Thơ Hưởng Ứng Bộ Sách Thơ Hay (31)
( Theo eMail từ nguyennguyenbay.com)
file 31/ Cập nhật bài ngày 23/4/2012, có:
44. Thơ Phạm Ngọc Thái/ Đình Bồng giới thiệu
.
file 31/ Cập nhật bài ngày 23/4/2012, có:
44. Thơ Phạm Ngọc Thái/ Đình Bồng giới thiệu
.
44. PHẠM
NGỌC THÁI
.
VỚI NHỮNG TÌNH THƠ ÁO TRẮNG
.
VỚI NHỮNG TÌNH THƠ ÁO TRẮNG
Đình Bồng ( giới thiệu)
Có thể nói “Chùm thơ
tình áo trắng” của Phạm Ngọc Thái là một chùm thơ gối đầu đối với lớp sinh
viên, đặc biệt là các nữ sinh. Trong đó có hai bài được trích ra từ tập “Rung
động trái tim” – NXB Thanh niên 2009, còn bài Cô Áo Trắng nghe tác giả giới
thiệu trên Việt Nam Thư Quán thì ở trong tập “Hồ Xuân Hương tái lai” mà anh
đang chuẩn bị cho xuất bản tới. Đó phải chăng là những hoài vọng của ký
ức nhà thơ về kỷ niệm tình yêu thuở ban mai hay cảm xúc trước một mối tình nữ
sinh xa xưa nào đấy? Tôi xin bắt đầu bình bài thơ thứ nhất:
A- THỜI ÁO TRẮNG
A- THỜI ÁO TRẮNG
Trả lại cho anh một thời áo trắng
Em đi rồi, mai thành phố cô đơn!
Những bông hoa mùa xuân thôi không nở
Đi dưới bóng điện đêm lòng sẽ rất buồn.
Vào đầu bài ta đã
thấy tiếng gọi của nhà thơ như muốn níu kéo một thời nào đó của tình yêu?
Đó là "thời áo trắng" - Cái thưở tình ban mai trong trắng như pha lê,
trinh khiết và thơm mát. Tiếng vọng từ trái tim về một khoảng xa xăm, mỗi
khi nghĩ lại lòng anh lại quặn lên đau xót.
" Em đi rồi "! Hình ảnh ra đi của người con gái - Nhưng cái
sự đi ở đây nó không phải là cuộc chia tay bình thường như một cuộc tan vỡ tình
yêu? Đứng bên bờ của sự hẫng hụt, mất mát…lòng anh vẫn say đắm nồng nàn, tha
thiết yêu em. Câu thơ bật ra nghe thảng thốt. Bóng người thiếu nữ cùng anh bao
buồn vui, hạnh phúc , giờ đã khuất xa. Tiếng của nhà thơ trong sự nuối tiếc:
Trả lại cho anh...
Cái thời yêu ấy đã
quá xa với anh rồi, nhưng ta cảm thấy như nhà thơ vừa mới bị mất thôi. Đến cả
đất trời cùng luyến tiếc: hoa mùa xuân thì thôi không nở, anh chỉ còn biết
lang thang trong những ánh đèn đêm thành phố mà thương nhớ! Tình yêu để lại
trong anh bao nhiêu kỉ niệm ngọt ngào tựa như những giọt sương mai, động mạnh
vào là có thể vỡ tan. Đoạn sau đó nhà thơ đã thốt lên:
Ôi! Yêu dấu cái thời còn cắp sách
Mắt em cười mùa thu xanh lên!
Thực ra sự đi này là
sự rời bỏ tình yêu tuổi thanh xuân của người con gái với cuộc đời anh khi đã về
chiều. Người thiếu nữ đi để lại cả một thành phố hiu hắt vì buồn:
Em đi rồi, mai thành phố cô đơn!
Cái thành phố có trái
sấu rụng , lá me rơi với bao tháng năm tuổi trẻ anh đã từng sống êm đềm trong
tình yêu, nhưng nó vừa là thành phố tượng trưng trong hoài niệm. Thành phố của
cuộc đời anh! Giờ em đã bỏ đi chỉ còn lại mình anh trống vắng. Câu thơ hiện lên
vừa thực, vừa ảo. Nghĩa là, cái thành phố ấy cũng cô đơn như trái tim chàng!
Một thành phố của tình yêu mà không có bóng của người yêu? Hai câu thơ đầu như
một khúc tình ly biệt - Đó là sự ly biệt bởi thời gian, quy luật của sự
tàn úa, già nua trong cuộc đời.
Những lá vàng theo
tuổi tác thi nhau rụng xuống, rêu phong nhoà nhoạt phủ lên trên cả trái tim
tình vẫn tha thiết yêu thương. Hai câu thơ đó cũng đã là cả một bài thơ, để đến
cuối cùng còn được nhà thơ hạ xuống làm câu thơ kết:
Trả lại cho anh một thời áo trắng
Em đi rồi, mai thành phố cô đơn!
Khi xưa còn em thơ
mộng biết bao. Thế mà hôm nay:
Những bông hoa mùa xuân thôi không nở
Đi dưới bóng điện đêm lòng sẽ rất buồn.
Ta thấy bóng của nhà
thơ đang lang thang với những ngày tháng hắt hiu, lạnh lẽo. Cái thời áo
trắng của người yêu sẽ không bao giờ còn quay trở lại với anh nữa dù những kỉ
niệm xưa vẫn trở về:
Mắt em cười mùa thu xanh lên!
Những buổi chúng mình tìm ánh trăng để học
Tà áo trắng động vào...khe khẽ nát tim anh!
" khe khẽ nát" - Ta nghe trái tim như những mảnh thuỷ tinh đang tan vỡ. Khi
tà áo trắng của em động vào là trái tim ấy bồi hồi, xao xuyến. Âm thanh phát ra
“khe khẽ”… nhưng chính là lòng anh thổn thức.
"...khe khẽ nát tim anh " là hình ảnh của câu thơ hay! Hé ra những ham
muốn, khao khát được tìm tòi, lần cởi những gì có bên trong người con gái. Đó
là những cảm giác yêu đầu tiên của cuộc đời.
Đoạn thơ ba
nỗi thơ đã được đẩy cao lên để nói về sự mất mát khi cái thời trong sáng, mộng
mơ đã trôi đi, lòng anh không khỏi choáng váng, bàng hoàng:
Trả lại cho anh một thời
áo trắng
Đã đi qua và...đã đi qua...
Với cả dòng sông trôi mơ mộng
Lá lá rụng vàng, tóc tóc hoá sương pha.
Trên con đường đời
tóc cũng bạc dần, anh không thể níu kéo lại cái thời áo trắng cho mình được
nữa… và, những người con gái trẻ xinh cứ dần rời xa anh mãi mãi. Chỉ còn
lại những mùa thu tàn, những chiếc lá vàng ngày ngày rơi phủ dày mãi lên cuộc
đời cũng đang về chiều của anh. Đoạn thơ đã kết ở đó!
Nhà thơ Chế lan Viên
cũng từng thốt lên: “ Chiều rồi! Phải, chiều rồi!...” . Bài thơ “Thời áo trắng” đã được viết ra trong
cái cảnh vào chiều của đời người như thế! Những câu thơ thảng thốt bay ra từ
trong tâm trạng bàng hoàng và trái tim rỉ máu vẫn còn khao khát, tưởng như lệ
cũng đẫm cả hồn thơ.
B- PHỐ THU & ÁO TRẮNG.
Nếu như bài Thời Áo
Trắng là sự hoài cảm kỉ niệm của một thời, thì Phố Thu & Áo Trắng (PT&AT)
– tâm trạng nuối tiếc, xa xót của tác giả lại bồng lên như xé ruột, xé
gan mà cào cấu trong tim.
Có một buổi nhà thơ đang đi trên phố bỗng nhiên anh bắt gặp những tà áo trắng các nàng thiếu nữ phấp phới bay lướt qua anh. Trái tim anh xôn xao tưởng chừng chỉ muốn vỡ tan ra:
Có một buổi nhà thơ đang đi trên phố bỗng nhiên anh bắt gặp những tà áo trắng các nàng thiếu nữ phấp phới bay lướt qua anh. Trái tim anh xôn xao tưởng chừng chỉ muốn vỡ tan ra:
Tà áo trắng em đi qua phố
Mùa thu rơi phủ mắt anh
Tà áo trắng của người sinh nữ
Anh nhìn xác phượng khóc rưng rưng.
Đó là những chiếc áo
dài trắng của các nữ sinh mặc trong buổi khai trường vào mùa thu. Nhà thơ nhìn
những cánh hoa phượng đang rụng rơi xuống đất, lòng anh chạnh nhớ lại những
ngày được cùng em đến trường mà khóc. Câu thơ :
Anh nhìn xác phượng khóc rưng rưng…
Đã ra đời như thế! Vậy
tà áo trắng này là tà áo trắng thực và phố này cũng là phố thực. Nó khác
với thành phố và tà áo trắng ở bài thơ Thời Áo Trắng chỉ là những hình ảnh mang
màu sắc tượng trưng. Chàng kêu lên! Mà không, chàng nấc lên:
Chỉ còn lại con tim rớm đỏ
Áo quệt vào máu rỏ hai tay...
Ôi mùa thu, mùa thu êm ả
Sao lòng anh tơi tả thế này?
Nếu như trong Thời
Áo Trắng, khi:
Tà áo trắng động vào... khe khẽ nát tim anh!
Thì ở bài PT&AT
này mức độ xao xiết lên trái tim người thi sĩ đã mạnh hơn. Anh bàng hoàng nhớ
về một thưở đã yêu thương ngọt ngào những người thiếu nữ, giờ như con dao cứa
vào cào nát trái tim anh! Mặc dù mùa thu vẫn đang êm ả trong xanh nhưng cũng
còn đâu được yên lành nữa:
Áo trắng in ngang trời, sét đánh!
Lưỡi dao nào cào nát tim thu?
Đến đây hình tượng
thơ lại trở thành thơ tượng trưng. Hình ảnh lưỡi dao cào nát cả trái tim mùa
thu là một hình tượng đã được thăng hoa, nó đẩy nỗi thơ cao lên! Có một đoạn
quyện giữa mùa thu và tà áo trắng như một bức hoạ in trên nền trời làm cho hình
ảnh thơ thêm sinh động và rất bay:
Tà áo trắng trôi dưới dòng mây bạc
Lang thang vài cánh bướm bơ vơ...
Cái cảnh có vài con
bướm vàng bay bơ vơ, chính là hồn của nhà thơ cũng đang bơ vơ trong những làn
mây bạc ấy - Nó bộc lộ khát vọng yêu đương vô biên của một con người khi bước
vào tuổi hoa niên. Tuổi trẻ qua đi, nhưng tâm hồn và trái tim thi sĩ thì cứ trẻ
mãi, khát vọng mãi với tình yêu trai gái ấy. Người ta nói “nhà thơ không có
tuổi” là vậy, dường như nó còn mãnh liệt hơn. Những giây phút anh bồi hồi tưởng
lại năm tháng đã từng được ân ái bên người con gái:
Anh cũng có một thời bên áo trắng
Cũng bế bồng và cũng đã ru em
Cái thời ấy chìm vào xa vắng,
Phút gặp lòng đâu hết ngổn ngang...
Tình yêu cuồng nhiệt
và nóng bỏng, nhưng giờ thì chỉ còn những năm tháng lạnh tanh, nhạt nhoà của
đời chàng. Chàng nghĩ đến cái thời từng ôm tấm thân thiếu nữ mềm mại, ấm áp trong
vòng tay. Khoảnh khắc ấy bỗng trở thành như kỉ vật thiêng liêng… mà theo thời
gian nay đã trôi vào tàn úa, qua đi không thể còn có thể lấy lại được nữa. Nó
lý giải cảnh ngộ vì sao khi gặp những tà áo trắng đi qua lòng anh lại rạo rực,
cảm xúc mãnh liệt đến thế!
Nhà thơ phác hoạ lên
sự đối nghịch của lòng mình với cảnh thiên nhiên đang thanh bình quanh anh, như
Nguyễn Du đã viết:
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?
Phút gặp lại lòng trăm
mối ngổn ngang…để anh kết lại đoạn thơ cuối cùng:
Thêm một mùa thu, một mùa thu vỡ
Câu thơ nấy những bông hoa buồn
Thôi, đừng hát để ướt lòng trinh nữ
Em đi rồi, anh chết cả mùa đông!
Tác giả chỉ than như
thế thôi, cũng vô vọng mà. Nói là: " thôi đừng hát..." - thực ra nhà thơ muốn hát mãi về em.
Câu thơ mang ý ẩn dụ, bộc lộ một tình cảm mạnh mẽ của nhà thơ với khát vọng
tình yêu trai gái! Mỗi một mùa thu đến lại thêm một lần trái tim anh tan nát,
anh đi trong mùa đông càng cô đơn hiu hắt vì buồn.
Tôi xin bình sang bài:
C- CÔ ÁO TRẮNG.
Riêng bài “Cô áo trắng”
này lại không phải tình thơ thưở ban mai, mà là một bài thơ tình trong buổi
hoàng hôn cuộc đời – Như anh đã viết:
Anh
lại có một cô áo trắng
Vào buổi hoàng hôn hoang vắng cuộc đời
Đôi mắt nàng cả trời thu đẹp lắm
Vào buổi hoàng hôn hoang vắng cuộc đời
Đôi mắt nàng cả trời thu đẹp lắm
Bàu
vú nàng mùa hoa trái sinh sôi...
Tôi không biết người đó còn là một thiếu nữ hay đã
là thiếu phụ? Chỉ biết rằng anh cảm xúc người đẹp mà nảy ra tình thơ chỉ qua
một bức ảnh. Nghe nói bức ảnh đó cô em mặc một chiếc áo cánh trắng mỏng bó sát
lấy tấm thân thon thả của một thục nữ thành phố Sàigòn.
Vào một mùa xuân
muôn hoa đua nở, nhà thơ thương nhớ người đẹp ở trong mơ:
Đất Sàigòn mùa xuân đến trong mơ
Có em tôi đi giữa đêm dài thành phố
Em ơi em… những khi trời trở gió
Có thấy bóng anh về thao thức bên em?
Tình thơ chứa chất
một tình cảm lãng mạn xen lẫn sự ham muốn về thân thể của người yêu. Tình thơ
được khai thác khá sâu sắc. Tác giả diễn tả về cái thế giới bên trong
người đẹp như cả vũ trụ:
Đêm Sàigòn khi ấy sẽ như mơ
Em bọc trong anh không cần quần áo
Ôi! Nguyệt của em đây một động sâu huyền ảo
Chứa cả thiên đường và vũ trụ bên trong
Hình ảnh thơ mang
màu sắc triết học càng làm cho tình thơ trở nên huyền thẳm. Ngôn ngữ sắc bén,
sinh động tựa lưỡi dao cứa ngọt vào trái tim làm ta tê tái, kết hợp với giọng
thơ uyển chuyển du dương. Tuy là thơ tự do mà cảm xúc không chê vào đâu
được.
Anh nhè nhẹ hôn thầm ở dưới ánh đêm
Em khoả thân mình để hoá thành nữ thánh!
Áo em trắng hay là da em trắng
Có em rồi cuộc sống sẽ vô biên…
Hay là:
Ta mặc cho năm tháng chảy, nghe em!
Chỉ có anh và em, chỉ có trời và đất
Thế giới văn minh ta không cần gì hết
Em dẫn anh vào buổi hoang muội nguyên sơ…
Cô Áo Trắng là một
tình thơ sâu sắc & gợi cảm. Tuy có nơi, có chỗ tác giả đã sử dụng hình ảnh
thân thể như “bàu vú nàng”, hoặc “nguyệt của em đây…” – Nhưng đọc lên không làm
cho tình thơ trở thành dung tục. Nó chỉ cốt tăng thêm sự hấp dẫn, đáng yêu hơn,
hay hơn & viên mãn.
Nói chung thơ Phạm
Ngọc Thái viết theo cảm xúc được tung toả ra nhiều khía cạnh của cuộc đời. Tác
giả thường đi hết gam để đẩy nỗi thơ đến tận cùng mà vẫn giữ được sự hồn nhiên
trong trẻo. Nhà thơ như thể bóc cả trái tim mình cho thơ tuôn trào ra như suối
vẫn không kém phần khúc triết - Qua đó mà bật lên toàn bộ tình cảm trái tim thơ!
Áo Trắng là một chùm
thơ có tầm vóc và hay. Chúc mừng anh!
ĐìnhBồng/nguyenbong34@gmail.com
Giáo viên Trường THPT Ba Đình - Hà Nội
.
Giáo viên Trường THPT Ba Đình - Hà Nội
.
File 31/ Thơ Phạm Ngọc Thái/ Đình Bồng (gt)
NNB vi tính giới thiệu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét