Nhìn lại giải thưởng thơ 2011
ĐỖ NGỌC YÊN
.
Hoan ca và Ngày linh hương nở sáng là hai tập thơ vừa nhận được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam 2011, dù trước và sau đấy nó cũng đã dấy lên những luồng dư luận trái chiều. Nhiều ý kiến của những “người trong cuộc” nghiêng về phía tán đồng, ủng hộ coi đây là một cuộc “bứt phá” của thi ca Việt đương đại, báo hiệu một mùa vàng bội thu. Thế nhưng,...
Thơ Việt đương đại đã hết thời “bĩ cực”?
Sau 3 năm giải thưởng Hội Nhà văn vắng bóng thơ (2006 - 2009), đến 2011, 2 tập thơ Bầu trời không mái che và Sóng và khoảng lặng đã được Hội Nhà văn trao giải thưởng 2010, và vào năm 2011, hai tập thơ khác là Hoan ca của Đỗ Doãn Phương và Ngày linh hương nở sáng của Đinh Thị Như Thúy cũng được trao giải.
Nếu chỉ xét về khía cạnh số lượng tác phẩm đoạt giải 2 năm vừa rồi, có ý kiến cho rằng, thơ Việt đương đại đã qua thời “bĩ cực” đang chuyển sang thời “thái lai”. Đương nhiên, số lượng tác phẩm đoạt giải 2 năm vừa qua lại dường như chưa nói được là bao chất lượng của giải thơ, cũng như sự phát triển của thể loại này. Hơn bất cứ lĩnh vực nào khác, đối với văn chương - nghệ thuật thì bao giờ cũng “quý hồ tinh, bất quý hồ đa”. Nhưng nếu không có tác phẩm nào đoạt giải thì người ta biết lấy gì mà luận bàn, so sánh, biết căn cứ vào đâu mà nói rằng thơ Việt đương đại đang “được” hay “mất” mùa.
Âu đấy cũng là cái lý để các nhà tổ chức, Ban giám khảo quyết chọn ra một vài tập thơ nào đấy theo tinh thần “chọn bó đũa lấy cột cờ” theo cách nói của tiền nhân. Còn nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, người phụ trách sáng tác từng khẳng định rằng: “Mai Văn Phấn, Trần Tiến Dũng, Đinh Thị Như Thúy, tôi ấn tượng với ba tác giả này, vì họ thực sự tạo nên một thế giới thi ca mà có những điều cá nhân tôi không làm được” (Theo báo Thể thao - Văn hóa cuối tuần, số tất niên 2010). Trong 3 người mà ông Thiều nhắc tới ở đây, chỉ có Trần Tiến Dũng là chưa đoạt được giải thưởng, 2 người còn lại, đã đoạt giải năm 2010 và 2011 vừa qua.
Đọc cả 4 tập thơ được giải, tôi nhận thấy một điều rất rõ là dường như tất cả họ đều có chung một phong cách thơ “phi truyền thống”.
Đọc cả 4 tập thơ được giải, tôi nhận thấy một điều rất rõ là dường như tất cả họ đều có chung một phong cách thơ “phi truyền thống”.
Riêng Bầu trời không mái che của Mai Văn Phấn có vẻ như phong cách gần với truyền thống hơn đôi chút, còn Đỗ Doãn Phương và Đinh Thị Như Thúy có cách nghĩ, lối viết rất xa lạ với thơ truyền thống.
Vì thế có ý kiến cho rằng sở dĩ năm nay trao giải cho 2 tập thơ trên, Hội đồng chấm giải có ý định làm một cuộc cách mạng về thi pháp thơ Việt đương đại, để khỏa lấp dư luận về việc 3 năm qua thơ đã “mất mùa”, nay cần phải chứng tỏ nó chỉ tạm thời “nghỉ giải lao” vài năm để rồi có những cuộc bứt phá ngoạn mục, đem đến một “mùa bội thu” hơn. Thế nhưng sau vụ mùa ấy, công chúng lại đặt vấn đề nghi ngờ về sự “ bội thu” của thi ca Việt đương đại, khi họ không biết lấy tiêu chí nào để cân đong, đo đếm?
Thơ Việt sẽ đi về đâu?
Theo ý kiến của nhiều người, Hoan ca và Ngày linh hương nở sáng là 2 tập thơ có một số bài đọc được, còn lại phần lớn chỉ ở mức trung bình, thậm chí có những bài chưa thể xếp vào thơ được, xét trên mọi khía cạnh. Còn nhà thơ Đỗ Hoàng thì gọi đây là 2 tập thơ “vô lối”.
Sự “vô lối” đầu tiên thể hiện ở chỗ là cả hai tập thơ không hề có bất cứ một cảm quan gì mới về thực tại, dù chỉ là mô tả về những điều mắt thấy tai nghe bằng ngôn ngữ thi ca hoặc những suy tư triết học. Vẫn là cách chối bỏ thực tại, chối bỏ những “lẽ phải thông thường”, chối bỏ cái không thể chối bỏ được bằng một lối nói dễ dãi, không hề có xúc cảm từ phía chủ thể, cũng không có hình thức thể hiện mới lạ, nên rất khó để có thể truyền dẫn cái hồn của thơ đến với công chúng: Đột nhiên không muốn trồng chuối/ Cũng bỏ nốt trồng màu/ Nơi này không cuốc cày vun xới/ Bằng phẳng dải đất ven đê/ Chiều, sau khi trẻ đá bóng/ Đất bằng ngửa mặt mênh mông/ Đón nỗi trống không/ Bằng bầu trời (Đỗ Doãn Phương - Bãi đất ven đê). Điều đáng nói là những bài thơ theo lối trẻ em “tập viết” như thế này trong Hoan ca của Đỗ Doãn Phương rất phổ biến. Ngay ở bài Hoan ca về đất được coi là bài “đinh” trong tập thơ của anh, ta vẫn thấy sự dễ dãi đến lạ thường: “... Hoa cỏ, gạch đá, bãi rác, hàng cây, hồ ao và xa xa dãy núi/ Đâu là nơi đất đai sẽ bị đào lên khiến mạch nước đứt tung tứa máu/ Đâu là nơi mặt đất sẽ mở ra và mím thắt lại/ Đâu là nơi cốt nhục ta sẽ hóa đất đời đời?,...”
Sự “vô lối” đầu tiên thể hiện ở chỗ là cả hai tập thơ không hề có bất cứ một cảm quan gì mới về thực tại, dù chỉ là mô tả về những điều mắt thấy tai nghe bằng ngôn ngữ thi ca hoặc những suy tư triết học. Vẫn là cách chối bỏ thực tại, chối bỏ những “lẽ phải thông thường”, chối bỏ cái không thể chối bỏ được bằng một lối nói dễ dãi, không hề có xúc cảm từ phía chủ thể, cũng không có hình thức thể hiện mới lạ, nên rất khó để có thể truyền dẫn cái hồn của thơ đến với công chúng: Đột nhiên không muốn trồng chuối/ Cũng bỏ nốt trồng màu/ Nơi này không cuốc cày vun xới/ Bằng phẳng dải đất ven đê/ Chiều, sau khi trẻ đá bóng/ Đất bằng ngửa mặt mênh mông/ Đón nỗi trống không/ Bằng bầu trời (Đỗ Doãn Phương - Bãi đất ven đê). Điều đáng nói là những bài thơ theo lối trẻ em “tập viết” như thế này trong Hoan ca của Đỗ Doãn Phương rất phổ biến. Ngay ở bài Hoan ca về đất được coi là bài “đinh” trong tập thơ của anh, ta vẫn thấy sự dễ dãi đến lạ thường: “... Hoa cỏ, gạch đá, bãi rác, hàng cây, hồ ao và xa xa dãy núi/ Đâu là nơi đất đai sẽ bị đào lên khiến mạch nước đứt tung tứa máu/ Đâu là nơi mặt đất sẽ mở ra và mím thắt lại/ Đâu là nơi cốt nhục ta sẽ hóa đất đời đời?,...”
Có thể nói, ở bài thơ này, người thơ thấy gì nói ấy, không cần chắt lọc, chưng cất, càng không cần sự tham gia của xúc cảm thẩm mỹ, mà chỉ là một lối nói huỵch toẹt cho xong. Vậy mà không ít người lại cho rằng đấy đích thị là những bài thơ có sự “sáng tạo” (!?).
Sự dễ dãi theo kiểu này có vẻ như thưa vắng hơn ở Ngày linh hương nở sáng của Đinh Thị Như Thúy. Nhưng cái mà có người gọi sự “điệp” trong thơ Như Thúy dường như đã bị người thơ này sử dụng một cách bừa phứa đến mức trở thành lạm dụng, khiến người đọc chỉ có thể cảm nhận được hoặc là Như Thúy cố tình tạo nên một phong cách thơ “độc đáo” cho riêng mình, mà không ý thức được rằng sự độc đáo quá đà chỉ cách sự lập dị chưa đầy một sợi chỉ, hoặc là chị thiếu vốn từ, nên buộc phải diễn đạt như vậy. Ta hãy đọc bài Và bản nhạc ấy để kiểm chứng: “...Và đêm tối/ Và thời khắc ấy/ Và bản nhạc ấy/ Và cánh cửa ấy/ Đã mở/.../ Và gió đã thổi qua những ống xương rỗng tuếch/ Những ống xương lạnh tê buốt nhức/ Những mỏi mê đã dìu dặt vang ngân/ Và sóng đã từng đợt man dại tràn dâng/ Và gió đã thổi qua những ống xương rỗng tuếch/ Những ống xương lạnh tê buốt nhức/ Những mỏi mê đã dìu dặt vang ngân/.../ Và hải âu với những tiếng kêu sắc nhọn/..
Xin miễn bàn về nội dung cũng như hình thức thể hiện của bài thơ trên. Chỉ biết rằng, trong một bài thơ mà có vô số từ lặp lại, từ nào ít cũng là 2 lần, nhiều có tới cả chục lần, thậm chí trong một câu thơ có từ lặp lại đến 3 lần, mà chẳng hề nói lên điều gì, cũng như không tạo thêm được mảy may một chút xúc cảm thẩm mỹ cho hình tượng thơ, ngược lại chỉ khiến người đọc cảm thấy mệt mỏi vì sự “vô lối” của tác giả.
Tôi thật sự khó hiểu những bài thơ như vậy lại được khá nhiều người tán dương sự “sáng tạo” và cho rằng đấy là đại diện cho xu hướng thơ trẻ Việt đương đại. Chẳng lẽ thơ trẻ Việt đương đại chỉ có mỗi một con đường là đi vào ngõ cụt của sự dễ dãi và lặp lại, hay là sự cố tình “rối rắm hóa” đến mức tắc tị khiến ai đó ngộ nhận rằng đấy mới chính là sự “cách tân” đích thực của thơ Việt đương đại?
Nguồn: báo Sức Khỏe & Đời Sống
Tôi thật sự khó hiểu những bài thơ như vậy lại được khá nhiều người tán dương sự “sáng tạo” và cho rằng đấy là đại diện cho xu hướng thơ trẻ Việt đương đại. Chẳng lẽ thơ trẻ Việt đương đại chỉ có mỗi một con đường là đi vào ngõ cụt của sự dễ dãi và lặp lại, hay là sự cố tình “rối rắm hóa” đến mức tắc tị khiến ai đó ngộ nhận rằng đấy mới chính là sự “cách tân” đích thực của thơ Việt đương đại?
Nguồn: báo Sức Khỏe & Đời Sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét