Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

BÀI THƠ HOA SEN VỚI LỜI BÌNH CỦA ĐƯỜNG VĂN


BÀI THƠ HOA SEN
VỚI LỜI BÌNH CỦA ĐƯỜNG VĂN

HOA SENPHÙNG QUÁN 

Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Mặc cho câu ca được cả nước lưu truyền
Và đời vẫn tin là ca ngợi phẩm chất của sen.
Nhưng tôi không thể nào tin được
Câu ca này gốc gác tự nhân dân
Bởi câu ca sặc mùi phản trắc
Của những phường bội nghĩa vong ân!

Vốn con cái của giai cấp cùng khổ
Chúng chòi lên cuộc đời quyền lực vàng son
Nghĩ đến mẹ cha chúng xấu hổ
Chúng mưu toan giấu che từ bỏ
Nói xa gần chúng mượn chuyện sen
… Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Tất cả là trong cái chữ gần
Chỉ một chữ mà ta thấu gan thấu ruột
Những manh tâm bội nghĩa vong ân.

Bùn với sen đâu phải chuyện gần?
Chính là sen mọc lên từ trong đó
Gốc của sen là thăm thẳm bùn đen
Nhị vàng , bông trắng, lá xanh…
Tất cả, tất cả, tất cả…!
Là do bùn nuôi dưỡng
Ngay cả hương thanh khiết ta đặt lên bàn thờ cúng
Cũng là xương thịt của bùn tanh!
Như nhân dân: Gian truân, thầm lặng, vô danh
Đã sinh ra vĩ nhân, anh hùng, nghệ sỹ…

Nhân danh bùn! Nhân danh sen!
Tôi đề nghị: Đuổi câu phản trắc này khỏi kho báu dân gian!

(Thơ Phùng Quán, NXB Văn học, 2003;  tr.  174 – 175)

LỜI BÌNH CỦA ĐƯỜNG VĂN

Mặc dù lúc nào cũng hết sức kính ngưỡng, cảm phục nhân cách, bản lĩnh và tài thơ của cố lão thi nhân Phùng Quán (1932 – 1995), nhưng tôi không sao có thể đồng cảm với ông khi đọc bài Hoa sen. Mạo muội viết những dòng dưới đây, trước, kính mong hồn linh tác giả Lời mẹ dặn, Tuổi thơ dữ dội, cho 2 chữ: đại xá! sau, muốn chia sẻ với bạn đọc xa gần, nhất là với những bạn đọc hiểu và yêu Phùng Quán hơn tôi, mong được nghe những lời chỉ giáo.Tôi sẽ không bàn về nghệ thuật bài thơ. Vì theo tôi, Hoa sen, cũng như nhiều bài thơ trữ tình công dân, trữ tình chính trị khác của Phùng Quán, đều giống nhau ở một điểm: đó là cách nói thẳng căng, trực tiếp. Ngôn từ thơ rung lên lanh lảnh, dồn dập, ào ạt hòa với ngôn từ văn chính luận, hùng biện, thuyết phục, dứt khoát, quả quyết, đầy tự tin, xác tín, tập trung nêu và giải quyết một vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa, nhân sinh nào đấy khiến ông bức xúc, day dứt. Cái hay và giá trị của những bài thơ kiểu này chủ yếu là ở tư tưởng, là cảm hứng luận chiến, phản biện, là cách hiểu khác, mới với số đông, là lập luận đanh thép, luận chứng kín kẽ, là đề nghị thẳng băng và triệt để, mạnh mẽ…  Nhiều bài thơ hay của Phùng Quán găm sâu lâu bền trong trí nhớ của người đọc mấy chục năm nay không phải nhờ ở tứ thơ uyên uẩn, lời thơ tao nhã, hình ảnh thơ đa nghĩa đa tầng, cô đúc, nhạc thơ réo rắt … mà chủ yếu nhờ ở nội dung tư tưởng đúng đắn và cảm hứng chính luận nồng nhiệt, hết mình, như đã nói trên.Nhưng với Hoa sen thì sao?Đọc kỹ, tôi cho rằng, ở đây, Phùng Quán đã hiểu không đúng bản chất tư tưởng bài ca dao cũng như tư tưởng và tính cách của tác giả của nó. Xuất phát từ quan niệm giai cấp xã hội rất cực đoan  có phần bảo thủ, dung tục để phân tích tác phẩm, đánh giá thiên lệch tác giả và kết án ông ta (giả định) là kẻ vong ân bội nghĩa, phản trắc, xảo quyệt, tráo trở, tinh vi mượn sen nói chuyện người… thật xấu xa, đáng căm ghét, ghê tởm! Nhà thơ không nói suông mà đã rất có ý thức căn cứ, phân tích, bám sát văn bản. Ông cho rằng chỉ 1 từ gần cũng đủ lột trần tất cả mánh khóe bịp bợm, đểu cáng của tác giả bài thơ – ca dao. Theo Phùng Quán hiểu: Không phải làgần mà phải là từ trong mà ra, được sinh ra, nuôi dưỡng từ trong… mới đúng! Cuối cùng, ông nhân danh bùn, nhân danh sen, đề nghị kiên quyếtđuổi câu phản trắc – 2 câu cuối bài ca dao ra khỏi kho báu văn học dân gian Việt Nam! (Đuổi (cắt bỏ) 2 câu cuối, lại là câu chốt, hay nhất thì 2 câu còn lại sẽ thành dở dang, lửng lơ, phỏng còn có ý nghĩa gì!!! khác chi đuổicả bài!)Bản luận tội thật đanh thép, dữ dội, chứng, lý đầy đủ. Tiếc thay, bài thơ không biết nói, nên không thể thanh minh, đành im lặng cúi đầu nhận tội! Còn tác giả bài thơ – ca dao xấu số, (nếu khởi đầu là một cá nhân thì chắc ông cũng đã khuất núi từ lâu!). Nhưng nếu ông còn sống, có mời luật sư giỏi chăng nữa, cũng khó mà cãi nổi công tố viên – nhà thơ Phùng Quán, với bản luận tội chém đinh chặt sắt khủng khiếp ấy!Thế mà, bây giờ kẻ hậu sinh vô danh tiểu tốt này lại dám thử liều mình như chẳng có, đóng vai luật sư còm, biện hộ nỗi oan Thị Kính của bài thơ, ngõ hầu trả lại sự trong sáng như sen trong tâm tình, tư tưởng người sáng tác áng thơ - ca dao tuyệt vời ấy.Trước đây nhiều năm, nhà thơ Huy Cận, PGS. Hoàng Tiến Tựu (cả hai đều đã thành người thiên cổ!) đã có những bài bình hay, tinh tế và sâu sắc về bài thơ – ca dao này (Xin đọc: Bình giảng ca dao; Hoàng Tiến Tựu, NXB GD, 1990). Ý kiến hai ông có những điểm khác nhau nhưng tựu trung đều thống nhất đây là một trong những bài thơ – ca dao Việt Nam rất hay và rất đẹp; không chỉ ca ngợi vẻ đẹp và phẩm chất của cây sen trong đầm mà còn ca ngợi vẻ đẹp và phẩm chất trong sạch, cao quý của con người Việt Nam, nhân dân Việt Nam, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Về vấn đề tác giả đầu tiên của bài thơ – ca dao này, theo Huy Cận, có thể là sáng tác của một nhà nho nghèo, thất thế, vô danh nào đó, mượn cây sen để tỏ lòng, tỏ chí mình. Sau đó bài thơ nhanh chóng được nhân dân đương thời và các đời sau tiếp nhận, bổ sung vào kho tàng ca dao phong phú và lưu truyền trong dân gian. Nhà nghiên cứu VHDGVN Hoàng Tiến Tựu cũng đồng tình với phán đoán ấy. Những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ, nhà thơ Bảo Định Giang dựa vào ý bài thơ – ca dao này để viết bài thơ mới ca ngợi  bông sen Đồng Tháp Mười - Nam Bộ, ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có 2 câu cũng đã nhanh chóng trở thành ca dao mới được nhân dân miền Nam và nhân dân cả nước truyền tụng:Tháp Mười đẹp nhứt (nhất) bông (hoa) senNước Nam đẹp nhứt (nhất) có tên Bác (Cụ) Hồ.Bài ca dao cổ Sen trong đầm đẹp ý, đẹp tình, đẹp lời, giản dị, thanh cao mà sâu lắng. Đọc bài ca dao, thấy hoa sen thật xứng đáng được đề cử vinh danh bầu chọn là quốc hoa của nước ta. Và người sáng tác ra nó, chính là nhân dân Việt Nam cần cù, dũng cảm, đầy bản lĩnh, đẹp, trong sáng, dịu dàng, lành tươi,…. như sen.Vậy, nhưng không hiểu vì sao Phùng Quán đã suy diễn, khái quát, áp đặt và kết án bài thơ – ca dao cùng tác giả của nó một cách cực đoan, chủ quan, thiên lệch và sai lầm? Nguyên do cốt lõi, theo Phùng Quán tìm thấy, chính ở từ gần trong câu cuối. Nhưng từ gần trong bài ca dao chỉ được Phùng Quán cắt nghĩa đơn giản, phiến diện theo nghĩa đen trực tiếp để làm cơ sở luận tội bài thơ - ca dao và người viết. Thực ra, từ gần cần được hiểu theo những lớp nghĩa khác nhau: 1. Nghĩa đen: khoảng cách giữa hoa sen và mặt bùn, đáy bùn (0, 50 – 1, 00 m). 2. Nghĩa bóng: Từ bùn sinh ra, từ bùn nuôi lớn, nở hoa… 3. Nghĩa rộng: Sự biến đổi thoát thai, hoán cốt đổi hồn từ tanh thối của bùn nhơ thành hoa sen thơm ngát, tinh khiết. Kết cấu câu:Gần … mà chẳng: Hoàn toàn không mang hàm nghĩa thái độ tình cảm: vô ơn, bất nghĩa, phản trắc, phản bội mà chỉ biểu hiện quy luật chuyển hóa kỳ diệu của đời sống 1 loài thực vật, bản lĩnh sống kiên định, kiên cường, mãnh liệt, cao quý của con người Việt Nam trong mọi hoàn cảnh bất đắc dĩ, thối tha, bẩn thỉu…Đó chính là tư tưởng, tình cảm, lẽ sống, quan niệm sống của nhân dân, dân tộc Việt Nam trong trường kỳ lịch sử, trong quá khứ, hiện tại và tương lai.Rõ ràng là như thế, hiển nhiên như vậy, sao tác giả Vượt Côn Đảo lại có thể cho là  sự phản bội, phản trắc, bội nghĩa vong ơn, quên gốc, qua sông phụ sóng… của những kẻ vô danh tiểu tốt nào đó vốn là con cái giai cấp cùng khổ, chòi lên tầng lớp quyền lực vàng son và lập tức cảm thấy xấu hổ, cốgiấu che, từ bỏ nguồn cội cha mẹ khổ nghèo của mình!... bằng cách mượn chuyện sen!Ấy, chỉ bởi  cách hiểu hạn hẹp và cứng nhắc về  từ gần?! Rồi tất nhiên khái quát tất cả, tất cả…càng đúng lại càng sai!Từ đó, tôi nghĩ rằng, không có lý gì để kêu gọi loại câu ca, bài ca hoàn toàn trong sáng, vô tội đó; không thể đuổi và không bao giờ có thể đuổi đượccâu phản trắc và cả bài ca dao ra khỏi kho tàng văn học dân gian dân tộc Việt. Vì lẽ đơn giản, mọi người đọc Việt Nam hôm nay và mai sau sẽ không bao giờ tán thành ý kiến lạ lùng, kỳ quái, đó. Nhân danh bùn, nhân danh sen, chỉ là 1 cách nói đại ngôn, nhằm nhấn mạnh chủ thể hành động, thực ra Phùng Quán muốn nhân danh chính ông – như người phát hiện chân lý mới duy nhất đúng!!! Tiếc thay, nhiệt tình công dân của ông lúc nào cũng muốn phun trào như dung nham núi lửa nhưng cách nhìn nhận, đánh giá dẫn tới đề nghị của nhà thơ, ở đây, lại hết sức sai lầm, cực đoan, nghiệt ngã và phiến diện. Ông càng cao giọng thống thiết bao nhiêu, thì lần này, chỉ khiến người đọc càng ngạc nhiên và buồn cười về thiên kiến gàn dở của tác giả Trăng hoàng cung… bấy nhiêu! Sẽ chẳng khi nào và chẳng có ai tin theo lời lời đề nghị trái ngược lòng người ấy của Phùng Quán! Và bài ca dao tuyệt vời Trong đầm gì đẹp bằng sen đã, đang và sẽ mãi mãi sáng ngời như một vì sao lấp lánh giữa đồng sao ca dao dân gian Việt Nam./.
Trèm, 5 – 2012.
ĐV/ Tác giả gửi bài

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét