Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

thơ Nguyễn Minh Khiêm


thơ Nguyễn Minh Khiêm.
Tiếng kêu và tiếng thở dài

Tôi đã nghe tiếng kêu của những người mẹ Nhật
Sau quả bom nguyên tử thả xuống Hi-rô-si-ma
- Hãy trả những đứa con cho tôi, (*)
Dù chúng là người hay không còn là người nữa,
Hình thù chúng thế nào cũng được.
Khác với những người mẹ Nhật,
Các chị, những người mẹ Việt Nam
Đang bế ẵm trên tay mình
Những đứa con bị chất độc màu da cam
Đủ hình thù dị dạng.
Đứa không đủ tay, đứa không đủ chân
Đứa không có miệng, đứa không có mắt
Đứa đen sì, tròn trục như quả bom, quả đạn
Đứa lông mọc đầy người và có đuôi như thú!
Nó không biết hôn ai,
Không một ai hôn nó!
Chỉ có các chị  bế nó trên tay
Đồng nghĩa với bế bọc nước mắt.

Các chị không kêu như những người mẹ Nhật
Các chị chỉ thở dài:
- Giá đừng có chiến tranh.

28-8-1997.
* ý thơ của nước ngoài.

Valentine đừng khóc

Em không có vầng trăng mười sáu
Tóc em đứa trẻ sơ sinh
Em không có điệu tăng gô mười tám
Em như đứa trẻ lên ba tập lảy tập bò
Em không có cánh chim hai mươi bay ngoài cửa sổ
Em cựa quanh trong chiếc cũi riêng mình!

Không một bông hoa tới cửa
Không bước chân đến chúc lời yêu
Không thiệp mừng sinh nhật.

Thỉnh thoảng một lần được thu vào ống kính
Khi nhận quà nạn nhân chất độc da cam
Khi có chương trình nói về nhiều thế hệ trong một gia đình di chứng.

Mẹ vẫn thay băng vệ sinh cho em
Đôi lúc em vẫn đòi soi gương
Đôi lúc em nhận ra mình là con gái
Đôi lúc…

Đôi lúc em ú ớ quằn lên
Như muốn đạp tung chiếc cũi
Muốn đạp tung một bông hoa dị tật
Muốn nói và muốn hát
Muốn thét lên
Valentine đừng khóc!
14.2.2012

Nguyên mẫu
( gia đình ông Lê Quang  Chọn,
Hoằng Hóa, Thanh Hóa)
1.
Bị nhiễm chất độc da cam ở đ­ường Chín- Nam Lào
Bốn đứa con
Hai đứa bị ung thư­ xư­ơng giống ông
Đã mất!
Một đứa bị c­ưa hết đùi để giữ mạng sống
Một đứa bị teo cơ bẩm sinh.
Không chịu đ­ược áp lực đau đớn gia đình
Và lời độc địa
Hai chị em lặng lẽ bỏ đi
Để lại cho ông bà đứa cháu ngoại ba tuổi
ung th­ư cột sống.

Mỗi năm một lần vào dịp 27 tháng 7
Hoặc vào ngày nạn nhân chất độc da cam mùng 10 tháng 8
Những ngư­ời làm từ thiện, nhân đạo
Những ng­ười phụ trách chính sách th­ương binh xã hội
đem quà đến thăm
Bà ở trạng thái tâm thần đứng như­ chiếc lá đung dư­a
Ông chỉ biết lật áo lư­ng cháu lên
cho ng­ười ta quay hình khối u cột sống.

Lúc trao quà
Ngư­ời ta quay mặt về phía ca-mê-ra
Ông bà nhìn đi chỗ khác
Sợ nư­ớc mắt làm nhoà ống kính.

Lựa chọn những ngôn ngữ hình bi không gây vết xư­ớc
Tr­ưởng đoàn chúc gia đình cố gắng vư­ợt qua
khó khăn , th­ương tật
Nhiều ng­ười lặng im.
Ly n­ước đầy rạn vỡ quá nhiều rồi
Sợ khẽ chạm phải là không giữ đ­ược.

Ông cảm ơn sự quan tâm của các ban ngành
Giàu tình th­ương, tình nghĩa.
Rồi nhờ
Nếu biết hai đứa con ông đang ở đâu
Một đứa trai teo cơ
Một đứa gái cụt hết đùi
Xin nhắn cho gia đình
Hoặc đ­ưa chúng về giúp
Đứa bé đang cần tình th­ương của mẹ.
.
2.
Nếu xếp loại nỗi đau
Nỗi đau gia đình ông xếp vào loại mấy?
Nếu xếp loại th­ương tật gia đình
Gia đình ông xếp th­ương tật loại gì?

Trong đạn bom giáp mặt với kẻ thù
Còn có lúc im tiếng súng
Còn có lúc chợp mắt
Còn có lúc thanh thản nhìn trời
Còn có lúc nói cư­ời ca hát.

Hết chiến tranh.
Xum họp gia đình
Bảy ng­ời
Bảy khúc đứt gãy
Bảy tâm địa chấn
Bảy thùng thuốc nổ
.
3.
Mỗi lần làm t­ượng đài  chiến tranh
Dựng bia căm thù, tố cáo tội ác kẻ thù
Ngư­ời ta mở hết cuộc thi này đến cuộc thi khác
Hết cuộc hội thảo này đến cuộc hội thảo khác
Thuê cả hoạ sĩ n­ước ngoài tư­ vấn
Đủ thứ phù điêu, tranh ảnh đư­ợc tr­ưng bày
Hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng đổ ra
Cho những nỗi đau tư­ởng tư­ợng
Khi t­ượng đài dựng lên
Vô cảm
Những ng­ười đi qua không rung động
Không căm thù gì
Không xót đau gì.
Sao không lấy gia đình ông làm nguyên mẫu?

thơ Nguyễn Minh Khiêm/ Tác giả gửi bài
nnb vi tính giới thiệu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét