, Nhà xuất bản Văn học, 2011)


Ca bình minh
của thi sĩ Lý Phương Liên là một tập thơ mà nó chất chứa  biết bao tình cảm thiết tha, nồng ấm. Cả tập gồm 46 bài, phần lớn là thơ tự do, chỉ có 14 bài lục bát nhưng tôi đánh giá cao những bài thơ lục bát của chị bởi lối viết uyển chuyển, sáng tạo và có sự cách tân. Dù số lượng thơ lục bát không nhiều nhưng nó làm nên chất đằm thắm, dịu dàng, hồn nhiên, trong sáng của hồn thơ Lý Phương Liên. Việc chị ưu tiên sử dụng thể thơ tự do trong sáng tác của chị cũng có cái lý của nó. Phải chăng Lý Phương Liên chọn thể thơ ấy để dễ bày tỏ tình cảm, cảm xúc, thể hiện một cách tận cùng sâu thẳm mọi cung bậc cảm xúc và mọi ngõ ngách của tâm hồn. Điều đặc biệt ở Ca bình minh, đó là tất cả 46 bài thơ đều được chị viết vào thời điểm những năm của thập niên 60, 70 của thế kỉ XX. Viết ở thời điểm ấy mà chị có những cách tân và sáng tạo trong ý tứ, câu chữ, thể thơ như vậy thì quả là điều đáng được ghi nhận.
Danh hiệu nhà thơ theo đúng nghĩa của nó vô cùng cao sang và đáng trân trọng, càng đáng ghi nhận và tôn vinh hơn nữa nếu họ có những bài thơ để đời sống mãi với thời gian. Lý Phương Liên xứng đáng là nhà thơ theo đúng nghĩa của từ này. Chị đến với thơ khá sớm, ngay từ những năm chị mười tám đôi mươi, chị làm thơ không phải với ý định muốn mình trở thành một nhà thơ tên tuổi, thực thụ mà chị làm thơ để ghi chép lại những cảm xúc, những tiếng lòng, những nỗi niềm gan ruột của cuộc đời mình. Có lẽ vì vậy mà thơ Lý Phương Liên thực sự hay, thực sự có giá trị và sống được trong lòng bạn đọc. Dù rằng tên tuổi của Lý Phương Liên xuất hiện chỉ vài năm rồi đột ngột im hơi lặng tiếng trên thi đàn. Sự im lặng và vắng bóng của một giọng thơ lạ và tài hoa ấy nó càng gây thêm sự tò mò, chú ý của những người yêu thơ và thực sự quan tâm đến thơ suốt hơn 40 năm qua. Thơ chị viết ra là những cảm xúc chân thực, không hề giả tạo, nó cứ dạt dào tuôn chảy theo dòng cảm xúc, nói bằng chính con tim, bằng những gì chân thành và sâu thẳm nhất tận đáy tâm hồn mình chứ không hề có sự đẽo gọt, trau chuốt chữ nghĩa một cách cầu kỳ, giả tạo. Nói thế không có nghĩa là thơ chị không sử dụng ngôn từ độc đáo mà có chỗ chị dùng rất đắc địa. Do vậy, không khó để người đọc tìm ra những bài thơ hay, câu thơ hay, tứ thơ lạ trong tập Ca bình minh. Nhiều bài thơ của chị đã được các chiến sĩ chép vào sổ tay mang ra chiến trường trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, họ đọc cho nhau nghe với một niềm yêu mến và kính phục. Có thể kể ra một số bài thơ để lại ấn tượng sâu đậm, được nhiều người nhắc đến khi nói về thơ Lý Phương Liên như: Ca bình minh, Trò chuyện với Thúy Kiều, Em mơ có một phiên tòa, Lời ru với anh, Lời ru trong đêm, Chờ anh dưới cột đồng hồ, Xin phép mẹ đi lấy chồng …
Điều đáng quý ở Lý Phương Liên đó là sự khiêm tốn, một sự khiêm tốn đáng kính trọng, dù tên tuổi đã nổi tiếng một thời, thơ chị cũng đã sống được và khẳng định giá trị đích thực của nó với thời gian nhưng chưa bao giờ chị nhận mình là nhà thơ. Chị từng giãi bày: “Lý Phương Liên tôi, cha mẹ mất sớm, thất học, vì thế thơ tôi chỉ là đôi ba hoa cỏ, ghi chép lại chính cuộc đời mình, nào ngờ thành tiếng mõ cầu rung lên hỉ ái, và cũng là sấm sét nộ ố những năm 1970 và dài theo nhiều năm sau đó”. Thi sĩ Lý Phương Liên cũng từng khẳng định: “Thơ tôi chỉ là thơ học trò bình thường, nếu không muốn nói là tầm thường, ăn may là do hoàn cảnh éo le đắng đời nên lấy được nước mắt của người đọc mà thành thơ. Tôi trở nên nổi tiếng có lẽ là cơ may, vậy thôi! Có biết bao nhiêu người tài hoa thời ấy, được học hành bài bản, được đào tạo qua các lớp chuyên môn thì tôi làm sao dám sánh với họ”. Con đường đến với thơ của chị như một cơ duyên, chị mượn thơ để nói lên tấm chân tình của mình, lấy thơ để ghi lại những gì xảy ra trong cuộc sống của chính mình, quanh mình và của thời đại mình. Cũng chính vì thơ, yêu thơ mà người thi sĩ họ Lý kia phải chịu bao hệ lụy đáng tiếc. Tai nạn nghề nghiệp là cái rủi cho thi sĩ Lý Phương Liên và gia đình chị nhưng cũng là cái may cho nền văn học nước nhà. Vì có được thêm một giọng thơ lạ và độc đáo.
Có thể nói rằng, chị đã quá may mắn khi được gặp Nguyễn Nguyễn Bảy và hạnh phúc khi phu-thê cùng Nguyễn Nguyên Bảy. Đời thơ, đời người với bao thăng trầm, bao dâu bể, lên thác xuống ghềnh của Lý Phương Liên đều liên quan và gắn liền với Nguyễn Nguyên Bảy. Có lẽ vì thế mà chị có rất nhiều bài thơ viết về “anh”, nhắc đến “anh” với một niềm kính trọng và yêu thương da diết (trong tập thơ Ca bình minh có khoảng 2/3 số bài thơ chị viết về Nguyễn Nguyên Bảy). Cho nên chị có ước muốn: Em muốn anh như bàn tay/ Xòe ra là gặp. Dù có đi đâu, làm gì, hình ảnh của “anh” vẫn luôn hiện hữu, vẫn luôn thường trực trong trái tim của chị. Để rồi có lúc chị phải thốt lên: Xa anh nói nhớ làm sao/ Chân đứng tổ kiến lòng chao gió cành/ Lẽ nào em buộc cánh anh/ Buộc cánh anh/ Buộc cánh anh cũng chẳng thành tình yêu.
Có đau khổ, mất mát nào lớn hơn khi mà mình không còn bố, không còn mẹ? Càng hụt hẫng và đau đớn gấp bội phần khi bố mẹ mình mất trong thảm cảnh? Chị đã phải gánh chịu liên tiếp những nỗi đau chồng chất. Chị không những đau nỗi đau riêng của gia đình mình mà còn thêm nỗi đau cho đất nước, cho nhân dân; nỗi đau của một người dân sống trong cảnh chiến tranh tang tóc:


Tôi sinh ra giữa cơn lốc xoáy tròn đất nước
Một nghìn chín trăm năm mươi

Cả dân tộc đổ xuống đầu giặc Pháp

Cơn phẫn nộ muốn làm người

Gian nan chỉ thấy môi cười

Bao máu đỏ nhuộm nên cờ chiến thắng

Hai mươi năm không ai ngồi đếm ngày đếm tháng

Những ngày sáu chín bảy mươi

Chẳng có nơi đâu tuyệt diệu con người

Vai gánh nặng cuộc chiến tranh hủy diệt

Mỗi người dân đều nhận phần mất mát

Chia đều nhau bom đạn với cơm ăn

Khổ chẳng riêng ai nên khổ chẳng một mình

Chung số phận với nhân dân mà chiến đấu

Thúy Kiều ơi, thời tôi sống biết bao người đổ máu

(Trò chuyện với Thúy Kiều)


Đất nước những năm chiến tranh đã đặt ra cho con người không ít những thử thách, đặc biệt là trong việc chọn lựa lẽ sống: Em tuổi hai mươi như tất cả mọi người/ Chọn số phận ở thời mình đang sống.
Hoàn cảnh lịch sử không cho phép con người ngủ yên trong đời chật mà phải ra đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc và nơi họ gặp nhau không đâu khác chính là nơi chiến trường. Họ ra đi vì nghĩa lớn nên có cùng chung một mục đích, một lý tưởng, một con đường, một niềm tin vào tương lai là đất nước sẽ được giải phóng, nhân dân sẽ được sống trong hòa bình: Đất nước chiến tranh nhân dân còn cơ cực/ Khi cái chết vãi từ trên phản lực/ Bom chùm bom lửa bom bi …/ Đời còn nhiều gian khổ phải qua/ Để đến được mùa hoa sai quả trĩu/ Cơ thể của nhân dân cơ hàn đang phải chịu/ Số phận mình là số phận của nhân dân.
Hiện thực đau thương trở thành động lực sống và khát khao về một thế giới hòa bình, đất nước độc lập, nhân dân hạnh phúc là động lực để họ vượt qua mọi nhọc nhằn, khó khăn của cuộc sống: Đường ra biển có thể dài năm tháng/ Mất mát nhiều hơn gian khổ cũng nhiều hơn/ Nhưng một điều chắc chắn phi thường/ Chúng tôi sẽ lên bờ vào một ngày nắng đẹp (Trò chuyện với Thúy Kiều).
Đế quốc Mỹ- kẻ cướp nước, làm những điều phi nghĩa, trái với lương tâm đạo lý nên chắc chắn sẽ thất bại. Chân lý thuộc về lẽ phải, chính nghĩa sẽ thuộc về ta. Cái chết bi thảm của người mẹ Lý Phương Liên và 50 con người xấu số khác vào một buổi chiều định mệnh (Trong một chuyến đò ngang trên con sông Hồng trong một trận bom Mỹ đánh phá cầu Long Biên vào năm 1966) là một minh chứng cho tội ác tày trời của đế quốc Mỹ. Trước tội ác của giặc, chị lại có ước mơ là sẽ có một phiên tòa mở ngay trong nhà chị để kết tội kẻ gây ra bao tội ác. Để chúng hiểu rằng gia đình chị và biết bao nhiêu gia đình khác trên nước Việt Nam này đã và đang gánh chịu không biết bao nhiêu nỗi đau do chúng gây ra. “Em mơ có một phiên tòa” là một bài thơ đã làm lay động không biết bao nhiêu con tim, đặt ra bao điều nhức nhối về lẽ sống, về lương tri, giá trị nhân bản của con người và thời đại:
Bom và súng/ Giết một dòng sông/ Giết một con đò/ Có mẹ em và năm mươi cuộc sống./Bom và súng/ Ai dạy mi giết người?/ Bầy giặc lái cúi đầu im lặng/ Có khác chăng sông Hồng/ Dòng PôtôMác nước xanh/ Nước xanh nước hồng đâu cũng nước dòng sông/ Nếu bom đạn Việt Nam đổ xuống dòng Pô Tô Mác?/ Em trừng mắt nhìn lũ người làm giặc/ Chúng im lặng cúi đầu… / Chúng bắn dòng sông Hồng/ Ta không bắn dòng sông PôtôMác/ Chúng đốt nhà ta/ Ta không đốt những vườn nho của chúng/ Chúng giết mẹ ta/ Ta không giết mẹ chúng/ Chúng đến Tổ quốc ta/ Việt Nam/ Ta không sang/ Nước Mỹ/ Không phải dài lời về chân lý/ Súng và bom/ Bom và súng/ Chúng giết ta/ Thì ta tiêu diệt chúng…

Nhà thơ Hoàng Xuân Họa nhớ lại: “Hồi đó ở một cánh rừng già biên giới miền Trung đầy bom đạn, cánh lính trẻ chúng tôi chụm đầu đọc cho nhau nghe bài thơ trên. Nghe xong cả tiểu đội giàn giụa nước mắt, chẳng ai bảo ai, tất cả đều phẫn uất cầm lấy súng hướng lên chốt giặc”.
Dù phải gánh chịu bao nỗi đau, nhưng những điều đó không làm cho chị gục ngã, chị vẫn sống, vẫn cố gắng vươn lên, hướng đến một ngày mai, một tương lai tươi sáng: Tôi cứ đi chuyên cần bền bỉ/ Trông xa về phía trời hồng.
Trong những lúc đi làm ca ba tại nhà máy điện Hà Nội, Lý Phương Liên vẫn hăng say, nồng nhiệt, vui vẻ và gọi ca ba đó là ca bình minh:
Em đi làm ca ba/ Đêm buông dày đường phố/ Hà Nội vào giấc say trẻ nhỏ/ Em đi giữa lòng đường/ Hát khẽ …/ Tuổi ca ba rất trẻ/ Đêm ca ba lại dài/ Mười tám, đôi mươi/ Tuổi như em khỏe ăn khỏe ngủ/ Bạn bè em có nhiều ý lạ/ Khi nói tới ca ba/ Ca của những đêm hè trời đầy sao hoa/ Ca của những đêm đông bập bùng ánh lửa/ Còn em với niềm vui bé nhỏ/ Em gọi ca ba là ca bình minh (Ca bình minh).
Từ lời ru của mẹ thuở nào gợi lên trong chị bao suy ngẫm về cuộc đời, về những tháng ngày khó khăn cơ cực, về những hụt hẫng, niềm đau xót đến tận cùng gan ruột. Để rồi có lúc chị lại tự vấn bằng những lời nghe ai oán, não ruột làm sao: Có lẽ nào những lời ru của mẹ/ Hóa những lời tiên tri/ Cò cha cò mẹ bay đi/ Cò con côi cút lấy gì nuôi nhau… Bằng cách nói ẩn dụ : “cò cha”, “cò mẹ”, “cò con” gợi lên cho người đọc bao thương cảm, xót xa.
Mới tám tuổi đầu/ Cha mất/ Mẹ lặn lội thân cò phố chợ bến sông…
(Từ lời ru của mẹ).
Bằng nghị lực, niềm tin, sự yêu thương đùm bọc của bà con hàng xóm- đặc biệt là “những bà mẹ láng giềng”, đã giúp chị và gia đình chị vượt qua thảm cảnh: Nào ngờ thuyền chúng con bị cuốn vào bão lớn/ Năm chị em ôm nhau/ Mẹ mất/ Lời tiên tri đúng thật/ Con là cây buồm mười tám tuổi chông chiêng/ Ôm chúng con là những bà mẹ láng giềng/ Rá gạo mớ rau/ củi lửa/ Con thuyền xô nghiêng, con thuyền xô ngửa/ Cả xóm chung tay không để thuyền chìm... (Từ lời ru của mẹ).
Từ cuộc đời với những tháng ngày nếm trải bao tủi hờn, cơ cực- Lý Phương Liên nghiệm ra rằng:


Cái nghèo chẳng dễ hiểu đâu
Xa sâu như tiếng đàn bầu trong khuya

Linh thiêng lời mẹ dặn dò

Kiếp người là một gánh lo hãi hùng

 
Tình yêu mà chị dành cho người yêu của mình cũng có nhiều điều đặc biệt, thể hiện sự bao dung, nhân ái, hiếm có của một người đang yêu. Tâm lý thường tình của những người con gái đang yêu khi hẹn hò, chờ đợi người tình của mình đến nếu không đúng giờ thì hay dỗi hờn, trách móc; thậm chí còn có những lời lẽ không hay, xúc phạm đến người yêu. Với chị, chị có một thái độ bao dung hiếm có. Lý Phương Liên tin rằng “anh” sẽ không lỡ hẹn, và nếu có lỡ hẹn đi chăng nữa âu đó cũng là chuyện bất đắc dĩ mà thôi. Biết vậy nên chị đã cố gắng và kiên trì đợi chờ “anh” mãi  … Điệp khúc “Anh không nhỡ hẹn bao giờ” trong bài “Chờ anh dưới cột đồng hồ” được lặp lại 4 lần, đã cho thấy sự tin tưởng tuyệt đối và lòng vị tha của chị .
Anh không nhỡ hẹn bao giờ/ Chẳng giận anh đâu/ Chỉ muốn vặn lại kim đồng hồ (Kim ngắn chỉ vào số bảy/ Kim dài chỉ số mười hai …)/ Để anh khỏi áy náy/ Để anh khỏi xin lỗi em (Chờ anh dưới cột đồng hồ).
Có lắm lúc, chị thật hồn nhiên trong tình yêu. Cách yêu của chị cũng khiêm tốn, chậm rãi, không phải vội vàng, hời hợt. Lời lẽ dịu dàng, nhẹ nhàng, đằm thắm và sâu sắc lắm: Anh hay bỏ quên đồ đạc/ Em muốn khuyên anh/ Em lại muốn khuyên anh/ Đừng bỏ cơm nhỡ bữa/ Ăn vội mẫu bánh mì quanh phố/ Em lại muốn khuyên anh/ Trà chén năm xu đừng nghiện/ Chuyện ngồi lê đôi mách đừng nghe/ Em lại muốn khuyên anh ngủ sớm/ Đêm đông đừng lấy rượu làm bạn/ Đêm hè đừng đốt thuốc tàn canh... (Bài thơ về những điều khó nói). Nhưng cũng có lúc tình yêu và nỗi nhớ trong chị trào dâng một cách nồng nàn, mãnh liệt: Biết anh vắng nhà/ Sao em vẫn đến/ Bởi trong lòng em/ Lửa nhớ đã chín/ Biết anh vắng nhà/ Sao em vẫn đến/ Tình chẳng muốn xa/ Nên lòng cứ hẹn … (Hẹn).

Lòng em như bãi cỏ khô
Tình anh gieo lửa đốt cho mỡ màu

Và từ ngày ấy yêu nhau

Cây đời đã nẩy lộc đầu non xanh

(Bài lục bát nháp dưới lá thư anh)

Lòng em như cốc nước đầy

Cốc nước đầy để trên bàn nhỏ

Cuộc địa chấn yêu rung từng nhịp thở

Sóng sánh nước tràn ra

…………………………

Anh ùa vào đời em như gió như hoa

Như cánh buồm nâu ùa ra cửa biển

Ngoài cửa sổ đôi cánh chim chao liệng

Trên bàn yêu một đĩa sấu chín vàng

(Đôi ta)



Biết bao gánh nặng áo cơm đè lên đôi vai gầy của Lý Phương Liên, một người con gái mà cả tuổi thơ phải gánh chịu bao nhọc nhằn, cay đắng. Sinh ra trong gia đình đông em và trong thời buổi loạn lạc, bố mẹ lại mất sớm. Cứ nghĩ rằng người con gái chân yếu tay mềm ấy sẽ khó vượt qua. Nhưng với nghị lực phi thường, tình thương và niềm tin đã giúp chị vượt qua mọi thách thức, mọi khắc nghiệt của cuộc đời.
Sông Hồng là đối tượng mà chị cũng thường hay nhắc đến. Có lẽ chính con sông này đã gắn với bao ký ức niềm thương, nó cũng là chứng nhân lịch sử, nó cũng bao dung, nhân hậu, cũng đau đớn trước cảnh tan tác đau thương. Bằng cách dùng thủ pháp nhân hóa, Lý Phương Liên đã cho người đọc thấy rõ điều này:
Chào sông Hồng/ Sao mỗi lần gặp em mặt sông rầu rĩ thế?/ Em hát cho sông nghe lời ru của mẹ/Dẫu gian khổ mấy đừng buồn …/ Sông Hồng ơi cái nắng buổi mai

………………………
Em yêu con sông bởi lẽ chân thành/ Sông là bạn của mẹ em sớm khuya vất vả/ Mẹ thường kể: sáng nay sông êm ả/ Chiều qua sông giận dữ ầm ào …/ Mẹ sang sông về sông không bỏ buổi làm nào/ Sông thương mẹ vẫn cặp đò đúng bến.

Thế rồi một buổi chiều định mệnh, cũng chính từ nơi con sông Hồng phù sa đỏ nặng ấy, mẹ chị lại vĩnh viễn ra đi:
Một buổi chiều sắc tím/ Buổi chiều này có thật hay không?

Cái chết thảm khốc của người mẹ là một sự mất mát quá lớn lao và đột ngột nên chị nấc nghẹn trong một câu hỏi đầy nghẹn ngào:
Buổi chiều này có thật hay không?
Mẹ trôi sông

Gió khản hơi đuổi hoài bóng mẹ …

Những quả bom giặc Mỹ

Để lại cho đời bao trẻ mồ côi

Sông Hồng ơi! Sông Hồng ơi!

Khóc lóc bao nhiêu cũng chỉ là nước mắt

Phù sa đỏ hãy vì đời bồi đắp

Mẹ hồi sinh trong cuộc sống mỡ màu

Qua mất mát này chúng ta thêm yêu nhau …


Lý Phương Liên tin tưởng và hy vọng rằng: “Mẹ sẽ hồi sinh”, mẹ sẽ sống, mẹ sẽ luôn dõi theo từng bước trưởng thành của chị và các em của chị.
Những triết lý về cuộc đời, về lẽ sinh tử, mất còn được nhà thơ nói đến một cách sâu sắc. Chị nghiệm ra rằng: Khóc lóc bao nhiêu cũng chỉ là nước mắt. Cái quan trọng nhất bây giờ là phải sống, phải sống sao cho đúng nghĩa, sống sao cho thực sự giá trị người. Chị đã ý thức như vậy nên khi bố mẹ không còn trên cõi đời này nữa, cô gái trẻ Lý Phương Liên vẫn nhớ như in những lời mẹ dặn, về niềm tin và lẽ sống: Đời con còn đó mai sau/ Sống là điều mẹ nguyện cầu cho con; Em đón nhận đời em sau một thoáng hãi hùng/ Chôn mẹ nuôi đàn em thơ dại/ An phận ư? Mơ hồ sợ hãi/ Sống vẫn là lời mẹ dặn thiêng liêng (Trò chuyện với Thúy Kiều).
Ngày người em trai duy nhất lên đường ra mặt trận, để động viện, tiếp thêm sức mạnh, ý chí và niềm tin cho em, Lý Phương Liên  đã dặn dò em trai của mình bằng những lời lẽ cảm động, sâu sắc và mang nhiều ý nghĩa: Nhà ta có mình em ra trận/ Chị nhắc lại điều này vì chị muốn như em/ Thành tầm bay của những mũi tên/ Nhưng chị đã thành trụ cột gia đình ta mồ côi cha mẹ/ Em hãy coi chị như người chiến sĩ/ Dù gia đình ta mình em được lên đường…
Lý Phương Liên dặn em trai rằng: Em sẽ lên đường và chiến đấu, vì mẹ vẫn luôn ở bên em, mẹ cũng sẽ “về” để đưa em lên đường ra mặt trận. Em có nghe hình như đâu đây vẫn còn những tiếng kêu thương thảm thiết của mẹ dưới làn bom của Mỹ?
Hãy lên đường em nhé/ Yên tâm/ Đành là chị ở nhà phải gánh phần vất vả/ Nhưng vất vả nhất là nơi bom lửa/ Nơi ngày mai em tới đạn lên nòng…/ Hãy hoàn thiện đàn ông bằng đời chiến sĩ/ Và nhất định phải trở về… (Dặn em trai).
Cái đáng yêu của Ca bình minh là những cảm xúc tinh tế, nhẹ nhàng, nhiệt thành mà hồn hậu, những ký ức tuổi thơ, tình cảm với quê hương, người thân, những người ở nơi xóm nhỏ, anh thợ kính, chị tráng bánh đa nem, bà bán cau, bác thợ điện… lần lượt ùa về, gợi lên cho người đọc bao nỗi niềm ray rứt.
Chị viết về người cha đã khuất của mình bằng những lời thơ tha thiết, nằng nặng nỗi niềm thương nhớ; hình ảnh người cha như ẩn hiện đâu đây: “Con nhớ dáng ngồi lặng lẽ của cha”, “Khi mắc dây cha thường huýt sáo”, “Bàn tay cha săn như gọng kìm”… Cha của chị dù ra đi đã lâu nhưng bà con vẫn còn nhắc hỏi, bởi vì: Cha em là công nhân sở điện Bờ Hồ/ Điện là bạn của người dân Hà Nội/ Nên cha em vắng lâu rồi bà con còn nhắc hỏi (Về người cha đã khuất).
Nghệ thuật cũng là một cách lý giải cuộc sống. Thay vì dùng một chuỗi luận lý để tìm cách chứng minh, thuyết phục. Lý Phương Liên đã dùng những từ ngữ, lời lẽ, hình ảnh, cảm xúc chân thành, giản dị từ chính trái tim mình- giống như lời trò chuyện, lời thủ thỉ, giãi bày mọi ngõ ngách tâm hồn mình. Vì thế mà thơ chị việc dùng điệp từ, điệp ngữ lặp đi lặp lại với tần số cao và hầu như bài nào cũng có. Phải chăng đó là một trong những nét riêng của thơ Lý Phương Liên và đó là sự thành công của chị trong việc tạo ra những vần thơ êm ái dễ đi vào lòng người, tăng sức biểu hiện, tăng nhạc tính của câu thơ. Nghệ thuật điệp có tác dụng nhấn mạnh ý, vừa tạo ra những điệp khúc độc đáo: Nuôi con suốt đời là dòng máu đỏ/ Gia tài của mẹ của cha/ Nuôi con suốt đời là dòng sữa mẹ/ Con đi hết đường xa …/ Dòng máu đỏ của mẹ cha/ Không phải là sắc màu tưởng tượng/ Không phải là thứ gì dễ trộn/ Chắt từ sắc đỏ của dòng sông/ Từ vị ngọt của lúa thơm/ Từ hương mát của hoa trái/ Từ sức gió chạy trên đồng hoang dại/ Từ bong bóng mưa tháng năm (Cội nguồn).
Cảm thức thời gian cứ trôi chảy cùng cảm thức về đời người, những hoài niệm về quá khứ đã trở thành nỗi khắc khoải, lo âu và cả sự đau đớn, nghẹn ngào: Lịch sử đã bao lần lặp lại/ Một dòng sông xâm lược một dòng sông/ Sông trời thác dữ mênh mông/ Sông quê em ngược lên chống giặc (Viết cho sông Kỳ Cùng).
Trong những bài thơ đặc sắc của Lý Phương Liên, chị đã có những suy nghĩ, khái quát có tầm triết lý về số phận con người, về quá khứ, hiện tại, về sự sống và cái chết, về vẻ đẹp của thời đại và con người Việt Nam.
Bên cạnh những thành công, Ca bình minh của Lý Phương Liên cũng có những điểm hạn chế nhất định. Vì viết theo mạch cảm xúc, lời thơ giống như lời trò chuyện, lời nói hằng ngày nên ở một vài bài chị còn kể lể dài dòng, từ ngữ không được đẽo gọt nên dễ gây cảm giác nhàm chán đối với người đọc.
Đời thơ của chị phải trải qua sóng gió, sau sự kiện bài thơ Nghĩ về Thúy Kiều (sau này đổi tên là Trò chuyện với Thúy Kiều) đăng trên Báo Văn nghệ năm 1970, chị bị phạt “lên ruộng,xuống bờ”. Thế là hồn thơ tài năng Lý Phương Liên từ đó bỗng dưng biến mất. Gia đình chị phải chịu bao hệ lụy vì nó. Cũng chính từ đó chị có lời nguyền không làm thơ, không công bố thơ, thậm chí cả những người thân yêu nhất như Nguyễn Nguyên Bảy- chồng chị, chị cũng chẳng dám đưa thơ mà đọc. Dù trong tâm can, huyết mạch chị thơ vẫn âm ỉ và dạt dào tuôn chảy:

Thỉnh thoảng buồn em vẫn ghi thơ
Trôi trên giấy điệu vần thương nhớ

Ạ ơi những lời ru cũ

Cánh cò chít trắng tang mây …

Chẳng dám chép tặng anh sợ rồi lại vạ

Thơ thương ta thơ đừng làm anh khổ

Em đơn chiếc một cánh cò

Mà trời bao la quá

Em chép lại đôi ba bài thơ nhỏ

Chỉ để nhớ để thương thơ …


Thật đáng tiếc cho hồn thơ tài năng Lý Phương Liên đã không gặp thời, để rồi lại phải im lặng trong suốt hơn 40 năm qua. Điều đáng mừng là qua sự sàng lọc, kiểm chứng của thời gian những gì thuộc về giá trị đích thực của văn chương đã được thừa nhận và trả về vị trí xứng đáng của nó. Ca bình minh ra đời năm 2011 không chỉ là niềm vui riêng của Lý Phương Liên và gia đình chị mà đó còn là niềm vui cho những người yêu thơ chân chính nước nhà.
Một ngày mùa thu tháng tám năm 2012, tôi có dịp ghé thăm nhà người em gái thứ tư của chị, tại số 1 Quán Thánh, Quận Ba Đình, Hà Nội. Tôi mới hiểu và biết nhiều điều hơn về Lý Phương Liên. Em gái của chị kể trong lời nghẹn ngào, xúc động về người chị gái thân yêu của mình. Tôi cũng được trực tiếp xem bức ảnh mà gia đình chị đã vinh dự chụp chung với Bác Hồ, khi Bác về thăm gia đình  Lý Phương Liên vào 19h tối 30 Tết Nhâm Dần - 1962.
Thời gian đã qua đi, cô gái trẻ Lý Phương Liên thuở nào giờ đây mái tóc đã nửa xanh nửa bạc, và dù đã xuất hiện những nếp nhăn, nhưng trên gương mặt chị vẫn mang nét thanh tú, lịch lãm của một người con đất Hà thành. Dù đã xa Hà Nội mấy chục năm nhưng trong tâm can chị vẫn nhớ về nơi đất Bắc, nơi gắn với bao ký ức, niềm thương và cả những nỗi đau xót đến tận cùng.
Ca bình minh
được in vào năm 2011 cũng là dịp để Lý Phương Liên trở lại với thơ, trả ơn những nguời yêu mến thơ chị một thời và đó cũng là dịp chị được thăm lại những người bạn vong niên; được gặp gỡ, được trao đổi, thông tin với những người đã từng yêu mến thơ mình trên khắp mọi miền Tổ quốc. Ca bình minh của Lý Phương Liên, Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2011 thực sự là một tập thơ mang nhiều ý nghĩa và có giá trị đặc biệt.


Bài Nguyễn Văn Hòa/Tác giả gửi bài
nnb vi tính giới thiệu

Thơ BÙI NGUYỆT

Thơ  
BÙI  NGUYỆT


NỐI LỜI CÙNG RU
Đêm chết lịm trong màn sương phủ
Ngọn lửa lòng ấp ủ con thơ
Khẽ khàng cất tiếng ầu ơ
Tin yêu hy vọng mẹ chờ đợi con

Những tháng năm tủi hờn bươn trải
Mưu sinh nên mẹ phải đèo bòng
Sa chân vào cảnh không chồng
Hồng nhan bạc phận long đong xứ người

Bao chênh chao ở nơi đất lạ
Tấm chân tình nhẹ dạ cả tin
Đầm đìa nước mắt trong đêm
Bờ môi đọng lại chát thêm cuộc đời

Phương trời đây lẻ loi thui thủi
Ngắm nhìn con muôn nỗi vấn vương
Xa rời cha mẹ quê hương
Sang "Miền đất hứa" tìm đường sinh nhai

Xót xa cảnh đêm dài vò võ
Tái tê tình dang dở đắng cay
Ôm con đau đáu trời Tây
Trái tim khắc khoải mắt đầy hoàng hôn

Hôm nay còn chăn đơn gối lạnh
Ngày mai rồi hết cảnh đơn côi
Niềm tin sẽ đến con ơi!
Chim Bằng dang cánh nối lời cùng ru.


ĐÊM THU

Thu đi...
Thu đến...
Bao mùa lá
Lối cũ ngày xưa lạnh lối về
Gió thoảng đưa hương nồng hoa sữa
Bồi hồi tiếng Vạc đẫm trời khuya

Giờ đây đôi ngả ta đã bước
Tháng năm vời vợi những ưu phiền
Anh vẫn cùng em trong ký ức
Mỉm cười độ lượng chẳng hề quên

Thu đến...
Thu đi...
Bao mùa nhớ
Nào ai đếm được lá vàng rơi
Phương ấy đêm nay trời có lạnh
Có biết phương này trăng đơn côi

Thơ Bùi Nguyệt/ Tác giả gửi bài
Nnb vi tính giới thiệu

Thơ NGUYỄN MINH KHIÊM



Thơ NGUYỄN MINH KHIÊM


ĐỒNG VĂN

Cứ như là đá bi bô
Tiếng va lệch thác, tiếng xô nghiêng ghềnh
Cứ như là đá trở mình
Chỗ vặn cong suối, chỗ kênh xoắn đèo
Cứ như là đá đang yêu
Lúc ào ạt gió, lúc dìu dặt mây
Cứ như là đá đang say
Chỗ kia lảo đảo, chỗ này ngả nghiêng
Cứ như đá hóa cung tên
Đỉnh nào cũng muốn nhọn lên nghìn lần!
Cứ như đá hóa sóng thần
Mã Pí Lèng vỗ rung ngân Cổng Trời
Đồng Văn ơi! Đồng Văn ơi!
Vú Tiên xưa hóa Núi Đôi bây giờ!
Trên nghìn thước đứng như mơ
Trên nghìn thước cứ sững sờ Đồng Văn!

22.5.2012

QUA NGÔI ĐỀN CỔ

Bao nhiêu tượng thánh tượng thần
Chỏng cho nghiêng ngả phơi trần nắng mưa!
Đất bùn nhuộm dấu thiêng xưa
Như vừa đổ xuống, vừa đưa lên bờ!

Người hương khói lặng như tờ
Người mua đồ cổ hững hờ bỏ đi
Người bổ củi chẳng đoái gì
Người dọn rác thải ậm ì giả quên!

Um tùm cỏ mọc trùm lên
Vàng son phút chốc dưới nền cỏ hôi!
Tự nhiên tôi lạnh cả người
Bao nhiêu thần tượng thời tôi xây đền!

3.4.2009

Thơ Nguyễn Minh Khiêm/ Tác giả gửi bài
nnb vi tính giới thiệu

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

THƠ HUỆ NGUYÊN


THƠ HUỆ NGUYÊN

MÙA GỌI


Giật mình vấp ngày tháng sáu
Ô hay mùa đến bao giờ?

Cao nguyên em – người thiếu nữ
Dỗi hờn chợt nắng chợt mưa!..

Em giấu điều gì trong mắt
Để ngày trong veo, trong veo!

Mầm xanh bật chồi cỏ khát
Choàng lên ước vọng tươi màu!

Núi nằm hớ hênh áo mỏng
Voan mây hờ đắp ngang trời

Mạ non lấm đầy cọng gió
Chạm vừa dịu ngọt làn môi

Tiếng chim rót vào chiều vắng
Nhặt về một phút bình yên

Như chưa một lần lỗi hẹn
Thì thầm mùa gọi Cao Nguyên
CHẠM PHÍA GIẤC MƠ

Giấc mơ nào đưa em về phía ta
Em lạc bước giữa miền xa lạ
Những nếp nhà dài giấu tiếng chiêng vào ngực đêm rộn rã
Ánh mắt trẻ thơ ngơ ngác đứng nhìn!

Bến Lăk chiều nắng như ngàn mũi tên
Găm xuống mặt hồ nghiêng chao thuyền độc mộc
Quấn bàn chân em, chạy dài quán dốc
Ngọn gió lang thang ủ hương tóc một người…

Giấc mơ nào đưa em về phía không lời
Đôi tay ngoan muốn ôm cả đất trời Cao Nguyên bỏng khát
Chiều trong như đáy mắt
Rộn nơi này hương cỏ ngọt môi đêm...

Giấc mơ nào chạm phía chung riêng?
Ngon như trái đầu mùa vừa chín
Đôi mắt tìm nhau quyến luyến
Suối cỏ mượt tóc em mây đắp ấm vạt hồn!...
Giấc mơ nào vừa lạc phía hoàng hôn?

KÝ HỌA MÙA ĐÔNG

ngọn gió mùa vắt ngang khung cửa
đánh rơi màu hoa Mắc cỡ ven đường
cánh Bìm bìm giấu ngày tím ngắt
chẳng nhắc mùa may kịp áo đông

cứ hồn nhiên bước gió lang thang
ký họa cánh đồng nứt nẻ
bơi trên cánh dã quỳ chớm nở
bung nỗi khát khao cháy hết tuổi mình!

nắng vàng ruộm thơm như môi em
rót ngày vào miên man nỗi nhớ
những con đường khoác chiếc áo màu bụi đỏ
quấn quýt lời bazan…

có một mùa đông cao nguyên trong anh
núi đắp chăn sương ngủ ngày chưa thức dậy
đã đôi lần anh trôi trong buổi chợ phiên,
người giáp mặt người nhìn nhau chẳng thấy
mà ngọt ngào lời rao!

anh neo mình vào chiều thẳm sâu
mắc cạn cánh chim tha bình yên gọi bầy ríu rít
vòng tay vỡ ra lời đói khát
mây chiều ai gối cùng anh?

TRÔI TRONG BÌNH MINH

một sớm trôi cùng bình minh Cao nguyên
những dòng sông sương chảy tràn thung sâu
như mái tóc em mềm mại
đắp lên giấc mơ những vườn cà phê ngái ngủ
đỏ au trái chín
đợi mùa…

mặt trời chạy thi cùng chuyến xe
lăn lóc đuổi bóng mình trên đất
ướt mèm sương trinh nguyên
vỡ điều bỏng khát
ngày miên man lời mê dụ
xanh!...

những vườn cao su uốn mình ôm eo con đường
run rẩy một màu xanh tưới lên tít tắp
ta trôi trong mát lành sương sớm
uống cạn bầu trời trong veo

những tia nắng xiên những hàng cao su đan vào nhau
đều đặn sợi chỉ thêu lấp lánh
vỡ ra những vạt dã quỳ khiêu khích
vàng mênh mang, mênh mang!

chiếc xe neo mình vào con đường rừng chênh vênh
cao nguyên neo mình vào bình minh huyền hoặc
ta neo vào ngây dại
trôi trong lời mê say!...
4/10/2012

SƯƠNG TRÔI CHIỀU ĐĂK MIL

Có một chiều cao nguyên lạc trong anh
Hoàng hôn vén màn sương mê dụ lắm
Những đỉnh núi quấn khăn sương trắng nõn
Tựa cô gái đôi mươi quyến rũ lạ thường!

Anh trôi trong sương bằng vận tốc chiếc xe
Trót uống cạn màu xanh để chiều bỏng khát
Chẳng phải cao nguyên em ơi, Sa Pa anh đi lạc
Có giọt mắt em dốc cạn bao lần

Sương bùa mê để cuống quýt bàn chân
Ai lỡ ngắm núi chiều nay lõa thể
Em đừng mách kẻo có người xấu hổ
Mảnh voan mây anh vừa trộm mang về...

Đăk Mil một chiều anh ghé qua!...
6/10/2012

THƠ HUỆ NGUYÊN
NGUYỄN VĂN HÒA, ĐỌC CHỌN