14 khúc Đó Đưa về thơ của Nguyễn Nguyên Bảy, viết vào năm 1975, và gần 40 năm sau, mới in thành sách, do NXB Văn Học ấn hành tháng 6/2011.
THỦNG THẲNG VỚI THƠ
Nguyễn Nguyên Bảy
@
6. Bạn đường thân yêu
Không người làm thơ nào lại không có những bạn đường thân yêu của mình. Người có Puskin, người có Erenbua, người có Aragông, người có Lý Bạch, Đỗ Phủ. Tôi có nhiều người bạn, nhưng người bạn đường thân yêu nhất của tôi là Truyện Kiều.
Vì sao lại có sự lựa chọn lạ lùng ấy?
Trước hết, vì Truyện Kiều, bản Việt ngữ hay nhất mọi thời đại của thi tài Nguyễn Du. Nhưng thế giới có nhiều kiệt tác văn học thần thánh, cớ sao tôi lựa chọn Truyện Kiều? Đáp: đó là sự thích của tôi. Truyện Kiều đã chở một nội dung mà cho đến nay vẫn nóng hổi với người đọc và người đọc vẫn còn tranh cãi nhiều về nó, đương nhiên nôi dung ấy được chuyển tải bằng một hình thức rất Việt Thi. Hai trăm năm có thể lâu hơn nữa / Thúy Kiếu ơi nàng sống tháng năm dài ( thơ Lý Phương Liên).Còn tôi thì đã viết:/Thời gian đọng lại buồn tênh/ Mỗi trang Kiều một mông mênh cõi người…Tôi lại viết:/ Thương thay cho kiếp đoạn trường/ Cởi ra chưa hết lại luồn thêm giây…
Trong suốt cả quá trình yêu thơ, tôi đã thực sự chọn Kiều là bạn đường thân thiết và Kiều quả đã trở thành bạn đường chí cốt của tôi.
Vấn đề được tôi quan tâm nhất trong khi làm thơ là cái đạo mà thuyền thơ chở. Thuyền thơ của mỗi thế hệ nhà thơ phải chở cái đạo của thời đại mình. Cái đạo nào? Cái đạo mà thời đại quan tâm nhất. Trong phạm vi một xứ xở thì đấy là cái đạo mà đồng bào xứ xở quan tâm. Cái đạo khái quát được xã hội mà lại rất riêng – riêng cho từng số phận con người. Nguyễn Du đã đau khổ với mình về thân phận con người. Chẳng lẽ chúng ta ngày nay lại không đau khổ về thân phận con người của thời đại chúng ta? Xã hội thời Kiều có vấn đề của thời Kiều, xả hội thời ta có vấn đề của thời ta . Thời Kiều ở trong truyện Kiều, lẽ nào thời ta không hiện diện trong thơ ta?
Sự thể như thế này, mỗi một khi nhàn rỗi, mỗi một khi sắp nổi hứng thơ, là tôi lại đọc truyện Kiều, và lại tìm thấy trong đó rất nhiều gợi ý cho những mênh mang của mình. 3254 câu thơ chở theo biết bao nhiêu ý tưởng, bao nhiêu dày vò, bao nhiêu hình ảnh của cuộc đời. Thực chưa có một tập sách nào thâu tóm được cái tuyệt đỉnh rộng lớn ấy. Vẫn có người cho rằng Kiều hay cái nỗi gì, đọc câu nào cũng phải xem chú thích, bình giải. Nó hay ở chỗ đó đó, thưa người. Thơ hay ở chỗ không thể đọc trôi tuột đi, mà phải ngẫm nghĩ ngân nga.
Không phải là ai cũng đã một lần đọc hết truyện Kiều, và tất nhiên không phải ai cũng hiểu truyện Kiều, hiểu được tâm sự của tác giả gốc (?) và tác giả Việt ngữ Nguyễn Du. Chẳng có gì phải xấu hổ khi thừa nhận Nguyễn Du là người đã Việt ngữ tài tình Truyện Kiều, xuất xứ từ một nền văn hóa khác, thành Truyện Kiều Việt Nam. Cần hiểu đúng và công bằng giá trị thật của truyện Kiều và giá trị thật của Văn bản Gốc và của Nguyễn Du thì mới cảm biết hết cái hay của Khúc Đoạn Trường mà Cụ Nguyễn khi làm xong nó, vỗ bụng mà hát lời Mua vui cũng được một vài trống canh…
Tôi đã không dành đôi ba trống canh mua vui Truyện Kiều, mà đã yêu và lựa chọn Truyện Kiều là người bạn đường chung thủy đời thơ.
Vì sao lại có sự lựa chọn lạ lùng ấy?
Trước hết, vì Truyện Kiều, bản Việt ngữ hay nhất mọi thời đại của thi tài Nguyễn Du. Nhưng thế giới có nhiều kiệt tác văn học thần thánh, cớ sao tôi lựa chọn Truyện Kiều? Đáp: đó là sự thích của tôi. Truyện Kiều đã chở một nội dung mà cho đến nay vẫn nóng hổi với người đọc và người đọc vẫn còn tranh cãi nhiều về nó, đương nhiên nôi dung ấy được chuyển tải bằng một hình thức rất Việt Thi. Hai trăm năm có thể lâu hơn nữa / Thúy Kiếu ơi nàng sống tháng năm dài ( thơ Lý Phương Liên).Còn tôi thì đã viết:/Thời gian đọng lại buồn tênh/ Mỗi trang Kiều một mông mênh cõi người…Tôi lại viết:/ Thương thay cho kiếp đoạn trường/ Cởi ra chưa hết lại luồn thêm giây…
Trong suốt cả quá trình yêu thơ, tôi đã thực sự chọn Kiều là bạn đường thân thiết và Kiều quả đã trở thành bạn đường chí cốt của tôi.
Vấn đề được tôi quan tâm nhất trong khi làm thơ là cái đạo mà thuyền thơ chở. Thuyền thơ của mỗi thế hệ nhà thơ phải chở cái đạo của thời đại mình. Cái đạo nào? Cái đạo mà thời đại quan tâm nhất. Trong phạm vi một xứ xở thì đấy là cái đạo mà đồng bào xứ xở quan tâm. Cái đạo khái quát được xã hội mà lại rất riêng – riêng cho từng số phận con người. Nguyễn Du đã đau khổ với mình về thân phận con người. Chẳng lẽ chúng ta ngày nay lại không đau khổ về thân phận con người của thời đại chúng ta? Xã hội thời Kiều có vấn đề của thời Kiều, xả hội thời ta có vấn đề của thời ta . Thời Kiều ở trong truyện Kiều, lẽ nào thời ta không hiện diện trong thơ ta?
Sự thể như thế này, mỗi một khi nhàn rỗi, mỗi một khi sắp nổi hứng thơ, là tôi lại đọc truyện Kiều, và lại tìm thấy trong đó rất nhiều gợi ý cho những mênh mang của mình. 3254 câu thơ chở theo biết bao nhiêu ý tưởng, bao nhiêu dày vò, bao nhiêu hình ảnh của cuộc đời. Thực chưa có một tập sách nào thâu tóm được cái tuyệt đỉnh rộng lớn ấy. Vẫn có người cho rằng Kiều hay cái nỗi gì, đọc câu nào cũng phải xem chú thích, bình giải. Nó hay ở chỗ đó đó, thưa người. Thơ hay ở chỗ không thể đọc trôi tuột đi, mà phải ngẫm nghĩ ngân nga.
Không phải là ai cũng đã một lần đọc hết truyện Kiều, và tất nhiên không phải ai cũng hiểu truyện Kiều, hiểu được tâm sự của tác giả gốc (?) và tác giả Việt ngữ Nguyễn Du. Chẳng có gì phải xấu hổ khi thừa nhận Nguyễn Du là người đã Việt ngữ tài tình Truyện Kiều, xuất xứ từ một nền văn hóa khác, thành Truyện Kiều Việt Nam. Cần hiểu đúng và công bằng giá trị thật của truyện Kiều và giá trị thật của Văn bản Gốc và của Nguyễn Du thì mới cảm biết hết cái hay của Khúc Đoạn Trường mà Cụ Nguyễn khi làm xong nó, vỗ bụng mà hát lời Mua vui cũng được một vài trống canh…
Tôi đã không dành đôi ba trống canh mua vui Truyện Kiều, mà đã yêu và lựa chọn Truyện Kiều là người bạn đường chung thủy đời thơ.
Tôi đọc truyện Kiều hầu như là hàng ngày, và hàng ngày lại thấy những điều mới, những gợi ý thú vị,bổ ích. Cái lạ là, dù tôi dự định viết thơ chủ đề gì, khi đọc lên, cũng đều thấy truyện Kiều đã nói thay mình rồi – vì thế, tôi gọi Kiều là cuốn bách khoa toàn thi, là chân dung hoàn chỉnh nhất giữa ỳ tưởng nội dung và hình thức nghệ thuật.
Truyện Kiều là trọn vẹn cuộc đời tài hoa hăng trầm của Nguyễn Du. Thăng trầm ấy, nghĩ cho cùng cũng như: /Tiếc thay một đóa tra mi/ Con ong đã tỏ đường đi lối về…/ Và trà mi đã giận dữ thưa lời: Cớ sao thơ tiếc cho hoa/ Mơn mởn đôi gò yếm thắm/ Nhụy nõn thơm da/ Cỏ tình sương ngậm/ Tấm yêu đẹp mấy khắc giờ / Cửa trinh rồi úa/ Không tình phí một đời hoa/ Sao thơ không là ong nhỉ/ Vần suông buông tiếng ngân nga?…/
Truyện Kiều là đỉnh của nhửng áng văn chương mà ngày nay chúng ta có thể kiêu hãnh kế thừa. Cũng vì có truyện Kiều ( và một số thi phẩm khác, không dẫn ở đây) nên chúng ta đã tự coi nghệ thuật thơ ca Việt Nam có cái gốc, và từ cái gốc đó đâm cành, nẩy lộc, ra hoa kết trái những tinh hoa đời sau.
Nhân đây cũng cần phải nói rằng: Văn học dân gian và dòng văn học bác học ở ta luôn luôn tồn tại và đồng hành, nhiều lúc nhập chung vào một dòng, không còn phân biệt được công trình cá nhân hay nhiều đời cộng chung. Sự hòa đồng này đã bất chấp sự băng hoại của thời gian, mặc dù chỉ được nhân bản miệng, nhưng sự tồn tại vẫn là vĩnh viễn. Ngày nay cũng vậy, thơ ca của chúng ta (tuy viết bởi từng tác giả) nhưng không thể không hòa vào quần chúng – Đây là nói sự hòa đồng bằng ý tưởng – chúng ta không thể viết ngược lại những điều nhân dân nghĩ. Ít lâu nay, người ta có đề cập nhiều đến sự kế thừa, đến việc học tập của dân gian, nhưng nghiêng về phía kế thừa, học tập lối biểu hiện, niêm luật, hình thức, mà sự kế thừa, học tập về nội dung không được chú trọng một cách thích đáng.
Chữ nhân trong văn học dân gian là cái gốc, trên cái gốc đó là chữ trung, chữ hiếu, chữ tiết, chữ nghĩa. Tất nhiên ngày nay ước lệ về những phạm trù đó có thay đổi, nhưng thay đổi là thay đổi về định nghĩa của phạm trù, chứ nội dung biểu đạt của văn học nhất định vẫn chỉ là gốc nhân trên đó là những cành đạo đức. Ngoài cái đó, văn học không còn là nhân học nữa.
Cũng có người cho rằng thời đại ngày nay khoa học và kỹ thuật đã phát triển, quan niệm về văn học phải rộng hơn. Đúng, rộng hơn là rộng về đề tài, về hình thức biểu hiện, làm phong phú thêm thế giới mà con người sống, nhưng đối tượng văn học vẫn phải là nhân văn với hai chữ Con Người viết hoa.
Khi đã thống nhất về đối tượng miêu tả của văn học thì vấn đề đáng tranh cãi không còn là vấn đề nội dung, mà vấn đề là tranh cãi thường xoay quanh các hình thức biểu hiện.Còn có gì đáng tự hào hơn là có một cuốn sách đã đạt đến thành công trên cả hai phương diện nội dung và hình thức – đó là truyện Kiều Việt ngữ của dân ta.
Ngẫm cho kỹ Truyện Kiều hẳn sẽ tìm thấy được nhiều câu trả lời cho những suy nghĩ thường trực, như: Đề tài nào là đề tài vĩnh cửu? Hình thức nào là hình thức vĩnh cửu? Người cầm bút cần sống và viết như thế nào? Trả lời được những câu hỏi ấy chúng ta sẽ thấy trút được hầu hết các gánh nặng và yên tâm hơn trên con đường sáng tạo của mình.
Có thể nói một cách tóm tắt: Đề tài vĩnh cửu là đề tài miêu tả cuộc sống sâu sắc, nhiều mầu sắc của con người. Nếu Truyện Kiều chỉ là câu chuyện tình chìm nổi thi vị thì chắc gì nó đã có sức sống dài đến thế! Nói đến hình thức, quyết không thể nói đến cũ và mới, chỉ thời trang mới có mốt cũ và mốt mới. Mốt vốn là thị hiếu trong từng thời kỳ, chứ mốt không phải là nghệ thuật. Thời trang khi thịnh hành chiếc cravát to bản, khi thịnh hành chiếc cravát nhỏ và ngắn, có loại nào đẹp hơn loại nào đâu. Do vậy, khi đã là bài thơ hay, thì hình như hình thức không phải là điều đáng bàn nữa. Có ai chê bài “Đèo Ngang” (thể bát cú) là thể thơ cũ đâu. Các bài Thu của Nguyễn Khuyến cũng bát cú đấy chứ! Không phải chỉ có tự do mới là thể thơ mới, còn các thể 6/8, tứ tuyệt, song thất lục bát…đều cổ rồi và không nên sử dụng nữa. Phàm đã là hình thức thơ, thì không có hình thức nào xếp vào viện bảo tàng cả. Điều quản ngại nhất là bài thơ cần có sự hòa đồng giữa nội dung và hình thức. Đã là bài thơ hay thì hai mặt đó đều thành công. Truyện Kiều đã sử dụng thể 6/8, thử hỏi 3254 câu, có bao nhiêu câu cổ cũ? Sự thật là truyện Kiều đọc luôn thấy mới, hiện đại, thời nào cũng hiện đại.
Người cầm bút hãy sống một cách đời nhất và viết những trang mình thuộc nhất trong cuộc sống của mình. Đã là những trang đời sống thì trang nào không con người! Nói như vậy có phải quá đề cao truyện Kiều ? Câu trả lời tùy thuộc vào bạn đọc.
Mỗi người cầm bút tự chọn cho mình một người bạn đường thân yêu không phải để làm giống như người bạn đường ấy, mà để có nơi tâm sự, có nơi tỏ mối tình suốt đời say đắm với tình thơ.
Tôi đọc được không nhiều những tác phẩm của các nhà thơ thế giới, do vậy, tầm mắt tôi, thú thực, nhiều hạn hẹp, song cũng may tôi không hoảng loạn trước những tân kỳ, mà tôi biết chắc là nhiều bạn tôi đã mắc phải căn bệnh đó. Mình là người làm thơ Việt Nam, thì thơ mình phải là thơ Việt Nam, pha tây một chút Tagor, một chút Êsênhin, một chút Bôđờle, một chút Elua… ắt thành thập cẩm thơ. Thịt gà luộc, thịt lợn luộc, thịt bò luộc…cái luộc rất Việt Nam, rất mộc ấy hỏi thua kém gì những món nướng, sốt, tần của các cộng đồng dân tộc khác.
Trên con đường tìm bạn, cũng ví như tìm vợ, phải tùy thuộc vào cái tạng của mình, chứ không thể bắt chước và đua đòi theo người khác. Cô ấy phải xinh đẹp, thông minh, giỏi dang…nhưng cô ấy có phải là đối tượng của mình không và câu hỏi luôn hai chiều mình yêu người ta nhưng người ta liệu có yêu mình? Cũng như trách người sở khanh sao mà quên xem mình chính chuyên hay đĩ thõa. Mời đọc Quà Tặng Của Nguyễn Du
/ Biết rằng sợi tình/ Nhân gian không dứt được/ Lại biết rằng sợi tình/ Người là tiếng hát/ Người là khăn tang/ Người chếnh choáng men say mờ mắt/ Người gặp bão giông/ Người khao khát vào bờ…
/ Nên Nguyễn Du không cho Sở Khanh chết/ Dù thịt nát xương tan ở pháp trường Kiều/ Người tạc hình Sở Khanh vào bia miệng/ Quà tặng cho nhân gian
/ Sở Khanh chải chuốt văn nhân / Tiên tích việt lời lời có cánh/ Ngựa truy phong bên thềm…/
Tôi đánh giá rất cao việc tìm người bạn đường nên viết chương này. Xin bạn thể tất, nếu vấn đề này đối với bạn chỉ là điều vô nghĩa.
Truyện Kiều là trọn vẹn cuộc đời tài hoa hăng trầm của Nguyễn Du. Thăng trầm ấy, nghĩ cho cùng cũng như: /Tiếc thay một đóa tra mi/ Con ong đã tỏ đường đi lối về…/ Và trà mi đã giận dữ thưa lời: Cớ sao thơ tiếc cho hoa/ Mơn mởn đôi gò yếm thắm/ Nhụy nõn thơm da/ Cỏ tình sương ngậm/ Tấm yêu đẹp mấy khắc giờ / Cửa trinh rồi úa/ Không tình phí một đời hoa/ Sao thơ không là ong nhỉ/ Vần suông buông tiếng ngân nga?…/
Truyện Kiều là đỉnh của nhửng áng văn chương mà ngày nay chúng ta có thể kiêu hãnh kế thừa. Cũng vì có truyện Kiều ( và một số thi phẩm khác, không dẫn ở đây) nên chúng ta đã tự coi nghệ thuật thơ ca Việt Nam có cái gốc, và từ cái gốc đó đâm cành, nẩy lộc, ra hoa kết trái những tinh hoa đời sau.
Nhân đây cũng cần phải nói rằng: Văn học dân gian và dòng văn học bác học ở ta luôn luôn tồn tại và đồng hành, nhiều lúc nhập chung vào một dòng, không còn phân biệt được công trình cá nhân hay nhiều đời cộng chung. Sự hòa đồng này đã bất chấp sự băng hoại của thời gian, mặc dù chỉ được nhân bản miệng, nhưng sự tồn tại vẫn là vĩnh viễn. Ngày nay cũng vậy, thơ ca của chúng ta (tuy viết bởi từng tác giả) nhưng không thể không hòa vào quần chúng – Đây là nói sự hòa đồng bằng ý tưởng – chúng ta không thể viết ngược lại những điều nhân dân nghĩ. Ít lâu nay, người ta có đề cập nhiều đến sự kế thừa, đến việc học tập của dân gian, nhưng nghiêng về phía kế thừa, học tập lối biểu hiện, niêm luật, hình thức, mà sự kế thừa, học tập về nội dung không được chú trọng một cách thích đáng.
Chữ nhân trong văn học dân gian là cái gốc, trên cái gốc đó là chữ trung, chữ hiếu, chữ tiết, chữ nghĩa. Tất nhiên ngày nay ước lệ về những phạm trù đó có thay đổi, nhưng thay đổi là thay đổi về định nghĩa của phạm trù, chứ nội dung biểu đạt của văn học nhất định vẫn chỉ là gốc nhân trên đó là những cành đạo đức. Ngoài cái đó, văn học không còn là nhân học nữa.
Cũng có người cho rằng thời đại ngày nay khoa học và kỹ thuật đã phát triển, quan niệm về văn học phải rộng hơn. Đúng, rộng hơn là rộng về đề tài, về hình thức biểu hiện, làm phong phú thêm thế giới mà con người sống, nhưng đối tượng văn học vẫn phải là nhân văn với hai chữ Con Người viết hoa.
Khi đã thống nhất về đối tượng miêu tả của văn học thì vấn đề đáng tranh cãi không còn là vấn đề nội dung, mà vấn đề là tranh cãi thường xoay quanh các hình thức biểu hiện.Còn có gì đáng tự hào hơn là có một cuốn sách đã đạt đến thành công trên cả hai phương diện nội dung và hình thức – đó là truyện Kiều Việt ngữ của dân ta.
Ngẫm cho kỹ Truyện Kiều hẳn sẽ tìm thấy được nhiều câu trả lời cho những suy nghĩ thường trực, như: Đề tài nào là đề tài vĩnh cửu? Hình thức nào là hình thức vĩnh cửu? Người cầm bút cần sống và viết như thế nào? Trả lời được những câu hỏi ấy chúng ta sẽ thấy trút được hầu hết các gánh nặng và yên tâm hơn trên con đường sáng tạo của mình.
Có thể nói một cách tóm tắt: Đề tài vĩnh cửu là đề tài miêu tả cuộc sống sâu sắc, nhiều mầu sắc của con người. Nếu Truyện Kiều chỉ là câu chuyện tình chìm nổi thi vị thì chắc gì nó đã có sức sống dài đến thế! Nói đến hình thức, quyết không thể nói đến cũ và mới, chỉ thời trang mới có mốt cũ và mốt mới. Mốt vốn là thị hiếu trong từng thời kỳ, chứ mốt không phải là nghệ thuật. Thời trang khi thịnh hành chiếc cravát to bản, khi thịnh hành chiếc cravát nhỏ và ngắn, có loại nào đẹp hơn loại nào đâu. Do vậy, khi đã là bài thơ hay, thì hình như hình thức không phải là điều đáng bàn nữa. Có ai chê bài “Đèo Ngang” (thể bát cú) là thể thơ cũ đâu. Các bài Thu của Nguyễn Khuyến cũng bát cú đấy chứ! Không phải chỉ có tự do mới là thể thơ mới, còn các thể 6/8, tứ tuyệt, song thất lục bát…đều cổ rồi và không nên sử dụng nữa. Phàm đã là hình thức thơ, thì không có hình thức nào xếp vào viện bảo tàng cả. Điều quản ngại nhất là bài thơ cần có sự hòa đồng giữa nội dung và hình thức. Đã là bài thơ hay thì hai mặt đó đều thành công. Truyện Kiều đã sử dụng thể 6/8, thử hỏi 3254 câu, có bao nhiêu câu cổ cũ? Sự thật là truyện Kiều đọc luôn thấy mới, hiện đại, thời nào cũng hiện đại.
Người cầm bút hãy sống một cách đời nhất và viết những trang mình thuộc nhất trong cuộc sống của mình. Đã là những trang đời sống thì trang nào không con người! Nói như vậy có phải quá đề cao truyện Kiều ? Câu trả lời tùy thuộc vào bạn đọc.
Mỗi người cầm bút tự chọn cho mình một người bạn đường thân yêu không phải để làm giống như người bạn đường ấy, mà để có nơi tâm sự, có nơi tỏ mối tình suốt đời say đắm với tình thơ.
Tôi đọc được không nhiều những tác phẩm của các nhà thơ thế giới, do vậy, tầm mắt tôi, thú thực, nhiều hạn hẹp, song cũng may tôi không hoảng loạn trước những tân kỳ, mà tôi biết chắc là nhiều bạn tôi đã mắc phải căn bệnh đó. Mình là người làm thơ Việt Nam, thì thơ mình phải là thơ Việt Nam, pha tây một chút Tagor, một chút Êsênhin, một chút Bôđờle, một chút Elua… ắt thành thập cẩm thơ. Thịt gà luộc, thịt lợn luộc, thịt bò luộc…cái luộc rất Việt Nam, rất mộc ấy hỏi thua kém gì những món nướng, sốt, tần của các cộng đồng dân tộc khác.
Trên con đường tìm bạn, cũng ví như tìm vợ, phải tùy thuộc vào cái tạng của mình, chứ không thể bắt chước và đua đòi theo người khác. Cô ấy phải xinh đẹp, thông minh, giỏi dang…nhưng cô ấy có phải là đối tượng của mình không và câu hỏi luôn hai chiều mình yêu người ta nhưng người ta liệu có yêu mình? Cũng như trách người sở khanh sao mà quên xem mình chính chuyên hay đĩ thõa. Mời đọc Quà Tặng Của Nguyễn Du
/ Biết rằng sợi tình/ Nhân gian không dứt được/ Lại biết rằng sợi tình/ Người là tiếng hát/ Người là khăn tang/ Người chếnh choáng men say mờ mắt/ Người gặp bão giông/ Người khao khát vào bờ…
/ Nên Nguyễn Du không cho Sở Khanh chết/ Dù thịt nát xương tan ở pháp trường Kiều/ Người tạc hình Sở Khanh vào bia miệng/ Quà tặng cho nhân gian
/ Sở Khanh chải chuốt văn nhân / Tiên tích việt lời lời có cánh/ Ngựa truy phong bên thềm…/
Tôi đánh giá rất cao việc tìm người bạn đường nên viết chương này. Xin bạn thể tất, nếu vấn đề này đối với bạn chỉ là điều vô nghĩa.
nguyễn nguyên bảy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét