NGẬM EM TRONG MIỆNG
Thơ Mai Văn Phấn
Luôn tin có em trong miệng anh
Nơi không chiến tranh, dịch hạch
Mũi tên bắn lén tẩm độc
Thị phi, cạm bẫy, lọc lừa
Lối em đi không còn gai nhọn
Bão tràn qua anh dựng tường ngăn
Mũi tên bắn lén tẩm độc
Thị phi, cạm bẫy, lọc lừa
Lối em đi không còn gai nhọn
Bão tràn qua anh dựng tường ngăn
Bình yên trong miệng anh
Em thúc nhẹ bờ vai
Vòm ngực, ngón chân vào má
Huyên thuyên và hát thầm
Hồn nhiên cho lưỡi và răng anh chạm vào cơ thể
Em thúc nhẹ bờ vai
Vòm ngực, ngón chân vào má
Huyên thuyên và hát thầm
Hồn nhiên cho lưỡi và răng anh chạm vào cơ thể
Anh là con cá miệng dàn dụa trăng
Rời bỏ bầy đàn quẫy vào biển động
Rời bỏ bầy đàn quẫy vào biển động
LỜI BÌNH của Nguyễn Khôi,
Thời sau Cách mạng tháng Mười Nga, nhà thơ “vị lai” V. V. Mayakovsky đã cho “Đám mây mặc quần”; rồi thời 1960, Xuân Diệu với một chút “siêu thực” đã ví von: “anh không xứng là biển xanh / nhưng anh muốn em là bờ cát trắng”… và, đến hôm nay (2011) Mai Văn Phấn – nhà thơ Hậu Hiện Đại Việt Nam, với phép biến hóa của Tôn Ngộ Không đã “Luôn tin có em trong miệng anh”, ý thơ (tạo thành một tứ thơ) được xây dựng thành một hình tượng thơ độc đáo rất ẩn dụ/ảo, nhưng đầy dụng ý, được đẩy lên tầm khái quát mang tính tư tưởng rất cao.
Thơ ở đây, khổ 2 sau câu mở đầu (mang trọn tứ thơ), đó là một thế giới bất an đủ chiến tranh, dịch hạch, thị phi (đặt điều, chụp mũ, quy kết), cạm bẫy, lọc lừa, lối đi đầy gai nhọn, bão tố triền miên… và để bảo vệ em (tình yêu- hạnh phúc gia đình), anh phải biến thành “bức tường lửa”… và tốt nhất, giấu em trong miệng anh.
Đó là bức tranh xã hội toàn cảnh, mà ai đó muốn “yên” thì chỉ còn vo tròn (lui về) củng cố cái đơn vị xã hội nhỏ bé của mình là gia đình riêng (nhà thơ chỉ có làm thơ tình “anh anh/em em”)? Với hình tượng thơ là bó hẹp trong vòm miệng của chính mình… rất phi lý, rất “kafka” mà cũng rất hiện thực. Thơ đây phải hiểu đa nghĩa, đa chiều đầy ẩn dụ và đầy suy tưởng.
“Từ trường thơ” ở đây rất mở như “Dưới ánh sáng Mặt trời không có sự việc mới” cùng là “mọi việc tốt chỉ bằng không”…?
Khổ 3, “Em thúc nhẹ bờ vai… hồn nhiên cho lưỡi và răng anh chạm vào cơ thể” là thi sĩ đã cách điệu cuộc sống vợ chồng “má ấp vai kề” thành những vần thơ siêu thực rất huyền diệu mộng mơ mà rất thực.
2 câu kết: “anh là con cá miệng dàn dụa trăng/ Rời bỏ bầy đàn quẫy vào biển động”… Đây là sáng tạo tài hoa của Mai Văn Phấn, một lối trở lại cội nguồn truyền thống, như câu kết của bài ca dao “Lính thú đời xưa”: Giếng nước trong con cá nó vẫy vùng; đồng thời cũng phảng phất một chút xưa Hàn Mặc Tử kiểu “trăng nằm sóng soãi trên cành liễu/ đợi gió đông về để lả lơi”, nay thì Mai Văn Phấn hóa cá với lời mặc khải: để thoát khỏi cái xã hội đang tha hóa này thì phải “quẫy” để bứt ra ngoài “lũy tre xanh” mà mở cửa hội nhập hòa nhập cùng thế giới (biển động) mà cạnh tranh để phát triển tiến lên văn minh hiện đại trật tự kỷ cương.
Dùng một hình tượng thơ tình (phi hiện thực) diễn đạt bằng lối thơ phi truyền thống để ẩn dụ – SOS về một xã hội hiện thực đang nóng bỏng… Ai đó bảo Mai Văn Phấn không trực giác, tránh né các vấn đề xã hội đời thường?… thì đọc đến bài “ngậm em trong miệng” thì sẽ thấy ở anh khá “dồi dào cá tính/ cái Tôi tận cùng dẫn tới cái Ta”: ĐẸP mà bạo liệt.
.
Góc Thành Nam Hà Nội 4-4-2012Thời sau Cách mạng tháng Mười Nga, nhà thơ “vị lai” V. V. Mayakovsky đã cho “Đám mây mặc quần”; rồi thời 1960, Xuân Diệu với một chút “siêu thực” đã ví von: “anh không xứng là biển xanh / nhưng anh muốn em là bờ cát trắng”… và, đến hôm nay (2011) Mai Văn Phấn – nhà thơ Hậu Hiện Đại Việt Nam, với phép biến hóa của Tôn Ngộ Không đã “Luôn tin có em trong miệng anh”, ý thơ (tạo thành một tứ thơ) được xây dựng thành một hình tượng thơ độc đáo rất ẩn dụ/ảo, nhưng đầy dụng ý, được đẩy lên tầm khái quát mang tính tư tưởng rất cao.
Thơ ở đây, khổ 2 sau câu mở đầu (mang trọn tứ thơ), đó là một thế giới bất an đủ chiến tranh, dịch hạch, thị phi (đặt điều, chụp mũ, quy kết), cạm bẫy, lọc lừa, lối đi đầy gai nhọn, bão tố triền miên… và để bảo vệ em (tình yêu- hạnh phúc gia đình), anh phải biến thành “bức tường lửa”… và tốt nhất, giấu em trong miệng anh.
Đó là bức tranh xã hội toàn cảnh, mà ai đó muốn “yên” thì chỉ còn vo tròn (lui về) củng cố cái đơn vị xã hội nhỏ bé của mình là gia đình riêng (nhà thơ chỉ có làm thơ tình “anh anh/em em”)? Với hình tượng thơ là bó hẹp trong vòm miệng của chính mình… rất phi lý, rất “kafka” mà cũng rất hiện thực. Thơ đây phải hiểu đa nghĩa, đa chiều đầy ẩn dụ và đầy suy tưởng.
“Từ trường thơ” ở đây rất mở như “Dưới ánh sáng Mặt trời không có sự việc mới” cùng là “mọi việc tốt chỉ bằng không”…?
Khổ 3, “Em thúc nhẹ bờ vai… hồn nhiên cho lưỡi và răng anh chạm vào cơ thể” là thi sĩ đã cách điệu cuộc sống vợ chồng “má ấp vai kề” thành những vần thơ siêu thực rất huyền diệu mộng mơ mà rất thực.
2 câu kết: “anh là con cá miệng dàn dụa trăng/ Rời bỏ bầy đàn quẫy vào biển động”… Đây là sáng tạo tài hoa của Mai Văn Phấn, một lối trở lại cội nguồn truyền thống, như câu kết của bài ca dao “Lính thú đời xưa”: Giếng nước trong con cá nó vẫy vùng; đồng thời cũng phảng phất một chút xưa Hàn Mặc Tử kiểu “trăng nằm sóng soãi trên cành liễu/ đợi gió đông về để lả lơi”, nay thì Mai Văn Phấn hóa cá với lời mặc khải: để thoát khỏi cái xã hội đang tha hóa này thì phải “quẫy” để bứt ra ngoài “lũy tre xanh” mà mở cửa hội nhập hòa nhập cùng thế giới (biển động) mà cạnh tranh để phát triển tiến lên văn minh hiện đại trật tự kỷ cương.
Dùng một hình tượng thơ tình (phi hiện thực) diễn đạt bằng lối thơ phi truyền thống để ẩn dụ – SOS về một xã hội hiện thực đang nóng bỏng… Ai đó bảo Mai Văn Phấn không trực giác, tránh né các vấn đề xã hội đời thường?… thì đọc đến bài “ngậm em trong miệng” thì sẽ thấy ở anh khá “dồi dào cá tính/ cái Tôi tận cùng dẫn tới cái Ta”: ĐẸP mà bạo liệt.
.
NK/ Nguồn Vanhac.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét