Ảnh t\ừ trái qua:
Trần Vân Hạc/ Hoàng Xuân Họa/ Nguyễn Anh Tuất/
NNB/ LPL và Dương Hiền Nga.
Trần Vân Hạc/ Hoàng Xuân Họa/ Nguyễn Anh Tuất/
NNB/ LPL và Dương Hiền Nga.
NỖI BUỒN CỦA BÀ CHÚA HOA
RỪNG
Văn ngắn Nguyễn Anh Tuấn
Văn ngắn Nguyễn Anh Tuấn
Có lần, nhà giáo-nhà văn Chu Văn Sơn có gửi qua mạng internet cho tôi mấy bông hồng được đặt tên nước ngoài thực duyên dáng và kiêu hãnh mang các thông điệp: lòng chung thuỷ, tình bạn, tình yêu… Không hiểu sao, ngắm những bông hồng đó, tôi bỗng chảy nước mắt và ghi lại vài dòng như sau cho bạn:
Tôi chạnh
nhớ vệt Ban rừng Tây Bắc
náu mình trốn chạy trận đốt rừng đốt nương
cánh hoa ngậm nỗi buồn thiếu nữ
đi qua nghèo đói suốt thời gian…
náu mình trốn chạy trận đốt rừng đốt nương
cánh hoa ngậm nỗi buồn thiếu nữ
đi qua nghèo đói suốt thời gian…
Các bạn thân thiết của tôi vẫn nói đùa rằng: tôi là kẻ bị
"hội chứng hoa Ban" ám ảnh. Quả cũng có phần sự thật... Gần hết tuổi
trẻ của một "anh giáo khổ" tôi đã gửi gắm nơi núi rừng Tây Bắc; và từ
khi trở về chuyển sang làm báo làm phim, tôi lại càng hay lang thang "Trên
những nẻo rừng quanh co ven suối/ Có một người trai đang đi..." Mấy năm
qua, cứ vào độ Ban nở,tôi lại lầm lũi một mình vác máy quay đến những nơi xa
xôi của tỉnh Sơn La, Lai Châu, thâm nhập sâu hơn vào cuộc sốngcủa đồng bào
Thái, Mông, Dao, Mường, Kh'mú để bổ sung tư liệu hình ảnh cho bộ phim tài liệu
"Đi tìm hoa Ban" ấp ủ từ lâu. Mùa Ban nở cũng là lúc có dấu hiệu của
gió Lào; cùng với sương mù và khói đốt nương, không gian trở nên mờ ảo, đôi lúc
nhạt nhoà, tựa nước mắt lau vội của người con gái trong truyền thuyết hoa Ban
khi đau đớn vượt rừng sâu núi thẳm mà không tìm được người yêu… Tôi nhớ mãi lần
đầu tiên được thấy hoa Ban. Ấn tượng về một dải rừng Ban ngậm sương long lanh
như ngọc trong nắng sớm từ giây phút ấy đã khơi nguồn cho bao cảm xúc của tôi
về cảnh vật và những phận người Tây Bắc.
Thời đó, học sinh của tôi có một số em người dân tộc Thái là con
cán bộ (và cũng có vài em ở các bản ra thị trấn học); và chính các em này đã là
những "người thầy đầu tiên" của tôi về văn hóa Thái- trong đó có
nhiều kiến thức về các loài hoa cỏ, đặc biệt là về hoa Ban trắng vốn được coi
là bà Chúa của các các loài hoa rừng! Em gái lớn thì kể: người Thái có phong
tục các chàng trai thường gửi người yêu đem về tặng bố mẹ vợ tương lai cành hoa
Ban đầu mùa. Nhà nào có con gái lớn mà chưa từng hẹn hò gì, bố mẹ thường nhắc
khéo: sao chẳng có ai gửi tặng bố mẹ hoa Ban thế? Em gái nhỏ hơn thì hay lén
đem cài trong phòng thầy dạy văn một nhánh Ban nở rộ hái sau mỗi lần đi
nương... Hoa Ban gắn bó khăng khít với đời sống đồng bào các dân tộc Tây Bắc,
nhất là đồng bào Thái- lúc đi nương, đi chợ, làm bếp, dệt vải, múc nước, thêu
thùa; trong các lễ hội Sên bản Sên mường, hát Hạn Khuống... Nơi đây, chỗ nào và
việc gì cũng mang bóng dáng hoa Ban- biểu tượng của tình yêu, lòng chung thủy,
khát vọng sống, lòng hiếu thảo, sự biết ơn, mặc dù nó ẩn chứa một câu chuyện
thực buồn về tình yêu dang dở...
Có lần, tôi cùng một anh bạn dạy văn ở cao đẳng Sư phạm Tây Bắc
( hiện là nhà thơ Châu Hồng Thủy, Chủ tịch Hội VHNTVN tại CHLB Nga) đã bám theo
nhà thơ Lò Văn Cậy trèo đèo lội suối vào tận quê ông ở biên giới Việt - Lào Sốp
Cộp, để rồi mê mẩn hàng giờ với những rừng Ban bạt ngàn nơi hoang vu thượng
nguồn sông Mã còn nhiều vết chân voi, chân hổ báo... Tôi đã hiểu thế nào là sự
hùng vĩ tráng lệ của thiên nhiên- cái điều có khả năng dinh dưỡng tâm hồn đặc biệt,
và bắt đầu tin rằng: hoa Ban chính là nét chủ đạo của "bản giao
hưởng" thiên nhiên Tây Bắc kỳ thú!
Tuy hoa Ban trong tiếng Thái có nghĩa là "hoa ngọt", song số phận và đời sống của nó thực chẳng ngọt ngào chút nào! Sau bao đợt phá rừng đốt nương dữ dội, giờ đây lên Tây Bắc không còn thấy Ban ngợp trời dọc Quốc lộ 6 như cách đây vài chục năm! Nhưng trên núi cao, trong rừng sâu, và nhiều đoạn đường cheo leo hiểm trở vẫn còn có hoa ban, có điều chúng giống như sự lẩn lút! Mùa Ban nở năm ngoái, một đoàn thầy trò trường đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội chúng tôi đã lên đường đến với xứ sở hoa Ban, để "săn tìm" hoa Ban. Các sinh viên trong đợt tham quan thực tập này phải thực hiện những bài tập nhiếp ảnh theo yêu cầu của chương trình. Tới Thành phố Sơn La, đoàn đã được Ban giám hiệu trường đại học Tây Bắc tiếp đón nồng nhiệt và tổ chức một cuộc giao lưu thân mật giữa sinh viên hai trường. Đoàn đã tổ chức chiếu bộ phim vừa đoạt giải Cánh Diều vàng của Hội ĐAVN- bộ phim chưa phát hành rộng rãi: "Mùi cỏ cháy". Hôm sau, cả một ngày ròng, các tay máy của đoàn ĐHSKĐA đã mải mê "săn" vẻ đẹp của hoa Ban vời vợi trên núi cao hoặc cheo leo bên vực thẳm, bên cạnh 6 nữ sinh khoa văn người Thái người Mường được trường ĐHTB chọn cử đi theo giúp đoàn làm mẫu chụp... Mùa hoa Ban nở, cũng là mùa đói, nhưng lại là mùa của những chàng trai cô gái thổ lộ tâm tình. "Ta yêu nhau không tính tháng tính năm/ Không tính mùa Ban nở..." (Dân ca Thái). Những người lính sinh viên trẻ măng ngày nào ra trận bước vào các "Đồi thịt băm" và chia tay với những cô gái chưa kịp trao lời hò hẹn cũng thuộc lứa tuổi những sinh viên bên rừng Ban và dưới chùm ánh sáng phim bây giờ. Những ngọn khói đốt nương mịt mù khắp các ngọn đồi trọc nham nhở cũng ném vào không gian mùi cỏ cháy khét lẹt, nhưng không phải là mùi chết chóc của một thời mà là mùi của đói nghèo muôn thuở mà hai thế hệ tuổi trẻ chiến tranh hôm qua - hòa bình hôm nay có thể tìm thấy sự đồng điệu? Và những sinh viên của các học đường, các thế hệ, trong cuộc hành trình cùng dân tộc, với ước vọng Tình yêu & Hạnh phúc nồng nàn trong trái tim trẻ, họ đã không ít lần gặp phải cảnh ngộ của nhà văn Nga Kôrôlenkô trong truyện ngắn "Những đốm lửa": một ngọn lửa phía trước mới nhìn thì tưởng rất gần, thế nhưng càng đi tới đó càng thấy xa tít tắp. Cũng như một vài tay máy sinh viên khi không mang theo ống kính zoom tiêu cự lớn để chộp được hoa Ban chìa ra dọc đường đã tìm mọi cách kéo cành Ban lại gần để rồi phải thở dài bất lực. Bên một gốc Ban già cô đơn như thế, tôi đã đọc cho các sinh viên của mình và sinh viên ĐHTB nghe:
Tuy hoa Ban trong tiếng Thái có nghĩa là "hoa ngọt", song số phận và đời sống của nó thực chẳng ngọt ngào chút nào! Sau bao đợt phá rừng đốt nương dữ dội, giờ đây lên Tây Bắc không còn thấy Ban ngợp trời dọc Quốc lộ 6 như cách đây vài chục năm! Nhưng trên núi cao, trong rừng sâu, và nhiều đoạn đường cheo leo hiểm trở vẫn còn có hoa ban, có điều chúng giống như sự lẩn lút! Mùa Ban nở năm ngoái, một đoàn thầy trò trường đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội chúng tôi đã lên đường đến với xứ sở hoa Ban, để "săn tìm" hoa Ban. Các sinh viên trong đợt tham quan thực tập này phải thực hiện những bài tập nhiếp ảnh theo yêu cầu của chương trình. Tới Thành phố Sơn La, đoàn đã được Ban giám hiệu trường đại học Tây Bắc tiếp đón nồng nhiệt và tổ chức một cuộc giao lưu thân mật giữa sinh viên hai trường. Đoàn đã tổ chức chiếu bộ phim vừa đoạt giải Cánh Diều vàng của Hội ĐAVN- bộ phim chưa phát hành rộng rãi: "Mùi cỏ cháy". Hôm sau, cả một ngày ròng, các tay máy của đoàn ĐHSKĐA đã mải mê "săn" vẻ đẹp của hoa Ban vời vợi trên núi cao hoặc cheo leo bên vực thẳm, bên cạnh 6 nữ sinh khoa văn người Thái người Mường được trường ĐHTB chọn cử đi theo giúp đoàn làm mẫu chụp... Mùa hoa Ban nở, cũng là mùa đói, nhưng lại là mùa của những chàng trai cô gái thổ lộ tâm tình. "Ta yêu nhau không tính tháng tính năm/ Không tính mùa Ban nở..." (Dân ca Thái). Những người lính sinh viên trẻ măng ngày nào ra trận bước vào các "Đồi thịt băm" và chia tay với những cô gái chưa kịp trao lời hò hẹn cũng thuộc lứa tuổi những sinh viên bên rừng Ban và dưới chùm ánh sáng phim bây giờ. Những ngọn khói đốt nương mịt mù khắp các ngọn đồi trọc nham nhở cũng ném vào không gian mùi cỏ cháy khét lẹt, nhưng không phải là mùi chết chóc của một thời mà là mùi của đói nghèo muôn thuở mà hai thế hệ tuổi trẻ chiến tranh hôm qua - hòa bình hôm nay có thể tìm thấy sự đồng điệu? Và những sinh viên của các học đường, các thế hệ, trong cuộc hành trình cùng dân tộc, với ước vọng Tình yêu & Hạnh phúc nồng nàn trong trái tim trẻ, họ đã không ít lần gặp phải cảnh ngộ của nhà văn Nga Kôrôlenkô trong truyện ngắn "Những đốm lửa": một ngọn lửa phía trước mới nhìn thì tưởng rất gần, thế nhưng càng đi tới đó càng thấy xa tít tắp. Cũng như một vài tay máy sinh viên khi không mang theo ống kính zoom tiêu cự lớn để chộp được hoa Ban chìa ra dọc đường đã tìm mọi cách kéo cành Ban lại gần để rồi phải thở dài bất lực. Bên một gốc Ban già cô đơn như thế, tôi đã đọc cho các sinh viên của mình và sinh viên ĐHTB nghe:
Thứ cây nào
như Ban, quẩn quanh gai góc
Từ lưng vực sâu dâng tới ngang đèo
Ta ngỡ tưởng vươn tay hái được
Mà ngàn năm còn đứng giữa cheo leo...
Từ lưng vực sâu dâng tới ngang đèo
Ta ngỡ tưởng vươn tay hái được
Mà ngàn năm còn đứng giữa cheo leo...
Song điều quan trọng là không bao giờ được chán nản, tuyệt vọng,
không được bỏ cuộc giữa chừng. Như hoa Ban cứ tiếp tục sinh sôi nảy nở dù bị
tàn phá không thương tiếc bởi đốt rừng, đốt nương và cũng bởi sự vô tâm vô
tình. Như bao điều tốt đẹp gửi gắm vào cành Ban vẫn ngàn năm đứng giữa cheo
leo, mãi mãi thách thức tình yêu và nghị lực của con người.
Với thời gian và sự giao lưu phát triển văn hóa, mặc nhiên hoa
Ban không còn chỉ là "đặc sản" của riêng Tây bắc, mà đã đi vào đời
sống tinh thần của nhiều lớp người, ở nhiều địa phương toàn quốc. Ở Hà Nội, hoa
Ban Tây Bắc được đem về trồng ở vài địa điểm từ mấy chục năm trước. Hoa Ban đã
sống trong nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật... Có không ít đoàn ca múa nhạc
trung ương và địa phương mang tên Hoa Ban. Hoa Ban từng được dùng làm nhãn hiệu
cho một hội chợ hàng tiêu dùng toàn quốc tại Thủ đô. Có cả một nhà hàng đặc sản
ở Hà Nội của một người nổi tiếng lấy tên Hoa Ban... Hoa Ban ở đâu và ở lĩnh vực
nào cũng đều có thể gợi lên sự hoang dã, nguyên sơ, trinh trắng, sự lãng mạn
bay bổng đã bị cuộc sống đô thị hiện đại lấn át. Nhưng mọi việc cũng chỉ dừng lại
ở sự tôn vinh mang tính chất khoa trương và thậm chí vụ lợi như vậy! Còn số
phận thực sự của hoa Ban hiện ra sao lại không nằm trong sự quan tâm của chính
những đối tượng đang/ đã xử dụng "thương hiệu" Hoa Ban!... Cách đây 4
năm, sau một lễ hội Hoa Anh đào được tổ chức hoành tráng tại Hà Nội, một số trí
thức, văn nghệ sĩ đã phải xót xa trăn trở: “Chỉ với hai cây Anh đào thật mà
người ta làm nên cả một lễ hội, trong khi đó biết bao rừng hoa Ban tuyệt đẹp
trên Tây Bắc thì đang bị đốt, bị chặt phá, và chẳng mấy ai thấy có trách nhiệm
phải bảo tồn chúng!” Một nhà báo mới đi Mỹ về kể: anh tận mắt nhìn thấy cả một
trăm cây Anh đào được đem từ Nhật tới trồng tại Thủ đô Oa- sinh- tơn, và anh
cùng tôi chợt buồn khi nghĩ về hoa Ban Tây Bắc... Tại các khu tái định cư giải
phóng lòng hồ Sông Đà hiện giờ, sau khi ổn định cuộc sống, chắc chắn đồng bào
các dân tộc sẽ thấy sự cần thiết của cảnh vật thiên nhiên quen thuộc, sẽ tìm
cách khôi phục lại nhiều cảnh vật đã chìm sâu trong nước lạnh mà trước hết là
hoa Ban! Một trí thức người Thái ở Thái Lan khi sang Tây Bắc Việt Nam đã phải
ngẩn người xúc động trước sự hoang sơ gần như nguyên vẹn của cảnh vật thiên
nhiên, và đặc biệt là sự tồn tại của hoa Ban. Trong khi đó, ở nước ông, tất cả
đã biến thành đường cao tốc, nhà cao tầng, khu công nghiệp, không còn đâu những
mái nhà sàn cổ, những dòng suối nhỏ chảy róc rách, những thung lũng yên bình
đẹp như mơ, và lấy đâu ra những vạt hoa ban trắng ngần long lanh trong nắng
sớm...! Cũng may mắn là, ở nhiều thị trấn, thị xã, thành phố Tây Bắc hiện nay
như Thành phố Sơn La, Thành phố Điện Biên Phủ, thị xã Nghĩa Lộ, hoa Ban hiện đã
được đem về trồng tại một số công viên, trường học, công sở, đường phố... tạo
nên sắc thái riêng biệt khó trộn lẫn của các Phố Núi và tăng thêm sức hấp dẫn
thi vị cho việc tham quan du lịch. Và tuy hoa Ban đã được nhiều nơi ở nước ta
biết đến, say mê, duy trì sự sống của nó, nhưng hoa Ban trước hết phải tồn tại,
phát triển, và được tôn vinh đúng mức ngay chính trên quê hương của mình!
Từng đến một vài nơi trên thế giới và sống qua nhiều vùng Đất
Nước, tôi càng ngày càng nhận ra giá trị Văn hóa & Sinh thái của hoa Ban
trong đời sống con người hiện đại. Cũng năm trước, khi hoa Ban còn sót lại trên
những cành khẳng khiu cô độc, chuyên gia tư vấn văn hóa-du lịch Lưu Trọng Văn
và tôi cùng một đoàn khảo sát của tỉnh đã về Mộc Châu để bắt tay xây dựng Dự án
“Mộc Châu - Thiên đường Hoa”- một Dự án thể hiện xu thế mới của thời đại, đó là
cùng chung tay bảo vệ các di sản văn hóa, các di sản thiên nhiên, bảo vệ môi trường
trong lành theo quy luật phát triển bền vững. "Dự án trên sẽ cứu được
nhiều loài hoa quý, đặc biệt là hoa Ban; cùng với một quy hoạch khoa học tổng
thể sẽ đưa Mộc Châu trở thành xứ sở thực sự của các loài hoa cỏ muôn sắc màu
với tất cả sự đa dạng sinh học vốn có của chúng được nâng lên quỹ đạo mới. Dự án
nay đã hoàn thành, song để trở thành hiện thực thì những kẻ "lãng mạn"
chúng tôi chỉ còn biết tiếp tục thuyết phục, kêu gọi, và chờ đợi...
Những nhà hoạt động chính trị- xã hội, những người quản lý văn
hóa, những văn nghệ sĩ, những người có trách nhiệm xây dựng phát triển văn hóa
Du lịch VN, tất cả những người có lòng yêu thiên nhiên & hoa Ban sẽ nghĩ
gì, và sẽ phải làm gì? Bây giờ người ta hay nói nhiều tới môi trường sống, tới
việc bảo vệ thiên nhiên; và bên cạnh những dự án lớn lao, những khẩu hiệu to
tát, tôi nghĩ đã đến lúc cần phải biết lắng nghe tiếng kêu cứu thầm thì của hoa
Ban để góp phần giải tỏa "Nghịch lý Hoa Ban Tây Bắc"...
Nguyễn Anh Tuấn/ Đạo diễn điện ảnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét