NIỀM TIN TRONG ÁNH MẮT NGƯỜI
(Nhân đọc bài “Thay đổi” của Ngọc Chấn,
Hội văn học nghệ thuật tỉnh Yên Bái)
Hội văn học nghệ thuật tỉnh Yên Bái)
THAY ĐỔI
.
.
Lửa có thể biến lâu đài thành tro bụi
Sấm sét rạch nát bầu trời
Lũ lụt đổi thay mặt đất
Giông bão làm ngả nghiêng núi rừng
Rượu biến ta thành người khác
Tiền bạc đưa ta tới tận cùng vinh - nhục
Trí tuệ. Sự chinh phục…
Miệng lưỡi thế gian có thể làm ta gục ngã.
Ánh mắt của con người
Có thể làm ta tin.
.
Sấm sét rạch nát bầu trời
Lũ lụt đổi thay mặt đất
Giông bão làm ngả nghiêng núi rừng
Rượu biến ta thành người khác
Tiền bạc đưa ta tới tận cùng vinh - nhục
Trí tuệ. Sự chinh phục…
Miệng lưỡi thế gian có thể làm ta gục ngã.
Ánh mắt của con người
Có thể làm ta tin.
.
(Rút trong tập:“Nơi dòng sông gặp biển”
NXB Văn hóa Thông tin năm 2010)
NXB Văn hóa Thông tin năm 2010)
Tôi với Ngọc Chấn đều là lính từ chiến trường trở về sau Đại thắng mùa xuân 1975, Ngọc Chấn là lính lái xe tăng, còn tôi là lính lái xe xích kéo pháo. Biết là cái chất lính đã ngấm vào máu thịt nhưng khi đọc thơ anh càng hiểu rõ hơn điều ấy. Thơ anh không trộn đi đâu được những gì của một người đã đi qua một thời đạn bom chết chóc, lại được trải nghiệm qua một thời hòa bình không tiếng súng nhưng cũng là mặt trận không kém phần cam go, khốc liệt. Tất cả lắng lại trên những trang thơ tâm tình về nhân thế của anh.
Bài thơ là những suy ngẫm rất giầu sức gợi, có sức lay động lòng người bởi những tâm sự gan ruột. Tứ thơ “Thay đổi” làm ta liên tưởng đến cảnh “bãi biển nương dâu”, đến những chuyện “thế gian biến cải vũng nên đồi”, đến “vật đổi sao dời”… Trong 10 dòng thơ ta đã gặp những chi tiết nghệ thuật rất gần gũi, đời thường: “Lửa”, “Sấm sét”, “Lũ lụt”, “Giông bão”, “Rượu”, “Tiền bạc”, “Miệng lưỡi”… có thể vô tình hay hữu ý làm thay đổi, biến dạng bao nhiêu thứ trên đời và bao nhiêu thứ có thể bị ngả nghiêng, biến chất, thậm chí có thể bị gục ngã, bị biến thành tro bụi trên hành trình nhân thế đầy khó khăn bất trắc… Điều này có thể thấy hằng ngày hằng giờ quanh ta hoặc ở chính ta, điều đó làm không ít người mệt mỏi, thất vọng, chán nản, đánh mất niềm tin, hoặc tặc lưỡi buông xuôi… Chuyện đời buồn vui, xấu tốt, lành dữ đan xen; thành công – thất bại, vinh – nhục đều khó tránh khỏi. Những người vững vàng vượt qua và chiến thắng là ai? Những người có thể làm chủ cuộc sống đầy gian truân là ai? Câu trả lời nằm ở hai dòng thơ kết bài:
Ánh mắt của con người
Có thể làm ta tin.
Vâng! Đó là ánh mắt trẻ thơ trong trẻo; ánh mắt của bạn bè ấm áp; ánh mắt người thân yêu trìu mến, bao dung; ánh mắt của đồng đội kẻ mất người còn; ánh mắt của người thất bại, người chiến thắng; thậm chí ánh mắt của kẻ giả dối lọc lừa, của kẻ thù… đều có thể trao cho ta bao điều hữu ích, giúp ta nhận rõ được thật giả, làm ta không mất niềm tin ở con người, không mất niềm tin ở cuộc sống.
Nếu “Lũ lụt đổi thay mặt đất/ Giông bão làm ngả nghiêng núi rừng” đều là những câu khẳng định, thì đến câu: Miệng lưỡi thế gian có thể làm ta gục ngã” lại không khẳng định. Từ “có thể” rất đắt, cái xấu có thể làm cho những người yếu ớt trở nên thiếu lòng tin, mất nghĩa khí nhưng không thể làm gục ngã một con người chân chính; đó là những người đã được tôi luyện, có bản lĩnh, giữ trọn được niềm tin. Cuộc đời này vạn biến nhưng vẫn có những điều bất biến quí giá, đó là niềm tin. Hai dòng thơ kết bài rất có sức nặng, cảm hứng thế sự xuyên suốt bài thơ chợt sáng lên một chân lý: Những người biết gặt hái từ cuộc đời niềm tin, biết giữ vững niềm tin từ cuộc đời nhiều giông bão, nhiều đổi thay, nhiều cám dỗ; những người chân chính không đánh mất niềm tin và biết nuôi dưỡng niềm tin không chỉ tồn tại, mà sống vững vàng an nhiên giữa dòng đời đang chảy trôi mãnh liệt.
Phải chăng, những người lính đã trải qua trận mạc, sống chết trong gang tấc mới hiểu sâu sắc giá trị của cuộc sống hôm nay và can đảm vượt lên những “Thay đổi” của cuộc sống.
9. 2011
Trần Văn Hạc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét