Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

Lời ngắn/ Gửi Thu Hằng (Đồng Nai)


LPL:
Sau khi đọc bài viết của em Trần Nhà Thụy " Nhà Thơ Gặp Rắc Rối Về Thơ", tôi hị ói khan mấy ngày liền..chiều nay vào trang Trần Nhương đọc được cái thư ngỏ của bạn Vũ Xuân Tửu thì bệnh đỡ. Tôi tin là rất nhiều người bị chứng ói lợm như tôi, nên đăng lại hai bài viết này để đọc mà cùng thoát bệnh. Lời ngắn này tôi gửi...đã viết ở tiêu đề bài đăng.

LPL: Sau khi đọc bài viết của em Trần Nhà Thụy " Nhà Thơ Gặp Rắc Rối Về Thơ", tôi hị ói khan mấy ngày liền..chiều nay vào trang Trần Nhương đọc được cái thư ngỏ của bạn Vũ Xuân Tửu thì bệnh đỡ. Tôi tin là rất nhiều người bị chứng ói lợm như tôi, nên đăng lại hai bài viết này để đọc mà cùng thoát bệnh. Lời ngắn này tôi gửi...đã viết ở tiêu đề bài đăng.

LPL: Sau khi đọc bài viết của em Trần Nhà Thụy " Nhà Thơ Gặp Rắc Rối Về Thơ", tôi hị ói khan mấy ngày liền..chiều nay vào trang Trần Nhương đọc được cái thư ngỏ của bạn Vũ Xuân Tửu thì bệnh đỡ. Tôi tin là rất nhiều người bị chứng ói lợm như tôi, nên đăng lại hai bài viết này để đọc mà cùng thoát bệnh. Lời ngắn này tôi gửi...đã viết ở tiêu đề bài đăng.


Nhà thơ gặp rắc rối về..thơ
 


Trần Nhã Thụy

TNc: Biển Đông nổi sóng mà thi đàn cũng giật đùng đùng. Đọc tin này trên Tuổi trẻ tôi cứ ngỡ vào thập kỉ 50 thế kỉ trước. Bó tay chấm com với các vị Đồng Nai...Các bạn hãy đọc bài thơ dưới đây xem có xấu độc gì không .

TT - Một cuộc họp khá bất thường với nội dung đối thoại giữa tác giả bài thơ và những người có quan tâm tới bài thơ Lời những cây dầu cổ thụ ở trụ sở ủy ban nhân dân đã diễn ra chiều 13-8 tại Trung tâm thông tin công tác tuyên giáo (Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Ðồng Nai, TP Biên Hòa). 
Tác giả bài thơ là Ðàm Chu Văn - chuyên viên cao cấp Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Ðồng Nai kiêm phó chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) Ðồng Nai, tổng biên tập tạp chí Văn Nghệ Ðồng Nai, còn những người quan tâm tới bài thơ là ông Huỳnh Văn Tới (trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Ðồng Nai, chủ trì cuộc đối thoại) cùng các lãnh đạo Hội VHNT Ðồng Nai, NXB Ðồng Nai, nhà văn Trần Thu Hằng (tham dự với tư cách phóng viên báo Lao Ðộng Ðồng Nai)...
Bài thơ Lời những cây dầu cổ thụ ở trụ sở ủy ban nhân dân của nhà thơ Ðàm Chu Văn đã từng đăng trên báo Văn Nghệ cách đây một năm (số 16, ngày 16-4-2011). Nhưng mới đây (ngày 2-7-2012) nhà văn trẻ Trần Thu Hằng đã gửi đến Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Ðồng Nai một lá thư gọi là góp ý kiến (về việc phê bình tư tưởng và việc làm của đảng viên), trong đó có đoạn: Cảm nhận ban đầu của tôi là bài thơ dùng nhiều từ ngữ hoa mỹ để nói thay một cái cây cổ thụ, song bên cạnh đó lại thể hiện quan điểm chính trị một cách định kiến, ám chỉ khá tùy tiện... Bên cạnh thư góp ý kiến, Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Ðồng Nai còn nhận được một thư kiến nghị nặc danh xung quanh bài thơ này.
Trước sự việc như vậy, ngày 10-7-2012 Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Ðồng Nai đã có văn bản đề nghị chủ tịch Hội VHNT Ðồng Nai giao cho bộ phận lý luận phê bình thẩm định về chuyên môn. Nhưng Hội VHNT Ðồng Nai đã không thực hiện được với lý do: Hội VHNT Ðồng Nai không thành lập được bộ phận lý luận phê bình.
Trong khi đó, theo báo cáo của Hội VHNT Ðồng Nai, nhân lớp tập huấn công tác lý luận phê bình văn học nghệ thuật (diễn ra từ ngày 10 đến 13-7-2012 tại TP Biên Hòa), ông Nguyễn Khánh Hòa - chủ tịch Hội VHNT Ðồng Nai - đã tranh thủ lấy ý kiến của ông Nguyễn Hồng Vinh (chủ tịch hội đồng lý luận phê bình Hội Nhà văn VN- báo TT viết sai, ông Hồng Vinh là Chủ tịch Hội đồng LLPB VHNT Trung ương). Ông Nguyễn Hồng Vinh sau khi đọc bài thơ và tham khảo đồng nghiệp đã nêu ý kiến: Ý chính của bài thơ lấy hình tượng những cây dầu cổ thụ để ví với nhân dân bao đời, đây là một bài thơ có tứ tốt, nhưng đôi chỗ còn hạn chế như cách đặt tên bài, cách diễn đạt chùm câu cuối, và vài chỗ trong bài dễ khiến người đọc hiểu theo hướng không có lợi...
Gần đây nhất, ngày 8-8, nhà thơ Hữu Thỉnh - chủ tịch Hội Nhà văn VN - trong công văn gửi Ban Tuyên giáo trung ương thì khẳng định: Ban thường vụ Hội Nhà văn VN khẳng định bài thơ có tư tưởng lành mạnh, tình cảm trong sáng có ý nghĩa khao khát vươn lên tới sự trường tồn của thiên nhiên, của dân tộc...
Thế nhưng, để rộng đường trao đổi chuyên môn, Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Ðồng Nai vẫn tổ chức cuộc đối thoại xung quanh bài thơ trên trong hơn bốn giờ (từ 13g30 đến hơn 17g30). Quan tâm đến số phận một bài thơ, phóng viên xin được tham dự cuộc đối thoại này nhưng ông Huỳnh Văn Tới nêu lý do cuộc họp mang tính chất nội bộ. Trả lời phỏng vấn sau cuộc họp, khi được hỏi việc tổ chức họp, đối thoại xung quanh một bài thơ hay một tác phẩm văn học có phải là sinh hoạt thường xuyên của Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Ðồng Nai hay không, ông Tới trả lời rằng sở dĩ có cuộc họp này vì Hội VHNT Ðồng Nai đã không làm tròn trách nhiệm. Hơn nữa, đồng chí Ðàm Chu Văn là chuyên viên cao cấp của Ban tuyên giáo, nên khi có đơn phản ảnh về một số câu chữ trong bài thơ của đồng chí có vấn đề thì chúng tôi phải xem xét. Chúng tôi chọn hình thức đối thoại để mọi người nêu ý kiến. Hiện chúng tôi không kết luận, cũng không đưa ra hình thức kỷ luật hay phê bình nào cả. Nhưng phải nghiêm túc rút kinh nghiệm của ba phía: tác giả, Hội VHNT và cả cá nhân tôi nữa - ông Tới nhấn mạnh.
Kết thúc cuộc họp, nhà thơ Ðàm Chu Văn bước ra với gương mặt bơ phờ, rồi thoắt cái biến mất. Khi liên lạc với ông thì biết ông đã về nhà. Qua điện thoại, nhà thơ tâm sự: Thật là đáng sợ khi một người làm thơ phải ngồi giải thích mình làm bài thơ này là ý nói cái gì, câu thơ này mang ý nghĩa gì. Nhà thơ có quyền từ chối điều đó, nhưng tôi đã chịu đựng trong cuộc gọi là đối thoại này vì tôi nghĩ mình trong sáng, chân thành. Nghe chuyện này chắc bạn nào mới làm thơ phải khiếp vía. Nhưng tôi, một người làm thơ lâu năm, tuổi đời từng trải, tôi nghĩ mình sẽ tiếp tục làm thơ thôi.
 
TRẦN NHÃ THỤY

Lời những cây dầu cổ thụ ở trụ sở ủy ban nhân dân

Tuổi ta nhiều hơn tuổi các ủy ban
bao nhiêu lượt mùa xuân về không nhớ nữa
những tòa nhà cao tầng có thể cao hơn ta nhưng vẫn cần sự che chở của ta
ta ủ rừng đại ngàn trong từng thớ cây mạch rễ
ủ thời gian trong xạc xào tiếng lá
ủ niềm vui, nỗi buồn những sớm nắng chiều mưa...

Sông Đồng Nai dâng tuần tự nhịp mùa
trong tầng tầng nước kia có hàng triệu giấc mơ thao thức
ta nghiêng vào sóng nước
nước tràn lên ta vô tận thời gian
nghiêng vào mênh mang
mênh mang nói với ta bằng lời của nắng
thuở nai, mễn đàn đàn ran suối vắng
“tác...tác...” gọi bạn tình náo nức nhịp rừng sôi
lặng như cây cũng muốn góp lời
có một cánh bướm trắng đang đậu trên ngực ta vụng dại và tin cậy

Một sớm mai thức dậy
hơi phố thị ngạt ứ lồng ngực
bằng bản lĩnh của loài tứ thiết
những cánh tay xanh cố trỗi vượt lên cao...

Ta phải nghe những mặn nhạt cuộc đời bên ký ức xưa bầu bạn
nơi quản lý và sản sinh những buồn vui, số phận...
những thánh nhân bên cạnh những tầm thường
chợt khát thèm một sớm mù sương
không nhìn rõ mặt người
mơ màng
hi vọng.

ĐÀM CHU VĂN
(Nguồn: báo Văn Nghệ ngày 16-4-2011)

Gửi nhà văn Trần Thu Hằng
(Đồng Nai)
.
Vũ Xuân Tửu
.
Tuyên Quang, 17 tháng 8 năm 2012
Bạn Hằng thân mến!

Tôi thật ngỡ ngàng, khi biết tin bạn gửi ý kiến góp ý lên cơ quan chỉ đạo địa phương, về bài thơ Lời những cây dầu cổ thụ ở trụ sở ủy ban nhân dân, của nhà thơ Đàm Chu Văn. Một việc làm ngoài văn chương, phản văn chương. Bởi vì, theo cảm nhận của tôi, đó là một bài thơ hay, năm ngoái đã được đăng trên Tuần báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam. Một tác phẩm văn chương hay, cần đa nghĩa, làm cho người này cảm thấy thú vị, kẻ khác thì giật mình, thức tỉnh.
Nếu bạn có thiện chí góp ý về văn chương, tại sao không trao đổi trực tiếp với tác giả đang cùng công tác, hoặc gửi bản báo, hoặc hội nhà, chẳng hạn? Tôi chưa được đọc tác phẩm của bạn. Đó là lỗi tại tôi, nhưng qua việc làm này, có thể lờ mờ hiểu được, tác phẩm của bạn minh họa cho cái gì rồi.
Bạn Hằng, tổ quốc lâm nguy! Các nhà văn chân chính đang trăn trở đồng hành cùng dân tộc. Nói theo cách của nhà văn Nguyễn Xuân Hưng, thì “nhà văn tham gia vào tiến trình xã hội bằng chính tác phẩm”. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần tổ thái độ của mình khi cần thiết. Với việc làm của bạn, tôi không thể hoan nghênh. Bạn vừa tố cáo bạn văn, bằng một ý kiến rất chủ quan, lại vừa ngồi xem người ta đấu bạn văn, với tư cách phóng viên! Có thể, bạn đã suy nghĩ, tính toán một cách sâu sắc khi hành động, nhưng người đời vẫn cảm thấy có sự nông nổi…
Năm vừa rồi, bạn mới được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam, chúc mừng bạn. Nhưng xin hỏi, bạn xin vào hội nhà văn để làm văn chương, hay định làm gì?
Tôi cũng đã trao đổi và chia sẻ với nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên và nhà thơ Văn Công Hùng, về câu chuyện buồn của giới văn chương Việt Nam, đầu thế kỷ hai mươi mốt như thế này, như thế này…

Trân trọng.
Vũ Xuân Tửu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét