Chuyện tình buồn Màu Tím Hoa Sim
Cho tới nay sau một tuần, người yêu thơ Việt Nam vẫn chưa hết thương tiếc sự ra đi của nhà thơ Hữu Loan. Ông chết đi để lại bài thơ tình có thể nói gây xúc động lớn nhất cho người Việt qua nhiều thế hệ, đó là bài Màu Tím Hoa Sim.
Trong
gần một thế kỷ, văn học trữ tình lãng mạn Việt Nam đã cho ra đời hàng
trăm bài thơ hay của hàng chục nhà thơ nổi tiếng, thế nhưng bài thơ “Màu
Tím Hoa Sim” của Hữu Loan có thể nói là bài thơ duy nhất chiếm trí nhớ
người yêu thơ và ở lại trong lòng họ một thời gian bền bỉ nhất. Nhiều
người nhớ bài thơ với cái tên của thi sĩ Hữu Loan mà không biết ông là
ai, sinh sống và sáng tác ở phương trời nào. Họ chỉ biết Màu Tím Hoa Sim
là bài thơ kể lại một chuyện tình có thật, thấm đẫm nước mắt của một
đôi vợ chồng trẻ mới cưới nhau chỉ vài ngày mà phải xa nhau bìền biệt.
Người thanh niên lên đường theo kháng khiến chống Pháp, cô vợ trẻ ở lại
và chết tức tưởi trong một tai nạn bất ngờ…
Câu
chuyện chỉ có thế, không nhiều tình tiết lắm nhưng sống day dứt trong
lòng người nghe. Day dứt và vang vọng như tiếng nước rơi trên đá. Từng
giọt buồn bã và nặng nề có khả năng làm tim ta chùng xuống.
Theo dõi chi tiết tình sử của nhà thơ, chúng ta biết rằng ông kết hôn hai lần, lần thứ nhất vào đầu năm 1949 với bà Lê Đỗ Thị Ninh, bà là con gái của nguyên Tổng thanh tra nông lâm Lê Đỗ Kỷ. Ông này là Đại biểu Quốc hội khoá đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà vào năm 1946.
Theo dõi chi tiết tình sử của nhà thơ, chúng ta biết rằng ông kết hôn hai lần, lần thứ nhất vào đầu năm 1949 với bà Lê Đỗ Thị Ninh, bà là con gái của nguyên Tổng thanh tra nông lâm Lê Đỗ Kỷ. Ông này là Đại biểu Quốc hội khoá đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà vào năm 1946.
Hữu
Loan quen biết bà Ninh khi ông còn đi học tại trường college Đào Duy
Từ, Thanh Hoá. Ông nhận làm gia sư dạy mấy người anh trai của gia đình
này và sau đó là bà Ninh. Trong một bài báo trước đây, Hữu Loan kể lại
chuyện tình này như sau:
“Với
mảnh tú tài Tây trong tay, tôi rời quê nhà lên Thanh Hóa để dạy học.
Nhãn mác con nhà nghèo học giỏi của tôi được bà tham Kỳ chú ý, mời về
nhà dạy cho hai cậu con trai. Tên thật của bà tham Kỳ là Đái thị Ngọc
Chất, bà là vợ của ông Lê Đỗ Kỳ, tổng thanh tra canh nông Đông Dương,
sau này đắc cử dân biểu quốc hội khóa đầu tiên. Ở Thanh Hóa, Bà tham Kỳ
có một cửa hàng bán vải và sách báo, tôi thường ghé lại xem và mua sách,
nhờ vậy mới được bà để mắt tới.
Bà tham Kỳ là một người hiền lành, tốt bụng, đối xử với tôi rất tốt, coi tôi chẳng khác như người nhà .Nhớ ngày đầu tiên tôi khoác áo gia sư, bà gọi mãi đứa con gái - lúc đó mới 8 tuổi- mới chịu lỏn lẻn bước ra khoanh tay, miệng lí nhí: 'Em chào thầy ạ' Chào xong, cô bé bất ngờ mở to đôi mắt nhìn thẳng vào tôi. Đôi mắt to, đen láy, tròn xoe như có ánh chớp ấy đã hằng sâu vào tâm trí tôi, theo tôi suốt cả cuộc đời. Thế là tôi dạy em đọc, dạy viết. Tên em là Lê Đỗ Thị Ninh, cha làm thanh tra nông lâm ở Sài Gòn nên sinh em trong ấy, quen gọi mẹ bằng má. Em thật thông minh, dạy đâu hiểu ấy nhưng ít nói và mỗi khi mở miệng thì cứ y như một 'bà cụ non'. Đặc biệt em chăm sóc tôi hằng ngày một cách kín đáo: em đặt vào góc mâm cơm chỗ tôi ngồi ăn cơm lúc thì vài quả ớt đỏ au, lúc thì quả chanh mọng nước em vừa hái ở vườn; những buổi trưa hè, nhằm lúc tôi ngủ trưa, em lén lấy áo sơ mi trắng tôi treo ở góc nhà mang ra giếng giặt ...”
Bà tham Kỳ là một người hiền lành, tốt bụng, đối xử với tôi rất tốt, coi tôi chẳng khác như người nhà .Nhớ ngày đầu tiên tôi khoác áo gia sư, bà gọi mãi đứa con gái - lúc đó mới 8 tuổi- mới chịu lỏn lẻn bước ra khoanh tay, miệng lí nhí: 'Em chào thầy ạ' Chào xong, cô bé bất ngờ mở to đôi mắt nhìn thẳng vào tôi. Đôi mắt to, đen láy, tròn xoe như có ánh chớp ấy đã hằng sâu vào tâm trí tôi, theo tôi suốt cả cuộc đời. Thế là tôi dạy em đọc, dạy viết. Tên em là Lê Đỗ Thị Ninh, cha làm thanh tra nông lâm ở Sài Gòn nên sinh em trong ấy, quen gọi mẹ bằng má. Em thật thông minh, dạy đâu hiểu ấy nhưng ít nói và mỗi khi mở miệng thì cứ y như một 'bà cụ non'. Đặc biệt em chăm sóc tôi hằng ngày một cách kín đáo: em đặt vào góc mâm cơm chỗ tôi ngồi ăn cơm lúc thì vài quả ớt đỏ au, lúc thì quả chanh mọng nước em vừa hái ở vườn; những buổi trưa hè, nhằm lúc tôi ngủ trưa, em lén lấy áo sơ mi trắng tôi treo ở góc nhà mang ra giếng giặt ...”
Tháng
2 năm 1948, ông cưới cô Lê Đỗ Thị Ninh khi cô mới 16 tuổi. Cưới nhau
xong, ông lại lên đường ra mặt trận. Không nói thì chúng ta cũng biết
mối tình thơ mộng này gây nên nỗi nhớ nhung cho cả hai như thế nào. Lòng
luyến nhớ ấy ám ảnh nhà thơ biết bao nhiêu khi ngày ông lên đường đôi
mắt của người vợ trẻ nhìn ông lay láy với bao thổn thức không nói thành
câu. Nàng đã chờ ông hơn tám năm, cưới nhau xong là ông lên đường và họ
chỉ có cơ hội gần nhau không quá mười ngày… cuộc tình được bồi đắp với
một thứ chất liệu duy nhất mà cả hai không ai muốn đó là sự xa nhau vời
vợi, liên tiếp và không hẹn ngày về.
Ông chia sẻ với bạn bè ngày chia tay với người vợ trẻ rằng hôm
tiễn ông lên đường, Em vẫn đứng ở đầu làng, nơi chín năm trước em đã
đứng. Chỉ giờ em không còn cô bé Ninh nữa, mà là người bạn đời yêu quý
của ông. Ông bước đi, rồi quay đầu nhìn lại ... Nếu như chín năm về
trước, nhìn lại chỉ thấy một nỗi buồn man mác thì lần này, ông thật sự
đau buồn. Đôi chân ông như muốn khuỵu xuống.
Ba
tháng sau ngày cưới, trên con đường hành quân phủ đầy hoa tím của những
rừng sim bạt ngàn nơi núi rừng biên giới, Hữu Loan nhận được tin người
vợ trẻ. Đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng: tin nàng đã
chết…đôi chân ông đã thật sự khuỵu xuống và cũng từ đó màu tím của rừng
sim trở thành bất tử trong thơ ông:
Màu Tím Hoa Sim.
Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh
Tôi người Vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn
nàng không đòi may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh
bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
thì thương
người vợ chờ
bé bỏng chiều quê...
Nhưng không chết
người trai khói lửa
Mà chết
người gái nhỏ hậu phương
Tôi về
không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh
Tóc nàng xanh xanh
ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
không được nghe nhau nói
không được trông nhau một lần
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa
một mình đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa...
Một chiều rừng mưa
Ba người anh trên chiến trường đông bắc
Được tin em gái mất
trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về
cỏ vàng chân mộ chí
Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Ai hỏi vô tình hay ác ý với nhau
Chiều hoang tím có chiều hoang biết
Chiều hoang tím tím thêm màu da diết
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu...
Màu tím hoa sim, tím tình trang lệ rớm
Tím tình ơi lệ ứa
Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành
Vang vọng chập chờn theo bóng những binh đoàn
Biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím
Tôi ví vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu
Áo anh nát chỉ dù lâu...
Cái
chết của người vợ trẻ đã làm cho Hữu Loan như hóa đá. Với lứa tuổi đã
trưởng thành, ông nghiền ngẫm nỗi buồn trong tâm trạng chín muồi của ý
thức, và có lẽ từ đó những hình ảnh trên đường hành quân mà nhà thơ đi
qua đã quyện vào tâm trí khiến ông bật lên những câu thơ xé lòng trong
bài Màu Tím Hoa Sim.
Nhìn ông dạy học rồi mê
Thế
nhưng nỗi buồn nào rồi cũng phải qua với thời gian …sau khi dong ruỗi
qua nhiều khu chiến vùng biên giới, Hữu Loan trở về với những làng quê
công tác và chính những lần công tác này ông gặp mối tình thứ hai.
Người
tình này có những nét khác với mối tình lãng mạn của mối tình đầu. Cô
gái là một nạn nhân của phong trào cải cách ruộng đất, gặp Hữu Loan
trong một hoàn cảnh khá giống với người vợ trước đó là bà nhìn ông dạy
học rồi mê hẳn nhà thơ. Bà Phạm Thị Nhu người vợ đã tặng ông hết cả cuộc
đời và được ông tặng lại bài thơ bất hủ, bài Hoa lúa.
Hoa Lúa
Em là con gái đồng xanh
Tóc dài vương hoa lúa
Đôi mắt em mang chân trời quê cũ
Giếng ngọt, cây đa
Anh khát tình quê ta trong mắt em thăm thẳm
Nhạc quê hương say đắm
Trong lời em từng lời
Tiếng quê hương muôn đời và tiếng em là một
Em ca giữa đồng xanh bát ngát
Anh nghe quê ta sống lại hội mùa
Có vật trụi, đánh đu, kéo hẹ, đánh cờ
Có dân ca quan họ
Trai thôn Thượng, gái thôn Đoài hai bên gặp gỡ
Cầm tay trao một miếng trầu
Yêu nhau cởi áo cho nhau
Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay
Quê hương ta núi ngất, sông đầy
Bát ngát làng tre, ruộng lúa
Em gái quê hương mang hình ảnh quê hương
Xa em năm nhớ, gần em mười thương
Còn bàn tay em còn quê hương mãi
Em mang nguồn ân ái
Căng ngực trẻ hai mươi và trong mắt biếc nhìn anh
Em gái quê si tình
Chưa bao giờ được yêu đương trọn vẹn...
Anh yêu em muôn vàn như quê ta bất diệt
Quê hương ta ơi từ nay càng đẹp
Tình yêu ta ơi từ nay càng sâu
Ta đi đầu sát bên đầu
Mắt em thăm thẳm đựng màu quê hương.
Em là con gái đồng xanh
Tóc dài vương hoa lúa
Đôi mắt em mang chân trời quê cũ
Giếng ngọt, cây đa
Anh khát tình quê ta trong mắt em thăm thẳm
Nhạc quê hương say đắm
Trong lời em từng lời
Tiếng quê hương muôn đời và tiếng em là một
Em ca giữa đồng xanh bát ngát
Anh nghe quê ta sống lại hội mùa
Có vật trụi, đánh đu, kéo hẹ, đánh cờ
Có dân ca quan họ
Trai thôn Thượng, gái thôn Đoài hai bên gặp gỡ
Cầm tay trao một miếng trầu
Yêu nhau cởi áo cho nhau
Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay
Quê hương ta núi ngất, sông đầy
Bát ngát làng tre, ruộng lúa
Em gái quê hương mang hình ảnh quê hương
Xa em năm nhớ, gần em mười thương
Còn bàn tay em còn quê hương mãi
Em mang nguồn ân ái
Căng ngực trẻ hai mươi và trong mắt biếc nhìn anh
Em gái quê si tình
Chưa bao giờ được yêu đương trọn vẹn...
Anh yêu em muôn vàn như quê ta bất diệt
Quê hương ta ơi từ nay càng đẹp
Tình yêu ta ơi từ nay càng sâu
Ta đi đầu sát bên đầu
Mắt em thăm thẳm đựng màu quê hương.
Dịu dàng nhưng bất khuất
Bà Nhu kể với nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên về ngày gặp gỡ đầu tiên với nhà thơ Hữu Loan như sau:
“Cha
mẹ tôi có 13 người con, tôi là thứ sáu. Lúc ông ấy về làng, làm thầy
giáo dạy văn, tôi nghe lóm ở ngoài cửa lớp học, mê ông ấy giảng Kiều đến
nỗi đêm về nằm mơ toàn thấy ông ấy. Rồi không hiểu sao ông ấy biết
được, tìm đến hỏi tôi về làm vợ. Lúc đó cha mẹ tôi cũng không còn sống,
gia đình ly tán sau cải cách ruộng đất. Tôi lấy ông ấy không chỉ vì mê
mà cũng vì tìm một chỗ nương tựa. Có lẽ cũng vì lý do đó mà tôi đã không
bao giờ rời xa ông ấy cho dù đói khổ thế nào.
Đến năm ông ấy bị kỷ luật, cả nhà về lại quê, lúc đó tôi đangcó đứa thứ tư. Về làng, ông ấy vào núi đục đá, tôi làm bánh bán. Đủ loại bánh và cả bún mọc. Không có chút vốn liếng gì cả, tất tần tật là mua chịu, không phải người ta thương mà bán chịu, mà nhờ cái thật thà. Bán cả ngày xong là đem tiền về trả ngay. Còn bao nhiêu thì nuôi con, bữa đói bữa no cũng sống được mấy mươi năm.
Thương là thương ông ấy. Ăn toàn cháo khoai mà phải đẩy từng xe đá to khắp làng để bán. Mỗi vài chục bước lại hoa mắt, dừng nghỉ một lúc mới đẩy tiếp được.”
Đến năm ông ấy bị kỷ luật, cả nhà về lại quê, lúc đó tôi đangcó đứa thứ tư. Về làng, ông ấy vào núi đục đá, tôi làm bánh bán. Đủ loại bánh và cả bún mọc. Không có chút vốn liếng gì cả, tất tần tật là mua chịu, không phải người ta thương mà bán chịu, mà nhờ cái thật thà. Bán cả ngày xong là đem tiền về trả ngay. Còn bao nhiêu thì nuôi con, bữa đói bữa no cũng sống được mấy mươi năm.
Thương là thương ông ấy. Ăn toàn cháo khoai mà phải đẩy từng xe đá to khắp làng để bán. Mỗi vài chục bước lại hoa mắt, dừng nghỉ một lúc mới đẩy tiếp được.”
Nhà
thơ Hữu Loan đã sống hết mình cho cả hai người vợ. Với người vợ đầu ông
tặng bà bài thơ Màu tím hoa sim. và bài thơ này đã làm cho người đời
thương cảm mối tình tuyệt đẹp khó quên. Đối với người vợ thứ hai, ông
không những tặng bà bài thơ Hoa Lúa, mà còn tặng cả những bất khuất,
những hiên ngang của một kẻ sĩ chân chính. Và chính điều này đã làm cho
bà hãnh diện hơn biết ngần nào khi người đời mỗi lần nhắc đến tên ông,
một thi sĩ dịu dàng biết mấy với vợ con nhưng không biết cúi đầu trước
bất cứ sức mạnh nào trong cuộc sống.
ST gửi qua eMail
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét