Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

QUANG DŨNG : Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm. Lê Xuân Quang


QUANG DŨNG :
Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm.
Lê Xuân Quang

Quang Dũng là nhà thơ nổi tiếng thời Kháng chiến chống Pháp với các thi phẩm chúa đầy chất tráng ca mà theo vài ba người ghen tài gán cho’’Thơ lãng mạn tiểu tư sản’’ !... Trớ trêu , khốn khổ thay cho nhà thơ tài danh, những người lãnh đạo nền Văn nghệ Hiện thực XHCN thồi đó ghép thơ của thi sĩ là TTS, với con người ông đã từng tham gia tổ chức chính trị Việt nam quốc dân đảng, một tổ chức mà theo những người Cộng sản : Phản động’’có nợ máu vói nhân dân và cách mạng Việt Nam’’…
Xuân Sách vẽ chân dung QD bằng 8 câu thơ thất ngôn thật sống động:
''Sông Mã xa rồi, Tây Tiến ơi'' !
Về làm xiếc khỉ với đời thôi
Nhà đồi một nóc chênh vênh lắm
Sống tạm cho qua một kiếp người
Áo sờn  thay chiếu anh về đất
Mây đầu ô trắng, Ba Vì xanh
Gửi hồn theo mộng về Tây Tiến
'' Sông Mã gầm lên, khúc độc hành''.
Khác với nhiều chân dung, chẳng cần phải suy nghĩ, tìm hiều, người xem tranh, người đọc nhận ra ngay đây là chân dung Quang Dũng bởi câu đầu và câu cuối thơ Chân dung là 2 câu thơ của bài Tây Tiến . Ông cũng còn là tác giả của những bài: Đôi Mắt Người Sơn Tây, Đôi Bờ (đã  được nhạc sĩ Phạm Đình Chương phổ thành bài hát).
Thơ Quang Dũng phảng phất chất hoài niệm, pha chất hùng ca, lắng đọng. Đặc biệt - trong nhiều bài thơ của ông, chúng ta luôn được nghe nói đến các địa danh của Sơn Tây, Thanh hóa và những nơi ông cùng Trung đoàn Tây Tiến đi qua. Trí tưởng tượng của họ bị kích thích mạnh bởi lời thơ lúc mộc mạc, giản dỵ, khi kiêu hùng, hoành tráng nhưng thắm đượm tình người, tình yêu quê hương đất nước. 
Mãy khổ thơ trong bài Viếng Bạn của ông làm chúng ta suy tư, cảm động, đến ray rứt :
...
Rồi đây cùng đất nước.
Mà riêng rẽ Âm - Dương
Người bảo''đi là chết''
Kẻ sống càng đáng thương...
...
Tôi sẽ cùng chết đói
Và cùng rét anh ơi !
Với triệu người bạn hữu
Là triệu mảnh đời tôi
...
Đêm 19/12/1946, Người Hà nội mang đồ vật trong nhà của mình ra xây dựng chiến lũy trên đường phố, ngăn chặn quân thù rồi ra đi Kháng Chiến để lại sau lưng ''khói lửa ngút trời''. Quang Dũng - thời điểm đó là người chỉ huy Trung đoàn Tây Tiến (có những người con Hà Nội tham gia) cũng đưa đơn vị của mình tiếp tục hành quân về phía tâytiến hành cuộc chiến đấu ở chiến trường mới. Cảm thụ được sứ mạng của mình và bè bạn, ông phản ánh không khí hăng say của những người lính trẻ bằng những vần thơ đầy hào khí :

''... Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Hun hút cồn mây súng ngửi trời...
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người...

Khi xa Hà Nội, mổi khi nghĩ về Hà Nội, những chàng trai đất Thăng Long trào dâng xúc cảm. Quang Dũng đã nói hộ họ nỗi niềm tâm sự này trong bài thơ Tây Tiến. Ai đọc Tây Tiến, qua câu thơ đầy gợi cảm - đều nhớ Hà Nội da diết, nhất là nhửng bóng ‘’dáng kiều thơm’’ :

''... Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã  gầm lên khúc độc hành''.

Những câu thơ này chẳng những một vài người lãnh đạo không thích thú, xúc động, mà còn dị ứng hơn rồi phát ra những câu chê trách, thậm chí truy chụp, cho thơ Quang Dũng ‘’mang đầy mông mơ Tiểu tư sản...’’, nặng tính ‘’anh hùng cá nhân’’ - biểu hiện của hệ tư tưởng Tiểu tư sản, trộn lẫn phong kiến cổ điển. Người chiến sĩ  - hình tượng trong thơ - phảng phất hiệp sị Kinh Kha : ''Một đi không trở lại''. Rồi thẳng thừng phủ định : Thơ như vậy không có tác dụng gì (cho cách mạng), các hình tượng trong thơ lại càng không thể là hình ảnh của những chiến sỹ Cách mạng...
Chính vì vậy, khi còn sống, những thi phẩm xuất chúng của Quang Dũng không được phổ biến. Nhiều người biết, yêu quý ông còn đi xa hơn, đặt dấu hỏi :
- Vì sao thơ Quang Dũng hay như vậy, con người Quang Dũng giỏi như thế mà thơ không được phổ biến ? Quang Dũng có tri thức, có tài thao lược của viên võ quan Văn - Võ song toàn - lại bị thải hồi ngay ở tuổi 30, trong lúc đang sung sức, đã được thử thách trong chiến đấu ?
Mãi sau, những người mến mộ Quang Dũng mới hiểu : Lúc trẻ, Quang Dũng đã từng tham gia trong tổ chức Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ). Tổ chức này mới ra đời có mục đích tôn chỉ cao quý: Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc. Sau khi lãnh tụ Nguyễn Thái Học mất, do biến động của thời cuộc… cộng với một số biểu hiện hồi tháng 8 năm 1945 ở Hà nội mà điển hình là vụ án Ôn Như Hầu…  những người đã tham gia QDĐ đều bị chính thể đặt dấu hỏi...
Ngay như ông Trần Huy Liệu, nhà cách mạng, người Cộng Sản lão thành, (gốc QDĐ, đã ly khai), từng bị tù cùng những lãnh tụ của ĐCS Đông dương (…), khi CM tháng 8 nổ ra, ông Trần làm đại diện cho chính phủ cách mạng nhận ấn kiếm thoái vị của cựu hoàng Bảo Đại ở Huế. Sau 1954, dưới thời chính phủ VNDCCH, ông Trần Huy Liệu cũng chỉ được giao trách nhiệm : Viện trưởng Viện sử học. Huống hồ những người đã gia nhập QDĐ ở cấp thấp như Quang Dũng làm sao thoát khỏi sự trù úm của hệ tư tường cộng sản cực đoan ?. 
Sau hòa bình (năm 1954), Quang Dũng ra khỏi quân đội, chuyển ngành, về công tác ở cơ quan dân sự, định cư ở Hà Nội - nơi ít bị ảnh hưởng của Cải Cách Ruộng Đất. Đó là một cơ may, cũng là phúc cho ông, còn nói gì hơn ! Những người như ông ở vùng quê hầu như đều bị giết trong Cải cách ruộng đất… Quang Dũng lui về sống lặng lẽ, an phận trong căn phòng nhỏ hẹp cùng gia đình, không xu nịnh để kiếm miếng đỉnh chung, mặc dù rất nghèo, thậm chí quá nghèo...
Tạng người Quang Dũng to cao. Trông ông y hệt người phương tây, làm nhiều người lầm lẫn. Một lần - hồi chiến tranh chống không quân Mỹ - Du kích của một miền quê, tưởng ông là phi công Mỹ, bị bắn rơi, trốn chạy, giờ đói quá phải ra xin ăn (Quang Dũng đói ăn gầy hốc hác). Họ bắt trói đưa vào trại giam, sau tìm hiểu, biết - mới thả...
Lần khác - ở Hà Nội - dắt chiếc xe đạp cà tàng đến nơi làm việc ở tòa báo. Đang đi trên hè phố, lũ trè nhỏ tưởng ông là ''ông Liên Xô'' chúng bu lại, lẵng nhẵng theo sau, reo hò hát bài đồng dao của chúng :

Ông Liên Xô
Bà Trung Quốc
Ông đi guốc
Bà đi giầy
Ông nhẩy dây
Bà đá bóng
Ông đua võng
Bà nằm giường...

(Bài Đồng dao rất dài, chế nhạo hiện tượng ông chẳng bà chuộc của hai ‘’đại ca’’ trụ cột của phe ta...)
Hoặc nhìn thấy chiếc xe ‘’cởi truồng’’, chúng hát trêu:

Ê… ê!
Xe không phanh mời anh đứng lại.
Không đứng lại phải nộp phạt ngay:
Mất tý da đền ba đồng sáu
Mất tý mắu đền sắu đồng tư
Mất mẩu xương phải ''xùy'' trăm bạc...

Ông cười vui với các cháu. Đó thực là những giây phút hạnh phúc hiếm hoi của ông...
Khi đất nước bắt đầu đổi mới, cởi mở, bạn bè - những người mến mộ Quang Dũng - cùng nhau tập hợp những sáng tác rải rác của ông, đem in trong Tập Mây Đầu Ô. Tây Tiến, Đôi Bờ, Đôi Mắt Người Sơn Tây và nhiều bài thơ hay khác được phổ biến rộng rãi. đàng hoàng bước lên vị trí xứng đáng của nó trên Văn - Thi đàn Việt Nam.
Quang Dũng quanh năm đói, chỉ thèm ăn một bữa dù là cơm rau, nhưng no nê - mà vẫn không được. Hoàn cảnh của nhân dân miền Bắc lúc bấy giờ (trước năm 1975), ai cũng như ai. Nếu làm việc ở cơ quan hành chính sự nghiệp, mỗi người, mỗi tháng chỉ được mua 13,5 Kg gạo. 250 gram thịt, 250 gram đường... một năm 4 mét vải... (Dân thường tiêu chuẩn còn thấp hơn...). Với đàn trẻ nhỏ không thể để các con đói, với sức vóc như ông, cái đói triền miên là tất nhiên.
Báo Khởi Hành số 44 tháng 6/2000 của Viên Linh (Hoa kỳ)đăng bài ký tựa đề Hương Cố Nhân của tác giả Phan Thanh Hoài, chúng ta đọc một đoạn văn sau đây mà xót xa, cảm động:
''... Tôi đang có vấn đề, Quang Dũng lắc đầu - kỳ này hơi gay : Ăn lấn vào lương thực, mà tôi là thủ phạm ăn khoẻ nhất nhà. Ông thấy đấy ! tôi nặng trên sáu chục cân mà có 13,5 Kg lương thực một tháng. Cha nào nghĩ ra con số ấy ghê thật, lại còn mỗi loại lao động ăn một mức. Riêng tôi tháng nào cũng ăn lấn vào khoảng 4 - 5 cân. Tôi đang bị hụt vào tiêu chuẩn khoảng 15 cân. Đi đâu được một tháng bây giờ thì hay quá !
Tôi (PTH) bèn nghĩ tới việc rủ Quang Dũng đi chơi cho khuây, vơi đi nỗi buồn : Đi chùa Hương ông ơi ! 
Quang Dũng trố mắt xua tay : Tiền đâu ? Hội hè tốn lắm !
- Ta đi xe đạp... tà tà... Vào chùa đi bộ, không đi đò mà men theo vách núi.
Nghe tôi nói, QD như nhớ lại điều gì đã quên từ lâu : Ờ nhỉ, ta vác đi ít mì cho đỡ tốn. Trên đường vào chùa Hương, tôi có nhiều cơ sở đóng quân xưa, bà con tốt lắm... ăn vài ba ngày chẳng thành vấn đề. Ta vào nhà bà con, nếu thấy dễ dàng, gia đình nào nhiệt tình, kinh tế khá, cho ăn thì tốt quá. Bằng không ta tìm nơi đổi mì lấy gạo là tốt nhất...''.
Tôi bỗng nhớ đến vâu ngạn ngư mà các cụ nói’’Bụng đói đầu gối phải bò’’. Thi sĩ lưng danh của giòng van chương kháng chiến chống Pháp ở miền Bắc Việt Nam đã phài’’bò’’… như thế đấy !
Sau năm 1975 các tiêu chuẩn này được nhích lên, nhưng cũng chẳng là bao. Quang Dũng vẫn ở trong số những Văn Nghệ Sỹ... ‘’đói ’’! Hoàn cảnh chung của cả xã hội như vậy.
Ở nửa sau những năm 1980, sáng sáng, người dân Hà Thành thường gặp một ông già to cao, trong đoàn các ông bà già ra công viên Thống Nhất (sau đổi thành công viên Lênin), tập thể dục. Đó là nhà Thơ tài danh Quang Dũng . Ông tập thể dục dưỡng sinh nhằm cố tìm cách kéo dài tuổi thọ, đảm bảo sức khoẻ để chống chọi với cái đói.  Thật mâu thuẫn: Tập thể dục thì khoẻ người nhưng sau đó cơ thể đòi dinh dưỡng để phát triển. Một tháng chỉ có mấy chục bạc lương, tiêu chuẩn cuộc sống chỉ có thế, lấy đâu ra để bồi dưỡng sau khi tập thể dục! Chung quy vẫn đói, ''đói truyền đời... điệu múa cổ cũng chậm buồn như đói'' - như Nguyễn Duy đã viết trong bài thơ Đánh Thức Tiềm Lực. Có thể xếp Quang Dũng vào danh sách  nhà thơ đói… ăn… nhất nước!
Cuộc đời đã không cho Quang Dũng mãn nguyện. Chỉ cố chống chọi được đến 1988, do - hậu qủa của suy dinh dưỡng kéo dài triền miên - ông giã từ thế giới này, sang thế giới bên kia để tìm một thế giới tốt đẹp hơn ! Cầu chúc cho ông may mắn, không còn gặp nỗi bất hạnh như thế giới mà ông đã tồn tại 67 năm - từ 1921 đến 1988...
Quang Dũng được Xuân Sách vẽ, dường như lấy ý từ những câu thơ hào hùng, bi tráng, tô đậm bức  Chân dung nhà thơ tài danh của nền Văn Chương Việt Nam ở nửa sau thế kỷ 20!

22.08.08
LXQ
Tác giả gửi bài

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét