Hoàng Xuân Họa biên soạn
Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc ấn hành 2004
PHẦN 7
PHƯƠNG PHÁP ĐỐI LẬP TRONG THƠ
Một khi không gieo nổi vần có thể dùng phương pháp đối lập tiếng, đối lập vần, đối lập địa danh để tạo âm hưởng. Chế Lan Viên thường dùng phương pháp này:
* Ðối lập từng cặp tiếng:
- Sợ nhất khi xuống địa phủ, bên vạc dầu của quỷ
Lại thi nhân cùng thi nhân chạm trán, va đầu.
- Sao làm thơ không có nghề như thợ nhỉ?
Nghề đếm lá, nghề trồng sao, nghề tát bể.
(Chế Lan Viên)
-Ta lại gặp những mặt người ta yêu biết mấy
Ta nhìn, ta ngắm, ta say
Ta run run nắm những bàn tay
Thương nhớ dồn trong tay ta nóng bỏng.
* Ðối lập vần:
-Trăng viên mãn cuối trời đêm đêm em có nhớ
Mặt trăng từng khuất nửa
ở trong nhau.
(Hoàng Hữu)
-Tôi đứng nhìn em đi giữa sớm mai
Chiếc áo mưa xanh lên màu trời rộng
Em đi khuất rồi tôi còn đứng lặng
Chiếc hôn đêm qua vẫn nóng bồi hồi.
(Vũ Quốc Ái)
- Bữa ấy chúng ta chưa hình dung được
Ngay khúc sông đây lại có cây cầu
Sông rộng mênh mông con đò lá lúa
Ta thương con đò như ta thương nhau.
(Vũ Quần Phương)
* Ðối lập địa danh:
-Sống quang vinh mà chết cũng quang vinh.
Của Bãi Sậy, Thái Nguyên và Yên Bái.
Là thi sĩ nghĩa là theo gió mới
Tìm ý thơ trên ngọn sóng Bạch Ðằng,
Ðể tâm hồn dào dạt với Chi Lăng,
Làm bất tử trận Ðống Ða oanh liệt.(Sóng Hồng)
-Những hội hè đình đám
Trên núi Thiên Thai
Trong chùa Bút Tháp
Giữa huyện Lang Tài.
(Hoàng Cầm)
(Hoàng Hữu)
-Tôi đứng nhìn em đi giữa sớm mai
Chiếc áo mưa xanh lên màu trời rộng
Em đi khuất rồi tôi còn đứng lặng
Chiếc hôn đêm qua vẫn nóng bồi hồi.
(Vũ Quốc Ái)
- Bữa ấy chúng ta chưa hình dung được
Ngay khúc sông đây lại có cây cầu
Sông rộng mênh mông con đò lá lúa
Ta thương con đò như ta thương nhau.
(Vũ Quần Phương)
* Ðối lập địa danh:
-Sống quang vinh mà chết cũng quang vinh.
Của Bãi Sậy, Thái Nguyên và Yên Bái.
Là thi sĩ nghĩa là theo gió mới
Tìm ý thơ trên ngọn sóng Bạch Ðằng,
Ðể tâm hồn dào dạt với Chi Lăng,
Làm bất tử trận Ðống Ða oanh liệt.(Sóng Hồng)
-Những hội hè đình đám
Trên núi Thiên Thai
Trong chùa Bút Tháp
Giữa huyện Lang Tài.
(Hoàng Cầm)
PHẦN 8
PHẢN NGỮ TRONG THƠ
Trong thơ dùng phản ngữ để châm biếm một sự việc, để so sánh một vấn đề, để đối lập màu sắc, để nói khác nhau nhằm làm nổi bật đối tượng miêu tả:
- Có bát sứ tình phụ bát đàn
Nâng niu bát sứ vỡ tan có ngày.
- Xin đừng thấy quế phụ hương
Quế già quế rụi hương trường thơm xa.
(Ca Dao)
- Ðã năm mươi cái xuân xanh
Khi ông, khi chú, khi anh, khi thằng
Ngẫm đời lắm cái lăng nhăng
Khi ông cưỡi chó, khi thằng cưỡi voi.
(Phan Huy, Cần thơ)
- Em hối lộ đoá hoa một nụ cười rượu chát
Anh tham ô trời đất mấy câu thơ.(Nguyễn Trọng Tạo)
/ CÒN TIẾP/
hxh.blogspot.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét