Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2012

Bàn thêm về Tứ Thơ


Bàn thêm về Tứ Thơ

NGUYỄN TRỌNG HOAN

.
Đã có nhiều tác giả đề cập tới Tứ thơ . Song một số bài viết thiên về cấu tứ , vì vậy vấn đề quá rộng , khó nắm bắt và thống nhất . Ở đây chúng tôi chỉ đưa ra một số thông tin cơ bản để các thi nhân đóng góp bổ sung thêm .
I. Lý luận văn học cổ điển Trung Quốc
Tứ thơ đã được Lưu Hiệp ( Trung Quốc ) đề cập tới trong chương Thần Tứ, cách đây khoảng 1500 năm . Khi bàn về cấu tứ có giải thích : nghĩa đen của tứ là nghĩ ra , phát hiện một cái gì . Song đến Tư Không Đồ mới nói về khái niệm này rõ hơn .

Các nhà thơ đời sa
u đều đã xác định vai trò của tứ thơ
Theo Tư Không Đồ ( đời Đường ) :
“ Tứ và cảnh hài hòa “. Ở đây đã dược Khâu chấn Thanh giải thích “ Tứ là tư tưởng tình cảm , cảm thụ chủ quan của nhà thơ “ . Ngoài ra ông còn dùng cặp từ “ ý cảnh “ để làm rõ “ tứ cảnh hài hòa “ .
Qua đó cho thấy khái niệm Ý ở đây tương đương với khái niệm Tứ .
Theo Thang Hiền Tổ ( Đời Minh ) :
“ Phàm văn phải lấy ý , thú , thần , sắc làm chủ “
- Ý là ý đồ của tác giả hay tôn chỉ của tác phẩm
- Thú là cấu tứ nghệ thuật tự nhiên thanh thú
- Thần là hình tượng nghệ thuật
- Sắc là ngôn ngữ nghệ thuật
Theo Vương Phu Chi ( Đời Thanh ) :
“ Ý vẫn là thống soái “ : Ý ở đây là tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Nó chiếm vị trí thống soái trong một tác phẩm . Từ ngữ , sự việc chỉ là binh lính dưới sự chỉ huy của vị thống soái mà thôi .
II. Theo một số tài liệu của Việt nam đã xuất bản :
Chàng Văn ( Chế lan Viên ) :
“ Gọi nó là tứ để phân biệt với ý . Chứ tứ chẳng qua là ý lớn toàn bài vậy . Gọi chữ theo thời đại thì nó cũng như cái đề tài cộng với cái chủ đề tư tưởng của toàn bài . Cái tứ bao trùm cả bài ấy phải diễn ra bằng nhiều ý ( nhiều suy nghĩ , tư tưởng ) trong từng đoạn , từng chữ, từng câu . “ ( 1961 )

Theo Xuân Diệu :
“ Từ cuộc sống mà toát ra ý , ý ấy muốn trở về tác động lại vào cuộc sống và tác động bằng phương thức thơ , thì ý ấy nếu đầu thai thành xúc cảm , tình cảm , ý ấy nên trở thành tứ, đó là tứ thơ . “ (1972 )
Sau này một số tác giả như Nguyễn xuân Nam , Hà minh Đức , Mã giang Lân , Nguyễn hưng Quốc , Nguyễn nguyên Bảy đã phát triển làm rõ thêm khái niệm về tứ của một bài thơ , phương thức biều hiện , cấu tứ xây dựng tứ cho một bài thơ . Trong đó cũng có một vài ý kiến đưa ra khái niệm về tứ thơ chưa rõ ràng và chuẩn xác . Ngoài ra Thế lữ , Huy cận , Tế Hanh cũng đóng góp một số kinh nghiệm khi xây dựng tứ thơ .
Cũng nói thêm , tham khảo “ Những bậc thày văn chương “ của Phương Tây chúng tôi chưa phát hiện được tài liệu nào nói về khái niệm này .
III. Một số bài thơ có tứ điển hình có thể lấy làm ví dụ :
- Cánh buồm của Lermontov
- Thời gian của Berton Brezt
- Mất Ô của Tú Xương
- Cuộc chia ly màu đỏ của Nguyễn Mỹ
- Mặt quê hương của Tế Hanh
- Duyệt binh của Chính Hữu
IV, Kết luận
- Ở Việt nam , Chế lan Viên và Xuân Diệu đã cụ thể hóa khái niêm này . Theo trên có thể thấy đây là hai cách nói . Một khái quát , một cụ thể . Song tinh thần có thể thấy đều xuất phát từ lý luận văn học cổ điển Trung Quốc .
- Theo chúng tôi có thể tiếp nhận ý kiến của Chế lan Viên . Khái niệm của ông cho phép ta rộng đường xem xét , ngay cả với thơ trẻ hiện nay .
- Việc lấy ý làm thống soái , coi tư tưởng chủ đề làm trọng , Tứ và cảnh hài hòa , làm thơ không thể thiếu cái tôi vẫn đúng với thơ hiện đại và có thể vẫn đúng với cả phương Đông lẫn phương Tây .

Cũng nói thêm : Ở đây chỉ bàn đến tứ thơ của toàn bài . Ý và tứ của các câu thơ trong bài đã được nhiều tác giả đề cập và khá minh triết nên không bàn . Bài viết cố gắng cô đọng , mong được cảm thông .
Có thể trao đổi thêm với địa chỉ email :
Tài liệu tham khảo :
- Lý luận văn học nghệ thuật cổ điển TQ , Văn tâm Điêu long , Tùy Viên thi thoại
- Những bậc thày văn Chương – Lê huy hòa và Nguyễn văn Bình dịch
- Các bài viết của các tác giả sau : Xuân Diệu , Hà minh Đức , Trần đình Sử ,Mã giang Lân , Nguyễn hưng Quốc , Bùi công Hùng , Nguyễn nguyên Bảy , Đỗ đình Tuân , Nguyễn Khôi …

Tác già gửi bài qua Email

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét