Nguyễn Nguyên Bảy đò đưa
Thưa bác Phương, em đọc hơn một lần, đọc đi đọc lại, thuộc lúc nào chẳng hay, bức thư thơ bác gửi bác Điềm, rồi ôm bức thư thơ ấy mà ngủ, nhưng trắng đêm luôn, ra khỏi giường lúc 4 giờ ( vợ em làm chứng), học theo bác Điềm hút vặt liền hai em Rô trắng, rồi ôm máy và đánh thư này gửi bác, kỳ mong bác đọc kịp ẩm sớm, tửu chiều..
Thư
thơ bác viết tuyệt quá, tuyệt ngay từ hai chữ " Điềm ơi!", em thấy cửa
lòng bác mở tung, nụ cười xán lạn nở trên gương mặt chất phác, hiền
lành, em thấy như mình được soi gương, ôi " soi gương vui cả mặt gương"
và em thấy tiếng gọi Điềm ơi của bác như từ trong gương vui ấy thơm ra..
Khi Điềm còn ở trên cao
Cái buồn thế sự đã vào chúng tôi
Ối!
Em không còn từ nào để thán ùa theo hai câu sáu/ tám tự nhiên lời lòng
của bác, giản như ca dao, sâu như ca dao, hai câu thơ như lời ru vỗ về
của bà, của mẹ lúc ta trốn học ôm vờ bụng đau, lúc ta chùi môi đến đỏ lự
khi vừa húp trộm quả trứng gà còn đang cục tác. Bác buồn thế sự từ khi
nào thật em chưa biết, nhưng xin bác ghi nhận cho là em biết buồn ngay
sau lưng bác..Chỉ bằng hai câu, bác đã điểm huyệt, nói cách khác, đã
khái quát quả chuẩn về cái tứ, cái tình rất mướt của bác Điềm qua bài
thơ " Đất nước những tháng năm thật buồn".
Công
bằng mà nói, nếu bài thơ " Đất nước những tháng năm thật buồn" của bác
Điềm được viết ra vài chục năm trước, khi bác Điềm đang đỉnh ở Huế, hay
mươi mười lăm năm sau, đang trưởng Bộ Văn, hay mới đây thôi bác là một
trong cửu đỉnh của nước nhà, thì xin tôn vinh bác Điềm mà không sợ lời
thị phi phe nhóm bốc thơm, rằng bài thơ " Đất nước những tháng năm thật
buồn" của Nguyễn Khoa Điềm là một trong không nhiều bài thơ hay của thi
đàn Việt mà em được đọc.
Nhưng..
Vợ
em đứng sau lưng, chặn đứng dòng viết của em bằng hai câu thư thơ tiếp
của bác Phương, giọng sa mạc, lún cát trăm phần trăm, rằng:
Bây giờ ( bây à giờ ) trời đã chiều rồi
Ngẫm ra thì muộn khóc cười ( khóc a cười) mà chi..
Em
đưa mắt nịnh vợ: Quá hay mình hỉ? Vợ đáp lừ: Lời thơ của anh Phương quá
hay! Thật lòng đó, bác Phương ạ, lời thư thơ thật chân tình, ấm áp, hỷ
xả. Chữ Nhưng.. em bỏ lửng ở trên, xin được viết đỡ lời bác Phương, lại
công bằng mà nói: Bài thơ " Đất nước những tháng năm thật buồn" của bác
Điềm, viết ra lúc bác đã vườn, dù mới về, lời tuyên huấn tráng ca của
bác chưa tan hết trong không gian, mà bác đã tiếp tuôn những lời than,
lời oán, lời buồn, thì e là sức tu thân sám hối của bác muốn vươn lên
phi thường cách, lại hóa ra khôn gian cách. Tu thân trước hết là tu sửa
bản thân mình, đọc thơ bác Điềm chỉ thấy những hút thuốc vặt, ve sầu lột
xác, ly cà phê sáng..Vì thế câu thơ dấu hỏi của bác: Ai sẽ nắm vận mệnh chúng ta/ Trong không gian đầy sợ hãi?
Thơ chi nhạt lạnh rứa? Chẳng phải bác Điềm vừa mới nắm vận mệnh cả
triệu người đó sao? Chẳng lẽ thời bác nắm vận mệnh người thì thời người
sáng đẹp và thời bác vườn thời người mới đen thui ? Bác rũ sạch mình
nhanh quá..và thật đáng buồn, khi bác tung dấu hỏi / Bây giờ lá cờ trên Cột cờ Đại Nội / Có còn bay trong đêm/ Sớm mai còn giữ được màu đỏ?.
Thật bất hạnh cho đức tin của bác khi sụp đổ. Nói thật nhé, Câu thán
nào của bác cũng tàng ẩn nỗi tiếc nuối cái thời vua quan bác thụ, nay
hết thời, vội chi tung tóe cung bực bổng trầm bất mãn. Trời cho người có
mắt, thưa bác.
Cùng bác Phương, em gọi bài thơ " Điềm Ơi!" của bác là bài Thư Thơ. Thư thật lòng, mộc mạc, cụ thể, ấm tình hơn thơ, vì thơ dù muốn hay không vẫn phải nghệ, vẫn phải bồng bềnh hư thực, vẫn phải véo von. Bài " Điềm ơi" là một Thư Thơ xuất sắc. Đột ngột vợ bào: Mình dừng viết lại, em muốn ngâm trọn bài thơ anh Phương trước khi..(cười lệnh).
Cùng bác Phương, em gọi bài thơ " Điềm Ơi!" của bác là bài Thư Thơ. Thư thật lòng, mộc mạc, cụ thể, ấm tình hơn thơ, vì thơ dù muốn hay không vẫn phải nghệ, vẫn phải bồng bềnh hư thực, vẫn phải véo von. Bài " Điềm ơi" là một Thư Thơ xuất sắc. Đột ngột vợ bào: Mình dừng viết lại, em muốn ngâm trọn bài thơ anh Phương trước khi..(cười lệnh).
Cái buồn thế sự đã vào chúng tôi
Bây giờ trời đã chiều rồi
Ngẫm ra thì muộn khóc cười mà chi
Phố phường vẫn lắm người đi
Hoa vẫn nở chẳng có gì khác đâu
Khác là ở chốn xa sâu
Trẻ em đi học không cầu qua sông
Khác là tận ngoài biển đông
Chủ quyền ta họ nói không lập lờ
Riêng màu đỏ của ngọn cờ
Ở Đại Nội hay biển bờ xa xôi
Vẫn luôn phơi phới đỏ tươi
Nhạt là nhạt ở tình người Điềm ơi
Cùng
bác Phương, tài thư thơ của bác còn phải dụng nữa đấy, sau bài thơ của
bác Điềm, chả khối các ông quan đương thời hôm nay, về vườn ngày mai lại
tung điệu vần sám hối hôm nay. Nếu bác còn có thư thơ dạng này, xin nhớ
gọi em đò đưa bác nhé./
NNB
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét