CẢM ĐỌC THƠ “ CHU KỲ MỚI “ NGUYỄN KHÔi
BÙI HUY
PHÁC – THI NHÂN
CÁT BỤI THÂN MỘT HẠT
Thơ và Dịch chuyển đường đời là đôi cánh đưa Bùi Huy Phác bươn chải trong cuộc sinh tồn. Đó là cuộc “lữ hành”- cuộc đầy ải của kiếp nhân sinh. Để Thơ của anh trở thành nỗi đượm tình hoài vọng quê hương xứ sở, hoài vọng những phương trời viễn mộng (Âu, Phi) của một thời (một đời) đầy nhiễu nhương biến động mà hy vọng càng lớn thì thất vọng càng nhiều. Muốn giầu buôn khó (bán mua các dự án xóa đói giảm nghèo), muốn có buôn vua (buôn chức tước quyền lực tha hồ chiếm đoạt…), còn Bùi Huy Phác một vai gánh “Muối rong” một vai gánh Thơ dấn thân sang “Tuyết trắng Vac-sa-va” (Ba Lan), sang Lục Địa Đen “nhỏ nhoi góc chợ chốn này / cát bụi thân ta một hạt” – một hạt bụi có hồn thi sĩ.
Ở tuổi 74, anh dường như càng riết róng cái sự tự đặt điều về “chu kỳ mới” của mình, với “trời vẫn biếc một màu / đường bỗng quang, dài rộng” của một “kẻ lữ hành nặng số / tóc trắng chẳng chịu già”,
với:
“lại nguyên sơ giọt đắng
lại nguyên sơ mộng đời”
với :
“một trái tim hóa đá
một đồng hành vô tri…”
với :
“Nỗi đau thành điểm hẹn
niềm tin đã tột cùng”
với :
“lại khát khao tiếng gọi
lại một vòng thương đau.”
Đó là một con người đã trải qua “Bốn mươi năm gió bụi / đã vùi kín mộng xưa”
Tố Như xưa chỉ có “ mười năm gió bụi ” để viết nên thiên truyện Kiều bất hủ. Còn “ Bùi thi nhân ” (chưa dám gọi là thi tài) nhưng cũng đã để lại những vần thơ rớm máu, đượm mồ hôi, sôi trí não, rất thơ : “Ngưỡng ảo huyền nhận biết đến trong ai ?” của cái “thân này vào xuôi ngược / mới đó vội cỗi cằn”.
Cuộc lữ hành của Bùi thi nhân như thể đi trong trận đồ mịt mùng của tư tưởng (ý thức hệ, tôn giáo), sự đổ vỡ đảo điên của một thời, giữa một cuộc đời luôn rình rập hiểm họa. Chỗ hay không bù lại được chỗ dở, cái được không thấm gì so với cái mất mát hẫng hụt. Để cho cái thân phận con người “Bày mươi còn tong tả ngược xuôi / nhớ nhớ quên quên toàn thứ ngược đời / còn bấu víu mấy mảnh gương vạn cổ” (như ai đó quen “ăn mày dĩ vãng” ) mà “Bỏ cửa nhà mơ cánh én trời mây / ngách chợ trời Tây đứng phân phải trái”.
Cái bi kịch của Bùi thi nhân là cái lệch pha giữa lý tưởng (viễn mộng) với thực tế đời thường (phũ phàng) :
- đôi gối chớm loãng xương cơ khổ
đốt sống lưng đĩa đệm lệch hiểm nghèo
- con sót bố đã tha hương bao bận
nay vẫn còn Xích đạo nắng tiêu hao
Thơ là người, Thơ là tiếng lòng, là nước mắt của con tim… Nó như kiếp thi nhân, muốn dừng mà không thể dừng được :
cuộc nếm trải dĩ cùng vi vạn biến
ngẩn ngơ người nghiện ngập kiếp phiêu du
Trái đất (so với vũ trụ) nhỏ nhoi như một cái lồng, như một nhà tù, chạy góc này ra góc kia “vẫn thế…”, anh “cô biệt nam bán cầu” để một mình “bóc lịch” (“bóc lịch” một ẩn ngữ của “ngồi tù” ), đây là tù tại gia, tự mình tù mình của cái “Cha chịu lửa ngàn trưa / Lịch nên trang tri kỷ”, của cái “Thân một mảnh nhỏ nhoi… Ai nói thời gian trôi / tìm đâu ra dấu vết ?” , và “được thấm thía cô đơn / được rơi tự do và mất hút / trong lòng cát ” sa mạc Phi châu !
Ở Bùi thi nhân, cuộc đời đã qua 74 năm, lắm phen tưởng như đã tận cùng đáy vực, nhưng bản chất thi nhân là lạc quan, là hoang tưởng, dám xông vào “cuộc chơi tàn phá / không chấp nhận giữ gìn” :
… rượu mắng ta lưu manh
rượu mắng ta bần tiện
…không cùng chìm huyễn tưởng
cùng thiêu hủy thân này.
Thật đúng vậy, ở Bùi Huy Phác, Thơ đúng là một cuộc lịch nghiệm. Thơ cất cánh trong bươn chải sinh tốn đến những chân trời viễn mộng để bật lên tiếng nói tâm hồn, tiếng nói thời đại mà anh cùng cả một thế hệ bạn anh đang “nghiệm” ?
Chao ôi, cõi Thơ có đến và có đi, để lại một “vết thời gian” (một lịch nghiệm) của thi nhân – một hạt bụi có hồn. Ở Bùi Huy Phác, đó là cánh chim Việt ngoài ven trời như “cánh sóng cứ dạt dào nhường ấy / tóc ai bay…đến tóc cũng lên lời”. Thơ là vậy.
Góc thành Nam Hà Nội, 16-11-2011
Nguyễn Khôi
CÁT BỤI THÂN MỘT HẠT
Thơ và Dịch chuyển đường đời là đôi cánh đưa Bùi Huy Phác bươn chải trong cuộc sinh tồn. Đó là cuộc “lữ hành”- cuộc đầy ải của kiếp nhân sinh. Để Thơ của anh trở thành nỗi đượm tình hoài vọng quê hương xứ sở, hoài vọng những phương trời viễn mộng (Âu, Phi) của một thời (một đời) đầy nhiễu nhương biến động mà hy vọng càng lớn thì thất vọng càng nhiều. Muốn giầu buôn khó (bán mua các dự án xóa đói giảm nghèo), muốn có buôn vua (buôn chức tước quyền lực tha hồ chiếm đoạt…), còn Bùi Huy Phác một vai gánh “Muối rong” một vai gánh Thơ dấn thân sang “Tuyết trắng Vac-sa-va” (Ba Lan), sang Lục Địa Đen “nhỏ nhoi góc chợ chốn này / cát bụi thân ta một hạt” – một hạt bụi có hồn thi sĩ.
Ở tuổi 74, anh dường như càng riết róng cái sự tự đặt điều về “chu kỳ mới” của mình, với “trời vẫn biếc một màu / đường bỗng quang, dài rộng” của một “kẻ lữ hành nặng số / tóc trắng chẳng chịu già”,
với:
“lại nguyên sơ giọt đắng
lại nguyên sơ mộng đời”
với :
“một trái tim hóa đá
một đồng hành vô tri…”
với :
“Nỗi đau thành điểm hẹn
niềm tin đã tột cùng”
với :
“lại khát khao tiếng gọi
lại một vòng thương đau.”
Đó là một con người đã trải qua “Bốn mươi năm gió bụi / đã vùi kín mộng xưa”
Tố Như xưa chỉ có “ mười năm gió bụi ” để viết nên thiên truyện Kiều bất hủ. Còn “ Bùi thi nhân ” (chưa dám gọi là thi tài) nhưng cũng đã để lại những vần thơ rớm máu, đượm mồ hôi, sôi trí não, rất thơ : “Ngưỡng ảo huyền nhận biết đến trong ai ?” của cái “thân này vào xuôi ngược / mới đó vội cỗi cằn”.
Cuộc lữ hành của Bùi thi nhân như thể đi trong trận đồ mịt mùng của tư tưởng (ý thức hệ, tôn giáo), sự đổ vỡ đảo điên của một thời, giữa một cuộc đời luôn rình rập hiểm họa. Chỗ hay không bù lại được chỗ dở, cái được không thấm gì so với cái mất mát hẫng hụt. Để cho cái thân phận con người “Bày mươi còn tong tả ngược xuôi / nhớ nhớ quên quên toàn thứ ngược đời / còn bấu víu mấy mảnh gương vạn cổ” (như ai đó quen “ăn mày dĩ vãng” ) mà “Bỏ cửa nhà mơ cánh én trời mây / ngách chợ trời Tây đứng phân phải trái”.
Cái bi kịch của Bùi thi nhân là cái lệch pha giữa lý tưởng (viễn mộng) với thực tế đời thường (phũ phàng) :
- đôi gối chớm loãng xương cơ khổ
đốt sống lưng đĩa đệm lệch hiểm nghèo
- con sót bố đã tha hương bao bận
nay vẫn còn Xích đạo nắng tiêu hao
Thơ là người, Thơ là tiếng lòng, là nước mắt của con tim… Nó như kiếp thi nhân, muốn dừng mà không thể dừng được :
cuộc nếm trải dĩ cùng vi vạn biến
ngẩn ngơ người nghiện ngập kiếp phiêu du
Trái đất (so với vũ trụ) nhỏ nhoi như một cái lồng, như một nhà tù, chạy góc này ra góc kia “vẫn thế…”, anh “cô biệt nam bán cầu” để một mình “bóc lịch” (“bóc lịch” một ẩn ngữ của “ngồi tù” ), đây là tù tại gia, tự mình tù mình của cái “Cha chịu lửa ngàn trưa / Lịch nên trang tri kỷ”, của cái “Thân một mảnh nhỏ nhoi… Ai nói thời gian trôi / tìm đâu ra dấu vết ?” , và “được thấm thía cô đơn / được rơi tự do và mất hút / trong lòng cát ” sa mạc Phi châu !
Ở Bùi thi nhân, cuộc đời đã qua 74 năm, lắm phen tưởng như đã tận cùng đáy vực, nhưng bản chất thi nhân là lạc quan, là hoang tưởng, dám xông vào “cuộc chơi tàn phá / không chấp nhận giữ gìn” :
… rượu mắng ta lưu manh
rượu mắng ta bần tiện
…không cùng chìm huyễn tưởng
cùng thiêu hủy thân này.
Thật đúng vậy, ở Bùi Huy Phác, Thơ đúng là một cuộc lịch nghiệm. Thơ cất cánh trong bươn chải sinh tốn đến những chân trời viễn mộng để bật lên tiếng nói tâm hồn, tiếng nói thời đại mà anh cùng cả một thế hệ bạn anh đang “nghiệm” ?
Chao ôi, cõi Thơ có đến và có đi, để lại một “vết thời gian” (một lịch nghiệm) của thi nhân – một hạt bụi có hồn. Ở Bùi Huy Phác, đó là cánh chim Việt ngoài ven trời như “cánh sóng cứ dạt dào nhường ấy / tóc ai bay…đến tóc cũng lên lời”. Thơ là vậy.
Góc thành Nam Hà Nội, 16-11-2011
Nguyễn Khôi
Thơ
BÙI HUY PHÁC
TUYẾT TRẮNG VAC-SA-VA
Gửi Basia
Anh rón rén bước đầu trên tuyết trắng
Của mùa đầu tuyết trắng Vac-sa-va
Lòng chẳng nỡ làm đau nghe tuyết rạn
Đi tìm lời chợt đến của đôi ta.
Đường cát bụi nửa đời anh lận đận
Chân chưa xa quê góc nắng địa cầu
Còn đen đủi lặng thầm bao số phận
Chẳng thấy lời.
Hoa tuyết vẫn rơi mau.
Krucza, 12-1992
HỒNG HOA
Tặng Thanh Thủy
Chưa phải xứ hoa hồng
Mà miên man hồng thế
Hồng ngàn tuổi ai trồng
Hương dâng bao thế hệ.
“ Bạn ủ một cánh rơi
Hạnh phúc năm qua đến
Em cất nửa lá thôi
Lộc về, đâu có hẹn ?”
Dạo thành Hildesheim
Pháo đài, con đập nhỏ
Chầm chậm bước bên em
Đóa hồng nơi góc bể.
Hildesheim (Đức), 3-6-2011
MUỐI RONG
Như thành lệ mới tinh mơ
tiếng rao muối trắng đã qua ngõ mình
Ơi người đem biển kết tinh
bán cho người bớt nhạt tình
Người ơi !
Có thêm, xin chút gió khơi
cho nơi bức bối, cho vơi nhọc nhằn
Dặn em
mua muối mua dần
Để
Ta với Biển
thêm lần lại qua.
18-6-2002
TIẾNG VỌNG CA TRÙ
Sáu ba tuổi con lầm rầm tập hát
Khúc ca trù "Tuyết tuyết hồng hồng"
Còn văng vẳng tiếng điểm chầu…tom chát !
Những giọt buồn Cha thả lên không.
Mẹ đồng áng suốt cả đời Tần Tảo
Phút lâm chung không một con về
Đau đớn thực mà đành coi hư ảo
Nhập quan nêm tiếng…chát ! não nề.
Sau lận đận nhiều nẻo đường tuyết trắng
Con trở về tìm tiếng vọng xưa
Nghe trong trống đọng giọt cay giọt đắng
Mà sinh thời Cha tuyệt không phô.
26-8-2000
KHÔNG CÒN LỜI CỦA RƯỢU
Tặng nhà văn Hòa Vang
Bạn có lần trong rượu
Thấy ta còn tỉnh khô
Mắng ta quân bần tiện
Đắng ngọt đến bây giờ.
Bạn là người chu đáo
Đang vào chiến trường K *
Chọn giây ngưng đạn pháo
Thu xếp nốt việc nhà.
Cháu Y Vân tươi tắn
“Chánh văn phòng của cha”
Dưới tóc ông bạc trắng
Lạy cha lên xe hoa.
Bạn trải lời gan ruột
Cùng bè bạn thân nhân
Tiếng chim khôn buôn buốt
Nhân thế bước chân trần.
Buồn vui đều cháy lửa
Giờ ta muốn cạn say
Thì bạn không uống nữa
Còn ai mắng ta đây ?
Đêm 19-3-2006
* Chiến trường K : Nhà văn dí dỏm nói với bạn bè về ung thư phổi của mình.Mười ba ngày sau khi chủ trì lễ cưới cho con gái út, bạo bệnh đã cướp anh đi.
Thơ Bùi Huy Phác/ Nguyễn Khôi đò đưa
nnb vi tính giới thiệu
BÙI HUY PHÁC
TUYẾT TRẮNG VAC-SA-VA
Gửi Basia
Anh rón rén bước đầu trên tuyết trắng
Của mùa đầu tuyết trắng Vac-sa-va
Lòng chẳng nỡ làm đau nghe tuyết rạn
Đi tìm lời chợt đến của đôi ta.
Đường cát bụi nửa đời anh lận đận
Chân chưa xa quê góc nắng địa cầu
Còn đen đủi lặng thầm bao số phận
Chẳng thấy lời.
Hoa tuyết vẫn rơi mau.
Krucza, 12-1992
HỒNG HOA
Tặng Thanh Thủy
Chưa phải xứ hoa hồng
Mà miên man hồng thế
Hồng ngàn tuổi ai trồng
Hương dâng bao thế hệ.
“ Bạn ủ một cánh rơi
Hạnh phúc năm qua đến
Em cất nửa lá thôi
Lộc về, đâu có hẹn ?”
Dạo thành Hildesheim
Pháo đài, con đập nhỏ
Chầm chậm bước bên em
Đóa hồng nơi góc bể.
Hildesheim (Đức), 3-6-2011
MUỐI RONG
Như thành lệ mới tinh mơ
tiếng rao muối trắng đã qua ngõ mình
Ơi người đem biển kết tinh
bán cho người bớt nhạt tình
Người ơi !
Có thêm, xin chút gió khơi
cho nơi bức bối, cho vơi nhọc nhằn
Dặn em
mua muối mua dần
Để
Ta với Biển
thêm lần lại qua.
18-6-2002
TIẾNG VỌNG CA TRÙ
Sáu ba tuổi con lầm rầm tập hát
Khúc ca trù "Tuyết tuyết hồng hồng"
Còn văng vẳng tiếng điểm chầu…tom chát !
Những giọt buồn Cha thả lên không.
Mẹ đồng áng suốt cả đời Tần Tảo
Phút lâm chung không một con về
Đau đớn thực mà đành coi hư ảo
Nhập quan nêm tiếng…chát ! não nề.
Sau lận đận nhiều nẻo đường tuyết trắng
Con trở về tìm tiếng vọng xưa
Nghe trong trống đọng giọt cay giọt đắng
Mà sinh thời Cha tuyệt không phô.
26-8-2000
KHÔNG CÒN LỜI CỦA RƯỢU
Tặng nhà văn Hòa Vang
Bạn có lần trong rượu
Thấy ta còn tỉnh khô
Mắng ta quân bần tiện
Đắng ngọt đến bây giờ.
Bạn là người chu đáo
Đang vào chiến trường K *
Chọn giây ngưng đạn pháo
Thu xếp nốt việc nhà.
Cháu Y Vân tươi tắn
“Chánh văn phòng của cha”
Dưới tóc ông bạc trắng
Lạy cha lên xe hoa.
Bạn trải lời gan ruột
Cùng bè bạn thân nhân
Tiếng chim khôn buôn buốt
Nhân thế bước chân trần.
Buồn vui đều cháy lửa
Giờ ta muốn cạn say
Thì bạn không uống nữa
Còn ai mắng ta đây ?
Đêm 19-3-2006
* Chiến trường K : Nhà văn dí dỏm nói với bạn bè về ung thư phổi của mình.Mười ba ngày sau khi chủ trì lễ cưới cho con gái út, bạo bệnh đã cướp anh đi.
Thơ Bùi Huy Phác/ Nguyễn Khôi đò đưa
nnb vi tính giới thiệu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét