Thứ Năm, 15 tháng 3, 2012

Thi sĩ Nguyễn Khôi & phong cách “thẩm thơ”


Thi sĩ Nguyễn Khôi & phong cách  “thẩm thơ”

Nguyễn Văn Hoa
 
I Đặt vấn đề
Nhà thơ Nguyễn Khôi ( Đình Bảng) ( xin phep viết tắt NK) có email cho chúng tôi bản thảo tập 2( hai )“ Bắc Ninh Thi thoại..
Tập này NK gửi gấm 27 bài . Cảm nhận đầu tiên đúng là  : “Gừng càng già càng cay”?
II Về nội dung cuốn sách
Nghiên cứu kĩ cả 27 bài này , chúng tôi xin mạo muội có vài cảm nhận sơ khởi như sau:
1-Nhận thấy đặt tên “Bắc Ninh thi thoại “ tập 2 là hợp tình hợp lí. Vẫn mạch “ thẩm thơ” của các thi sĩ nổi tiếng Kinh Bắc( ví dụ Cao Bá Quát, Hoàng Cầm, Nguyễn Đăng Đạo, Bàng Bá Lân…  ) hoặc trên đường phiêu du lãng tử thẩm thơ ‘thiên hạ”NK vẫn viết với tâm hồn của một thi sĩ Kinh Bắc vùng quê quan họ .
2- Qua đó “ phong cách NK “thẩm thơ “ giữa tập 1 & tập 2 vẫn nhất quán , những người “ chuyên nghiệp lấy nghề “phê bình văn học “ ở Viện này viện nọ, trường này trường nọ, chuyên mục văn học ở báo này  này báo nọ  hoặc thành viên ở Hội đồng này hội đồng nọ để kiếm cơm có thể không thích phong cách “ thẩm thơ “ kiểu này của NK?Nhưng qua hai tập này  thì càng định hình phong cách thẩm thơ  rất cá tính của NK, Đọc những bài “ thẩm thơ này dù “ ẩn” ( dọc phách ) tên NK đi , thì bè bạn than thiết vẫn nhận ra cái phong cách này . Nó không giống mấy anh Tây học dich hoặc  trích dẫn này nọ “thi pháp học’ /hậu hiện đại/ cấu trúc học /phân tâm học  …để “thẩm thơ”. NK với linh tính của thi sĩ hồn thơ Kinh Bắc cũng với cách phê bình “ truyền thống” để “thẩm thơ”, chính “phong cách riêng đó , 27 bài viết đều để lại dấu ấn cá nhân không trộn lẫn với ai!
3- Chúng tôi thấy có nhiều bài viết rất xuất sắc , ví dụ với sự am tường cực kì sâu sắc “bếp núc” của thơ và luôn luôn giữ cảm xúc dâng tràn mỗi khi NK ” thẩm thơ Hoàng Cầm ( bài 14,15,16), Quang Dũng ( bài 18),Bùi Giáng
4- Thành công của tập 2 là những bài viết của NK khi thẩm thơ Đường .Ví dụ  “ thẩm thơ Đường” của Lý Bạch và Đỗ Phủ ( bài 19,20,23,24,25,26).. NK đã thể hiện ý kiến cá nhân nhiều khi rất sòng phẳng –minh bạch , ví dụ ‘bình” Tản Đà khi dich bài Tứ tuyệt của Đỗ Phủ
Hai cái oanh vàng kêu liễu biếc
Một hàng cò trắng vút trời xanh
Nghìn năm tuyết núi song in sắc
Muôn dặm thuyền Ngô cửa rập rình
NK cho rằng chữ “rình “câu 4 nhầm vần với chữ “ xanh” câu 2.
Và “bộc trực “khen Lê Kim Giao( Hà Nội ) dịch thoát hồn  bài này nó giúp  Nk liên tưởng tới  Lăng Cô buổi chiều tà ở Thừa Thiên Huế .  
5- Với “ độ lùi” của thời gian về kiến thức , về tuổi tác , về cảm xúc NK đã viết tập 2 này chặt chẽ , thuyết phục hơn . Càng thể hiện bản lĩnh cá nhân khi “ thẩm thơ” quê mình Kinh Bắc và thơ thiên hạ ngoài Kinh Bắc. Nó chứng minh sự vô tư khách quan không theo vết xe đổ của một vài nguwoif phê bình theo kiểu “ bốc thơm’ rất sống sượng coi thường độc giả yêu thơ Việt nam trong ngoài nước.
6- Nếu NK biên tập lại , cắt bớt sự trùng lặp ví dụ  mảng “ thẩm” thơ Đường . Hoặc những bài viết về “ bếp núc của thơ”.
  
III Kết Luận
Có lẽ những người “ sáng tác “ thơ như NK , “ điếc không sợ súng “, không bị “trói buộc “ lý thuyết này nọ ( nhất là  lí thuyết lai căng du nhập) , nên khi viết “thẩm thơ Bắc Ninh ( Kinh bắc) và ngoài Kinh Bắc của NK đều không “ gợn bút” , nó trôi chảy theo cảm xúc thật và sự thâm của sự đọc+học nhiều về thơ ( chắc Nk đã đọc hàng vạn hàng triệu baiof thở của Kinh bắc và ngoài Kinh Bắc?).
Tập sách này theo chúng tôi  thực sự có ích cho người yêu thơ  Kinh Bắc . Qua tập sách này bạn đọc sẽ càng yêu con người Kinh bắc và nền văn hóa –văn hiến – cái nôi văn minh của người Việt chúng ta.
Xin phép nói thêm , sau ngày 13-9-2011 cá nhân tôi thực sự hoang mang về “lỗ hổng” kiến thức cá nhân đối với lý luận-phê bình văn học Việt Nam.
Bởi vì hôm ấy tôi dự trọn vẹn buổi bảo vệ Luận án Tiến sỹ về  lý luân văn học (1986-2011( do hai người bạn tôi hướng dẫn ).
Nghe xong các giáo sư đầu ngành về văn học Việt nam trình bày ý kiến khác nhau về lý luận văn học /phê bình văn học Việt nam và thế giới, mới thương cho các nhà phê bình văn học chuyên nghiệp ở Việt Nam !
Và mừng cho NK- thi sĩ “thẩm” thơ chẳng bị giàng buộc bởi bất kì lí thuyết nào cả ( ví dụ  tính đảng trong văn học Việt nam ?)!
Có lẽ đó là nguyên nhân chính NK thành công khi viết tập 2 “ Bắc Ninh thi thoại “ và “ thương hiệu “ thẩm “ thơ của thi sĩ NK đã được xác lập ngày càng vững vàng./.
 
Cao nguyên Trung phân Việt nam Tàn thu Tân Mão 2011
Nguyễn văn Hoa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét