THƠ MANG MÙI BÙN ĐẤT
( Đọc tập thơ KIỀU MÂY của Huỳnh Thúy Kiều, NXB Văn học, 2008 )
Ngô Minh
( Đọc tập thơ KIỀU MÂY của Huỳnh Thúy Kiều, NXB Văn học, 2008 )
Ngô Minh
Ngắm tập thơ Kiều Mây của Huỳnh Thúy Kiều từ miền châu thổ Cà Mau gửi tặng, tôi cứ thẫn thờ. Sao lại Kiều Mây ? Cái tựa sách nghe nó như tên một vở cải lương! Nhưng khi đọc đi đọc lại 36 bài thơ , tôi mới nhận ra cái tên sách ấy có lý. Kiều Mây là sự bay bổng, là cõi tâm linh của Huỳnh Thúy Kiều. “ Nghiêng vạt gió hứng ánh trăng từ đỉnh trời rơi xuống… Thu vào mây bóng kinh thành buốt nụ sao hoa…”; “ Nước mắt sững sờ rơi choáng váng bờ hoang tưởng…”; “ Trăng ngoái đầu say tấm chăn mây”; “ Lẻ bạn tình nước mắt chảy trăng non” … Những câu thơ tôi nhặt ngẫu hứng ở các bài trong tập thơ nói lên cái chất Kiều Mây la đà ấy…
Kiều Mây là tập thơ mang đến cho người yêu thơ sự thích thú, khoái cảm thực sự. Người đọc bị hút hồn bởi cái tình thơ nồng đượm, sâu thẳm được thể hiện trong những hình tượng thơ đẹp với những câu thơ, chữ thơ rất “quê mùa” mà mới mẻ, hiện đại. Tôi nghĩ, có lẽ đến Huỳnh Thúy Kiều, chất thơ vùng châu thổ Miền Tây mới được gọi tên chăng ?. Miền đồng bằng phì nhiêu mênh mang sông nước lạ lùng cổ tích ấy đã làm nên văn xuôi của Sơn Nam, Đoàn Giỏi, Nguyễn Ngọc Tư…. Và bây giờ đúc nên hồn thơ Huỳnh Thúy Kiều. Vẻ đẹp hồn đất hồn người chân chất miền châu thổ được HTK phát hiện dưới nhiều cách nhìn mới, vừa thật vừa ảo . Cửu Long Giang trong thơ Kiều là nỗi lòng người tha hương mở đất : Ngẫu hứng chín dòng sông tiếng gà rải giọng tha phương/ Máu Cửu Long đỏ quặn lòng chảy mềm dấu chân chim mắt mẹ ( Ngẫu hứng chín dòng sông). Nghĩ về phù sa mà dùng hình tượng “ Máu” là rất mới và rất ám ảnh. Hay “ Cá trê nấu với dây tơ hồng/ Ăn để về khóc đầm lưng áo mẹ”…Câu thơ dung dị mà sâu thẳm. Cái món “cá trê nấu với dây tơ hồng” rất Nam Bộ ấy là tâm linh một vùng đất. Chữ “khóc đầm” rất đắc địa tạo ra hình hài nỗi nhớ, hình hài tình yêu .
Đọc thơ HTK ta như lạc vào tâm thức miền châu thổ mênh mang , phóng túng, ắp đầy mà quặn thắt ký ức: “ Nồi canh rau tập tàng/Vị cua nêm hương ngọt/ Lùa chén cơm mồ hôi rơi nước mắt”. Cái chất hương hỏa Miền Tây ấy làm nên da thịt hồn vía thơ Kiều, làm lay động tâm can người đọc : Bên luống cày mồ hôi cha rớt hạt/ Lấm láp mầm xanh/ Nhọc nhằn bùn đất ( Quê hương)… Đồng ngửa cổ / Ào ào cơn ngực sấm / Dẫm cuồng phong / Vác cuốc bửa màu chiều. / Con dế nhủi khóc đêm thanh vắng / Lẻ bạn tình nước mắt chảy trăng non (Nói với quê hương). Những sản vật Nam Bộ trong thơ Huỳnh Thúy Kiều như bông điên điển, cá lìm kìm ,bìm bịp, sợi khói rơm, trái bần, bông bí, đàn cò co chân, hoa mù u, trái giác nấu canh chua, nhịp cầu tre... không chỉ là sự tái hiện mà chính là biểu trưng của tình đất, là cái còn lại của đời người. Những hình ảnh như cổ tích ấy khi đứng vào đội hình thơ chúng sẽ thành lửa, thành bão xoáy lòng :
Kiều Mây là tập thơ mang đến cho người yêu thơ sự thích thú, khoái cảm thực sự. Người đọc bị hút hồn bởi cái tình thơ nồng đượm, sâu thẳm được thể hiện trong những hình tượng thơ đẹp với những câu thơ, chữ thơ rất “quê mùa” mà mới mẻ, hiện đại. Tôi nghĩ, có lẽ đến Huỳnh Thúy Kiều, chất thơ vùng châu thổ Miền Tây mới được gọi tên chăng ?. Miền đồng bằng phì nhiêu mênh mang sông nước lạ lùng cổ tích ấy đã làm nên văn xuôi của Sơn Nam, Đoàn Giỏi, Nguyễn Ngọc Tư…. Và bây giờ đúc nên hồn thơ Huỳnh Thúy Kiều. Vẻ đẹp hồn đất hồn người chân chất miền châu thổ được HTK phát hiện dưới nhiều cách nhìn mới, vừa thật vừa ảo . Cửu Long Giang trong thơ Kiều là nỗi lòng người tha hương mở đất : Ngẫu hứng chín dòng sông tiếng gà rải giọng tha phương/ Máu Cửu Long đỏ quặn lòng chảy mềm dấu chân chim mắt mẹ ( Ngẫu hứng chín dòng sông). Nghĩ về phù sa mà dùng hình tượng “ Máu” là rất mới và rất ám ảnh. Hay “ Cá trê nấu với dây tơ hồng/ Ăn để về khóc đầm lưng áo mẹ”…Câu thơ dung dị mà sâu thẳm. Cái món “cá trê nấu với dây tơ hồng” rất Nam Bộ ấy là tâm linh một vùng đất. Chữ “khóc đầm” rất đắc địa tạo ra hình hài nỗi nhớ, hình hài tình yêu .
Đọc thơ HTK ta như lạc vào tâm thức miền châu thổ mênh mang , phóng túng, ắp đầy mà quặn thắt ký ức: “ Nồi canh rau tập tàng/Vị cua nêm hương ngọt/ Lùa chén cơm mồ hôi rơi nước mắt”. Cái chất hương hỏa Miền Tây ấy làm nên da thịt hồn vía thơ Kiều, làm lay động tâm can người đọc : Bên luống cày mồ hôi cha rớt hạt/ Lấm láp mầm xanh/ Nhọc nhằn bùn đất ( Quê hương)… Đồng ngửa cổ / Ào ào cơn ngực sấm / Dẫm cuồng phong / Vác cuốc bửa màu chiều. / Con dế nhủi khóc đêm thanh vắng / Lẻ bạn tình nước mắt chảy trăng non (Nói với quê hương). Những sản vật Nam Bộ trong thơ Huỳnh Thúy Kiều như bông điên điển, cá lìm kìm ,bìm bịp, sợi khói rơm, trái bần, bông bí, đàn cò co chân, hoa mù u, trái giác nấu canh chua, nhịp cầu tre... không chỉ là sự tái hiện mà chính là biểu trưng của tình đất, là cái còn lại của đời người. Những hình ảnh như cổ tích ấy khi đứng vào đội hình thơ chúng sẽ thành lửa, thành bão xoáy lòng :
Muốn quên đồng bằng. Dễ đâu quên được ?
Màu ký ức cứ xoè ra như bàn tay năm ngón
Đây bếp lửa thơm mùi tro bánh tét
Mắm sặc kho bông súng chấm trưa nồng
Nợ khói ụn dừa buổi sớm lạnh đôngNợ dọc đời người đau đáu chốn cưu mang …( Mắc nợ đồng bằng)
Màu ký ức cứ xoè ra như bàn tay năm ngón là hình tượng thơ mới mẻ, chưa từng có trong thơ Việt. Hãy đọc thêm vài câu thơ nóng rãy nữa trong Kiều Mây để hiểu thêm giọng thơ đa mang nồng đượm của cây bút nữ Cà Mau này : Con dế nhủi khóc đêm thanh vắng/Lẻ bạn tình nước mắt chảy trăng non...; Cá lìm kìm rượt nhau xé dòng vọng tưởng / Châu thổ buồn thèm vực khúc đỗ quyên ;…Ngói mái đình lợp kín ấu thơ em / Rêu mốc câu nghĩa nhân ngày hôm qua bà gởi / Con đom đóm niết lòng bay quanh vạt lau , bụi sậy / Thả chéo khăn ru đất khóc vùi ….Dây bìm bìm rướn leo bám chặt / Nợ cả đời ta ngọn khói bếp len chiều…/ Sông đã giữa giùm ta bao nhiêu nước mắt ?/ Rửa trôi xuôi hơi phố xá lạnh lùng… Thơ ấy là thơ thốt lên, thơ bật ra tự đáy lòng trắc ẩn.Huỳnh Thúy Kiều có bài thơ "Hơi thở tôi mang mùi bùn đất" đoạt giải nhì cuộc thi thơ online của wesite: http://www.thotre.com/ 2007. Theo tôi đây là một trong những bài thơ hay nhất trong tập Kiều Mây . Âm hưởng bài thơ là sự hoài niệm về cha ông thuở đi mở cõi : Sực nức cánh đồng mùi khói rạ rơm / Mùa đìa cạn cá tung lên hứng khởi / Tôi được sinh ra nơi đất rừng huyền thoại / Đêm Phương Nam buồn / Phím nhạc cũng chùn rơi…Những câu thơ vừa cụ thể vừa khái quát, vừa gần gũi vừa xa xôi ấy như là hơi thở hổn hển của lịch sử . Hơi thở tôi mang mùi bùn đất là tứ thơ đẹp, độc đáo, mang tính hàm chứa cao nói về tình đất tình người châu thổ. Đây cũng chính là hồn thơ Huỳnh Thúy Kiều trong tập Kiều Mây. Mấy năm nay tôi đọc rất nhiều thơ trẻ. Có nhiều nhà thơ trẻ rất chú trọng cách tân chữ nghĩa, cấu trúc câu thơ, rất nhiều ý tưởng thơ bạo liệt, không ngại các vùng “cấm kỵ” . Nhưng dường như thơ trẻ ít “đọng lại” trong lòng người đọc. Huỳnh Thúy Kiều là nhà thơ thế hệ 7X, nhưng thơ chị không giống với các nhà thơ trẻ khác. Thơ chị rất hiện đại trong câu chữ, cấu trúc , đa phần là thơ tượng trưng, nhưng lại gần gũi thiên nhiên, phong tục, lời nói, gắn bó mật thiết với con người và cuộc sống vùng đất Tây Nam Bộ, đọc là say, là nhớ. Huỳnh Thúy Kiều làm thơ từ năm 18 tuổi.
Màu ký ức cứ xoè ra như bàn tay năm ngón là hình tượng thơ mới mẻ, chưa từng có trong thơ Việt. Hãy đọc thêm vài câu thơ nóng rãy nữa trong Kiều Mây để hiểu thêm giọng thơ đa mang nồng đượm của cây bút nữ Cà Mau này : Con dế nhủi khóc đêm thanh vắng/Lẻ bạn tình nước mắt chảy trăng non...; Cá lìm kìm rượt nhau xé dòng vọng tưởng / Châu thổ buồn thèm vực khúc đỗ quyên ;…Ngói mái đình lợp kín ấu thơ em / Rêu mốc câu nghĩa nhân ngày hôm qua bà gởi / Con đom đóm niết lòng bay quanh vạt lau , bụi sậy / Thả chéo khăn ru đất khóc vùi ….Dây bìm bìm rướn leo bám chặt / Nợ cả đời ta ngọn khói bếp len chiều…/ Sông đã giữa giùm ta bao nhiêu nước mắt ?/ Rửa trôi xuôi hơi phố xá lạnh lùng… Thơ ấy là thơ thốt lên, thơ bật ra tự đáy lòng trắc ẩn.Huỳnh Thúy Kiều có bài thơ "Hơi thở tôi mang mùi bùn đất" đoạt giải nhì cuộc thi thơ online của wesite: http://www.thotre.com/ 2007. Theo tôi đây là một trong những bài thơ hay nhất trong tập Kiều Mây . Âm hưởng bài thơ là sự hoài niệm về cha ông thuở đi mở cõi : Sực nức cánh đồng mùi khói rạ rơm / Mùa đìa cạn cá tung lên hứng khởi / Tôi được sinh ra nơi đất rừng huyền thoại / Đêm Phương Nam buồn / Phím nhạc cũng chùn rơi…Những câu thơ vừa cụ thể vừa khái quát, vừa gần gũi vừa xa xôi ấy như là hơi thở hổn hển của lịch sử . Hơi thở tôi mang mùi bùn đất là tứ thơ đẹp, độc đáo, mang tính hàm chứa cao nói về tình đất tình người châu thổ. Đây cũng chính là hồn thơ Huỳnh Thúy Kiều trong tập Kiều Mây. Mấy năm nay tôi đọc rất nhiều thơ trẻ. Có nhiều nhà thơ trẻ rất chú trọng cách tân chữ nghĩa, cấu trúc câu thơ, rất nhiều ý tưởng thơ bạo liệt, không ngại các vùng “cấm kỵ” . Nhưng dường như thơ trẻ ít “đọng lại” trong lòng người đọc. Huỳnh Thúy Kiều là nhà thơ thế hệ 7X, nhưng thơ chị không giống với các nhà thơ trẻ khác. Thơ chị rất hiện đại trong câu chữ, cấu trúc , đa phần là thơ tượng trưng, nhưng lại gần gũi thiên nhiên, phong tục, lời nói, gắn bó mật thiết với con người và cuộc sống vùng đất Tây Nam Bộ, đọc là say, là nhớ. Huỳnh Thúy Kiều làm thơ từ năm 18 tuổi.
Chị đã có thơ in chung trong tập thơ Những vần thơ nghịch ngợm ( nhiều tác giả - 1998 ) và tập thơ Một thoáng U Minh ( nhiều tác giả - 2000 ). Nhưng từ năm 2007 đến nay, chị mới được sự chú ý của bạn đọc bằng những bài thơ độc đáo về hình tượng và sự cách tân mạnh mẽ về cấu trúc, ngôn ngữ. Câu thơ của HTK không câu nệ vần vè, số chữ mà phóng khoáng rộng mở như sông nước Cửu Long Giang. Mỗi câu thơ Huỳnh Thúy Kiều đều là câu cảm. Câu thơ không sa vào tả, mà ngắt nhịp , tạo chữ đột ngột, tạo nên khoảng mờ nhòe đa nghĩa, lung linh . Ví dụ câu thơ trong bài Và em, một mình.. : Ánh lửa hoang ròng mắt ướt thổn khóc buổi hẹn hò là câu thơ hiện đại, rất nhiều tầng nghĩa nhờ sử dụng liên tục các động từ ướt, thổn, khóc… làm cho câu thơ có tính tạo hình, mạch thơ gập ghềnh, đứt đoạn, lay động, biến ảo. Hay đoạn thơ Điệu đàn đáy sinh nụ môi bí ẩn đời khát vọng / Dắt díu màu em / Anh ngắt đứt khúc ưu phiền ươm ngọc bích nhớ thương trên ngực / Vương quốc bình minh thức dậy rụng tiếng cười. (Dắt díu màu em) vừa có nhạc, có họa, vừa thực, vừa huyền ảo làm nên sự hấp dẫn, thích thú với người đọc. Cách cấu trúc câu thơ như thế tạo nên sự mới lạ trẻ trung về cả nội dung lẫn hình thức mà không cầu kỳ, khó hiểu. Huỳnh Thúy Kiều sáng tạo nhiều chữ thơ lạ như : lợp kín ấu thơ, quằn quật, vắt ngõ, ngực thu, nước mắt chảy trăng non, đom đóm niết lòng, gặt xong mùa bão táp, gặt đầu ngày nhan sắc…Những chữ lạ như thế làm cho câu thơ như lung lay, cựa quậy.
Kiều Mây là tình yêu quê hương hòa quyện tình yêu đôi lứa, nồng nàn và lan tỏa. Thơ tình Huỳnh Thúy Kiều luôn “Cháy
Kiều Mây là tình yêu quê hương hòa quyện tình yêu đôi lứa, nồng nàn và lan tỏa. Thơ tình Huỳnh Thúy Kiều luôn “Cháy
hết nỗi mình” với những câu thơ tượng trưng sống động : Hạt giống anh gieo đang cựa quậy rất khẽ từng tế bào cảm xúc ; Trăng lưỡi liềm khuyết giữa xác xơ em; Hôm vào lòng bàn tay cho đỡ nhớ…Tôi nhận ra mênh mang chất “sex”, sự “hoan lạc” ( chữ của Nguyễn Trọng Tạo) , phồn thực trong thơ Huỳnh Thúy Kiều. Sự phồn thực ấy là chất men làm cho câu thơ luôn nóng . Nhưng nếu quá trớn sẽ thành dung tục, phản thơ. Huỳnh Thúy Kiều mãnh liệt nhưng kín đáo: Mây nhan sắc bừng bừng khoe ngực nõn… Vô tình mây phơi xiêm y vắt ngõ / Sắc hồng trần cởi khuy áo ngực sương/… Sợi tơ loang em hứng đỉnh phím tràn… Hạt giống anh gieo đang cựa quậy rất khẽ từng tế bào cảm xúc / Biển hồi sinh hay em hồi sinh / Ngực thu hờn tuột cúc…
Kiều Mây không chỉ là thơ hồn quê, tình người. Kiều Mây còn có nỗi đau lịch sử, nỗi đau nhân thế. Đó là nỗi đau chiến tranh còn hằn trên da thịt quê hương : Mảnh pháo chiến tranh vắt ngang thân cây gòn mồ côi bám đất; Dừa lồi lõm vết chiến tranh còn sót nhức…Nên nhà thơ luôn hỏi : Sông đã giữ giùm ta bao nhiêu nước mắt? Đó là nỗi lo mất dần những nét quê chân chất : Trò chơi dân gian bật tăm bóng dáng / Chú dế than buồn nghẹo cổ gãi râu. Đó là thân phận thương hồ : Hết cuộc trăm năm / Treo mộ phần vào ngao ngán lãng du. Đó là : Tượng đài đắp móng từ lồng ngực / Gió một chiều có thổi mát được nỗi đau ? Những cảm thức nhân văn ấy trong thơ Huỳnh Thúy Kiều tuy chưa nhiều, nhưng nó báo hiệu về một cây bút thơ tài năng được bạn đọc cả nước yêu mến trong tương lai. Tuy nhiên trong tập Kiều Mây có một số hình ảnh trùng lặp như “ngực”, “cúc áo”, cũng có một số bài thơ giống nhau về cấu trúc tạo ra sự đơn điệu khi đọc. Nhưng đây chỉ mới là tập thơ đầu tay. Con đường thơ của Huỳnh Thúy Kiều còn dài phía trước…
Tôi đã về Cà Mau, đã đi, đã ăn nằm, hít thở mùi bùn đất dọc ngang miền châu thổ. Đọc Kiều Mây của Huỳnh Thúy Kiều tôi như được trở lại miên man với miền đất hứa Cửu Long Giang…
Huế, cuối năm 2008
Tác giả gửi bài
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét