ST: Hồi học ĐH, ST rất thích tìm hiểu về truyện thần thoại HyLạp nhưng chưa có điều kiện. Nay nhớ lại, tìm đọc, thấy rối quá vì các câu chuyên thường có nguồn gốc khác nhau, tên phiên âm khác nhau dễ nhầm lẫn...Nay thấy có bạn Pha Lê (Trong SOI) kể lại bằng tranh, dễ hiểu, dễ nhớ nên ST biên tập lại ngắn gọn để bạn bè quan tâm cùng đọc.
Lambert Sustris: “Venus và Cupid”
Đầu tiên, điều đáng lưu ý là Thần thoại Hy lạp cũng có lắm phiên bản,
cùng một vị thần mà bản này chọi bản kia với các tích chẳng ăn nhập gì
với nhau. Vấn đề trước nhất là tên. Vệ Nữ theo tiếng Hy Lạp cổ (gốc) là
Aphrodite, nhưng sau khi Hy Lạp bị Đế chế La Mã chiếm thì Aphrodite bị
cải tên thành Venus. Nhưng phiên bản nào thì Thần Vệ Nữ cũng là vị thần
biểu tượng của sắc đẹp, tình yêu, tình dục...
2.Thần vệ nữ ra đời như thế nào?
Có hai tích về sự ra đời của vị thần này.
Sinh ra từ… của quý
Tác phẩm hội họa nổi tiếng nhất về sự ra đời của Aphrodite là bức tranh do Sandro Botticelli vẽ dưới đây. Theo thoại cổ và theo thơ của Hesiod, thì vào thời xửa xưa (cực xưa, lúc chưa có loài người) thần Uranus (Bầu Trời) là một ông hay đánh đập vợ, bà Gaia (Mặt Đất) và con (một lô một lốc trong đó có Cronus).
Chịu hết nổi, bà Gaia xúi Cronus phản lại cha. Vốn mạnh khỏe, Cronus đánh thắng Uranus, nhưng trước khi tống cổ cha khỏi thiên đàng, Cronus chém đứt của quý của cha mình để dằn mặt (theo kiểu mafia Ý thường xẻo lỗ tai của nạn nhân). Của quý ấy rơi xuống biển, và tinh trùng của Uranus làm nước biển nổi bọt, từ đó Aphrodite ra đời. (“Aphro” theo tiếng Hy Lạp cổ có nghĩa là bọt biển).
Theo phả hệ:
Chaos sinh ra: Gaia, Tararus, Eros, Erebus
Gaia sinh ra: Uranus
Gaia và Uranus sinh ra: Cronus
Của quý của Uranus sinh ra: Aphrodite
Cronus và Rhea sinh ra: Zeus (Hay còn gọi là Jove, Jupiter)
Sinh ra từ… của quý
Tác phẩm hội họa nổi tiếng nhất về sự ra đời của Aphrodite là bức tranh do Sandro Botticelli vẽ dưới đây. Theo thoại cổ và theo thơ của Hesiod, thì vào thời xửa xưa (cực xưa, lúc chưa có loài người) thần Uranus (Bầu Trời) là một ông hay đánh đập vợ, bà Gaia (Mặt Đất) và con (một lô một lốc trong đó có Cronus).
Chịu hết nổi, bà Gaia xúi Cronus phản lại cha. Vốn mạnh khỏe, Cronus đánh thắng Uranus, nhưng trước khi tống cổ cha khỏi thiên đàng, Cronus chém đứt của quý của cha mình để dằn mặt (theo kiểu mafia Ý thường xẻo lỗ tai của nạn nhân). Của quý ấy rơi xuống biển, và tinh trùng của Uranus làm nước biển nổi bọt, từ đó Aphrodite ra đời. (“Aphro” theo tiếng Hy Lạp cổ có nghĩa là bọt biển).
Theo phả hệ:
Chaos sinh ra: Gaia, Tararus, Eros, Erebus
Gaia sinh ra: Uranus
Gaia và Uranus sinh ra: Cronus
Của quý của Uranus sinh ra: Aphrodite
Cronus và Rhea sinh ra: Zeus (Hay còn gọi là Jove, Jupiter)
Theo tích thì sau khi sinh ra, các cô tiên biển (Sea Nymphs) đặt
Aphrodite lên chiếc vỏ sò, rồi thần Gió Zephyrus cùng thần Aura (Thần
Không Khí trong lành, )
thổi Aphrodite vào bờ. Trong hình thì phía bên trái, Thần Không Khí ôm
Thần Gió (đang phồng miệng thổi), chắc vì đây là không khí trong lành
nên thổi ra đầy hoa? Phía bên phải, Thần Horae cầm áo đón Aphrodite.
Horae là Thần Mùa Màng, hay Thời Tiết.
Con của Zeus và Dione (Hay Zeus và… chính Zeus?)
Một tích khác, theo nhà thơ Apollodorus và Homer, thì Aphrodite là con của Dione với Zeus (Thần Sấm Sét, hay còn gọi là Thần Dớt, vua của các vị thần, cai quản Olympia). Nói chung thì tích này chẳng sâu sắc gì lắm, nếu không nói là nhàm chán y như người thường. Cũng hai người yêu nhau, có con. Điều đáng nói là xuất xứ của Dione rất mập mờ. Chẳng ai biết bà này là thần gì. Theo tiếng Hy Lạp thì Dione chỉ có nghĩa là “Nữ Thần”.
Vậy Ai là ai?
Vì vào thời Hy Lạp cổ đại thì xã hội vừa chuyển từ chế độ mẫu hệ sang phụ hệ, nên các nhà thơ còn châm chước cho phái nữ, còn cố tạo cho họ một vẻ gì đó bí hiểm. Nhưng tới thời La Mã, phụ nữ chẳng còn nắm quyền gì nữa, nên Aphrodite hoàn toàn bị giáng chức xuống làm con của Zeus và Dione, bất luận Dione là ai. Sau đó, thần Eros (xem phả hệ) cũng bị đổi tên thành Cupid và giáng chức xuống làm con của Venus (tên mới của Aphrodite).
Eros cũng là thần Tình Yêu – nhưng thay vì Venus chuyên về tình yêu nam-nữ, Eros chuyên mọi loại tình yêu, trong đó có đồng tính – Eros còn là thần Sinh Sản. Các nhà thơ thời La Mã như thế đã bỏ hẳn phiên bản “sinh ra từ bọt biển” và ghép Venus (tức Aphrodite) với Eros (tức Cupid) làm mẹ con, các vị thần sinh trước thời của Zeus cũng bị lãng quên, hoặc bị giáng chức như Eros.
Phiên bản đầu thường được cho là bản chính gốc Hy Lạp; phiên bản sau, dù cũng bắt đầu từ Hy lạp, nhưng đã bị pha trộn nhiều với văn hóa của La Mã. Như vậy, để phân biệt hai phiên bản của Thần Vệ Nữ này rất đơn giản:
Những ai theo thuyết đầu tiên
Thần Vệ Nữ sẽ không có Cupid đi kèm, thường là nằm một mình, không đứng chung với con cái của Zeus; hoặc đang nằm trên sóng hay trên vỏ sò, chuẩn bị dạt vào bờ.
Tác phẩm “Thần Vệ Nữ đang ngủ”, Giorgione,1510.
Nếu để ý thì sẽ thấy bờ biển mà Venus được Thần Gió thổi dạt vào ở phía xa
là phần nền của hình
Con của Zeus và Dione (Hay Zeus và… chính Zeus?)
Một tích khác, theo nhà thơ Apollodorus và Homer, thì Aphrodite là con của Dione với Zeus (Thần Sấm Sét, hay còn gọi là Thần Dớt, vua của các vị thần, cai quản Olympia). Nói chung thì tích này chẳng sâu sắc gì lắm, nếu không nói là nhàm chán y như người thường. Cũng hai người yêu nhau, có con. Điều đáng nói là xuất xứ của Dione rất mập mờ. Chẳng ai biết bà này là thần gì. Theo tiếng Hy Lạp thì Dione chỉ có nghĩa là “Nữ Thần”.
Vậy Ai là ai?
Vì vào thời Hy Lạp cổ đại thì xã hội vừa chuyển từ chế độ mẫu hệ sang phụ hệ, nên các nhà thơ còn châm chước cho phái nữ, còn cố tạo cho họ một vẻ gì đó bí hiểm. Nhưng tới thời La Mã, phụ nữ chẳng còn nắm quyền gì nữa, nên Aphrodite hoàn toàn bị giáng chức xuống làm con của Zeus và Dione, bất luận Dione là ai. Sau đó, thần Eros (xem phả hệ) cũng bị đổi tên thành Cupid và giáng chức xuống làm con của Venus (tên mới của Aphrodite).
Eros cũng là thần Tình Yêu – nhưng thay vì Venus chuyên về tình yêu nam-nữ, Eros chuyên mọi loại tình yêu, trong đó có đồng tính – Eros còn là thần Sinh Sản. Các nhà thơ thời La Mã như thế đã bỏ hẳn phiên bản “sinh ra từ bọt biển” và ghép Venus (tức Aphrodite) với Eros (tức Cupid) làm mẹ con, các vị thần sinh trước thời của Zeus cũng bị lãng quên, hoặc bị giáng chức như Eros.
Phiên bản đầu thường được cho là bản chính gốc Hy Lạp; phiên bản sau, dù cũng bắt đầu từ Hy lạp, nhưng đã bị pha trộn nhiều với văn hóa của La Mã. Như vậy, để phân biệt hai phiên bản của Thần Vệ Nữ này rất đơn giản:
Những ai theo thuyết đầu tiên
Thần Vệ Nữ sẽ không có Cupid đi kèm, thường là nằm một mình, không đứng chung với con cái của Zeus; hoặc đang nằm trên sóng hay trên vỏ sò, chuẩn bị dạt vào bờ.
Tác phẩm “Thần Vệ Nữ đang ngủ”, Giorgione,1510.
Nếu để ý thì sẽ thấy bờ biển mà Venus được Thần Gió thổi dạt vào ở phía xa
là phần nền của hình
Tác
phẩm “Sự ra đời của thần Vệ Nữ”, Alexandre Cabanel, 1863.
Tuy Alexandre
theo thuyết “bọt biển”, nhưng ảnh hưởng nặng của Thiên Chúa giáo đã
khiến ông đổi Tiên Biển (Sea Nymphs),
Những ai theo thuyết thứ hai
Vệ Nữ sẽ luôn đi kèm với Cupid. Cảnh nền cũng bớt “tự nhiên” hơn, Vệ Nữ thường nằm trong nhà (thay vì trong… rừng, trên biển, gần biển v.v…)
Những ai theo thuyết thứ hai
Vệ Nữ sẽ luôn đi kèm với Cupid. Cảnh nền cũng bớt “tự nhiên” hơn, Vệ Nữ thường nằm trong nhà (thay vì trong… rừng, trên biển, gần biển v.v…)
Tượng thần vệ nữ
Bức tượng được được một người nông dân tên là Yorgos Kentrotas tìm thấy trong tình trạng rời làm hai mảnh năm 1820 trên đảo Milos, cũng được gọi là Melos hay Milo, ở Aegae. Ông giấu bức tượng nhưng sau này các quan chức người Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm ra và tịch thu. Một sĩ quan hải quân Pháp, Jules Dumont d'Urville,
phát hiện vẻ đẹp của tượng và dàn xếp vụ mua bán cùng Đại sứ Pháp tại
Thổ Nhĩ Kỳ, Marquis de Riviere. Sau khi phục chế, bức tượng được mang
giới thiệu cho vua Louis XVIII năm 1821. Cuối cùng nhà vua cho đặt tượng tại bảo tàng Louvre ở Paris, nơi bức tượng vẫn được trưng bày đến ngày nay.
Sự nổi tiếng của bức tượng trong thế kỷ 19 không đơn thuần vì vẻ đẹp của nó mà còn vì những nỗ lực quảng bá mạnh của chính quyền Pháp. Năm 1815 Pháp trả lại bức tượng Medici Venus cho Ý sau khi bức tượng bị Napoléon Bonaparte
cướp đoạt đem về nước. Tượng thần Vệ nữ được coi là một trong những tác
phẩm điêu khắc cổ điển đẹp nhất còn tồn tại khiến người Pháp càng bỏ
công quảng cáo bức tượng Vệ nữ Milo là tuyệt tác hơn so với bức tượng họ
vừa mất trước đó. Tượng được các nghệ sĩ và các nhà phê bình ca ngợi,
họ coi đó là biểu tượng của vẻ đẹp duyên dáng của phụ nữ; tuy nhiên, Pierre-Auguste Renoir rõ ràng không theo trào lưu chung khi cho rằng nó giống như một "tên sen đầm" (gendarme).
ST sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét