Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

Nhà thơ Lý Phương Liên: “Thơ là hơi thở, tình yêu và cuộc đời”


Gặp gỡ cuối tuần:
Nhà thơ Lý Phương Liên:
“Thơ là hơi thở, tình yêu và cuộc đời”

Nhật Lệ thực hiện


Có những người “trời cho làm thơ”, gieo những câu thơ hay, những chùm thơ hay đi vào lòng người với khả năng thấu thị và tiên cảm mãnh liệt. Và bản thân họ cũng phải “đáp ứng” điều khoản nào đấy của yếu tố nhân định (nói như nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy)  để là người thơ. Lý Phương Liên là một hiện tượng đặc biệt như thế.

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

Thơ Bạn Thơ 3/ Thơ Người Thơ Đương Thời/ 3 / Tứ Nguyễn Quang Hà..

NHIỀU TÁC GIẢ
Lý Phương Liên-Nguyễn Nguyên Bảy
(Chủ biên)

THƠ BẠN THƠ.3

NXB VĂN HỌC
C

THƠ NGƯỜI THƠ ĐƯƠNG THỜI

21. Nguyễn Quang Hà/ 22. Hồ Thế Hà/ 23. Nguyễn Thanh Hải/ 24. Nguyễn Đăng Hành/ 25.Trương Vĩnh Hạnh/ 26. Bùi Sĩ Hoa/ 27..Nguyễn Công Hoan/ 28. Trương Nam Hương/ 29. Vũ Thị Huyền/ 30. Chu Văn Keng/ 31..

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

Thơ MÙA KHÔ / Trích Hồi Ức Một Con Đường/


Thơ
NGUIYỄN MINH KHIÊM
MÙA KHÔ
/ Trích Hồi Ức Một Con Đường/

Thơ LÊ HƯNG TIẾN


Thơ
LÊ HƯNG TIẾN

CHUYỆN CỦA MẤY NGƯỜI

Cây bàng lổ đổ nắng
Dấu vết mốc meo lưng sóng
Mỗi ngày chêm chêm tí lửa
Vàng cánh gió làm con tim hổn hển.

Có bà già nọ dắt trưa lên đồng
Đem câu thơ gãy ngồi hong quê mùa

Thằng bé ngó đăm đẳm bầy sẻ ngô
Thổi trắng cái sáo diều đăm chiêu

Cô gái nọ cũng vắt vẻo phần trong trắng
Thổi hồn làm tinh chất
Bỏ vào lọ điểm trang

Bên kia cây bàng vẫn lổ đổ nắng
Mấy tàn lá phủ xanh thời không tuổi
Ai đó gọi tên mình bằng cái nhìn khiếm thị
Chằm chằm chăm chắm suy tư

Lẽ nào bà già lên đồng giặt nắng
Lẽ nào thằng bé tắm trắng thời xanh
Lẽ nào cô gái hao hao hờ nhạy cảm
Ai đó ngồi chò hỏ cặm cụi ước ao.


NGỤ NGÔN CỦA DẾ

Dế con đội gánh từng sợi đêm
Treo ngược thời gian
Rao rảo những bước cao vô vọng
Khản cả vầng trăng

Có nghe thút thít từ trong lòng đất
Tiếng xưa trở dạ lót mềm bóng mây
Dế con lốc vào lũ ăn mày
Vỡ lòng bài đồng ca
Khai nhịp thời không gian.

Nơi tồn tại những ý nghĩ phù du
Có thể nẩy ra chân chân cần mẫn
Tay tay lùi lụi trong tĩnh tĩnh động động
Vêu vao mũi mũi mắt mắt
Sự sống hình hài ngón ngón thon thon
Be bé hòng họng.

Cuộc chiến bản năng mất mất còn còn
Chùng lên những linh hồn vếu váo phù du
Treo ngược sợi đêm
Dế con lui cui từ trái tim thoát hiểm.

Khi bình minh đo đỏ
Dế con chưa nghĩ được điều tối tăm tội vạ.

CÔ BÉ VÀ NHỮNG NGƯỜI LẠ

Quả tim được lôi ra từ trong túi thời gian
Mỗi tên mỗi tuổi thức miệt vườn xưa sau muộn
Cô bé vẫn hao gầy vầng trăng khuyết
Và thới từng thớ thịt lên miệng đất thờn bơn
Khoả nước trung trinh.

Cô bé đẹp khi mùa về rầu lá
Có anh nào lạ dẫm ướt vạt sương

Cô bé buồn khi chiều nghiêng đổ
Có anh nào lạ vỗ mành tiếng chuông

Cô bé giận khi bắt đầu đến
Có anh nào lạ nhớ quên mùa sau

Cô bé khóc khi lòng phố vắng
Có anh nào lạ giăng sợi hồng ngang vai

Cô bé nhớ khi đêm nao đồng bóng
Có anh nào lạ lóng ngóng phía hồn hoang

Quả tim được lôi ra từ trong túi thời gian
Mỗi tên mỗi tuổi chòng vòng nhơ nhớ
Hạnh phúc vẽ bằng máu và vầng trăng khuyết
Cô bé ướt sũng miền con gái
Có anh nào lạ lấy nước mắt đổ vào túi thời gian.

CHỮ KÝ

Những giọt sương vắt kiệt mồ hôi
Cơn mê nào bấn loạn
Nắng mai đóng dấu bàn chân khô khốc
Chú bé lượm lặt mẫu chữ tàn canh
Và gạch xiên con đường cô quạnh.

Cái hồ ao ước như là định phận
Con kiến lận đận tìm quên cái tên
Có nghe hơi đất thở phào phào ngụ ngôn
Vòng vo đường tinh khiết
Kiến con tận tụy ký vào dấu lưng lửng...

Nhiều khi chân lý buộc đường kẽ tay
Những giọt sương vắt kiệt mồ hôi
Hơi đất thở phào phào ngụ ngôn
Chú bé hâm hẩm dòng suy tưởng bằng nước mắt mùa xanh
Con kiến con leo vào giấc mơ ù tai chú bé.

THỜI VỤ

Bỏ vào khoảng trống
Mấy vụ mùa thơ mảy may hạt
Ít ỏi phù sa

Trên cánh đồng triển hạn
Ai đó cày xới lên sâu thẳm
Làm con chuồn chuồn đói những vầng thơ.

Khi đường bay lấm tấm vào sợi mưa
Ký ức bốc hơi về đỉnh núi
Ai đó cũ cái hồn nhiên và cái riêng tư

Những cái gọi trong thao thác
Làm hư hao từng mớ cơ thể
Trái tim dong ruổi làm đủ ưu phiền.

Bỏ vào khoảng trống
Tháng ngày qua lỏng chỏng đôi vai cày
Vụ mùa thơ gầy guộc giống

Ném mồ hôi từ sóng mắt
Chiều vật vã cho hồn chữ cày cáy
Vụ mùa thơ chồi lên tư lự

Bỏ vào khoảng trống
Bỏ vào khoảng rỗng
Bỏ vào khoảng không.

Thơ Lê Hưng Tiến/ Nguyễn Văn Hòa đọc chọn

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Tranh Việt Nam được đấu giá kỷ lục 8 tỷ đồng

Tác phẩm của Nguyễn Phan Chánh đã lập kỷ lục giá mới

Được nhận định ban đầu chỉ có giá 75 USD, nhưng bức tranh của danh họa Nguyễn Phan Chánh cuối cùng đã lập kỷ lục mới cho tranh Việt Nam khi được đấu giá tại Hong Kong với giá 390.000 USD, tương đương hơn 8 tỷ đồng

Tác phẩm của họa sỹ Nguyễn Phan Chánh đã lập kỷ lục giá mới

Theo hãng tin Bloomberg, cuộc đấu giá được hoàn tất vào tối 25/5 tại nhà đấu giá Christie’s International ở Hong Kong.
Ban đầu, tác phẩm “La Marchand de Riz” (người bán gạo) được một chủ nhân người Anh mang tới nhà đấu giá Christie tại London và một nhân viên tập sự tại đây đã lầm tưởng nó là tác phẩm vô danh của Trung Quốc nên mức giá của nó chỉ được định ở mức 75 USD, tương đương chưa tới 2 triệu đồng.
Nhưng sau khi được chuyển tới châu Á, các chuyên gia tại đây đã nhận ra danh tính tác giả của bức họa ở mặt sau tấm vải đồng thời định giá tác phẩm ra đời từ năm 1932 này ở mức 800.000 – 1 triệu đôla Hong Kong.
Thế nhưng trong quá trình đấu giá, giá của bức tranh không ngừng tăng và phần thắng thuộc về ông Pascal de Sarthe, sống tại Hong Kong, khi ông chấp nhận trả tới 3,03 triệu đôla Hong Kong, tương đương 390.000 USD.
“Nguồn gốc của bức tranh là hoàn hảo”, Jean-Francois Hubert, cố vấn cấp cao của nhà đấu giá Christie về hội họa Việt Nam khẳng định trong buổi đấu giá. “Bức tranh được đặt trên khung của nhà tạo khung người Paris, Pháp Gardin và từng được triển lãm năm 1934 tại Napoli”.
“Đây là một tác phẩm rất hiểm có và tình trạng của nó thật đáng ngạc nhiên”, ông de Sarthe khẳng định. “Những tác phẩm thực sự xuất sắc không bao giờ là quá đắt”.
Với mức giá 3,03 triệu đôla Hong Kong, “người bán gạo” đã xô đổ kỷ lục về giá trước đó của các tác phẩm hội họa Việt Nam từng được đấu giá tại Hong Kong. Tháng 4/2012, một tác phẩm của họa sỹ Lê Phổ đã được bán với giá 2,9 triệu đôla Hong Kong tại nhà đấu giá Sotheby.

Thanh Tùng

Theo
Bloomberg

Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ: Tiễn mẹ đi công tác

Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ:
Tiễn mẹ đi công tác

…Mẹ lên tàu, lên xe đi cùng đồng nghiệp, bố con tôi ngóng mẹ về và biết, mẹ lại có tác phẩm mới. Tiễn lần này thì khác. Chỉ có tôi với hai con, những người yêu quý mẹ. Còn bố sẽ là người đón. U Xuân Quỳnh, cô Dương Thị Xuân Quý cũng đón mẹ…

Hôm 20/5, nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú đã qua đời ở tuổi 71. Tiền Phong trân trọng giới thiệu bài viết của nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ về người mẹ vừa đi xa.
Hôm nay, tôi và những người thân yêu cùng tiễn mẹ đi công tác.
Mẹ, từ thủa là cô gái Hà Nội quê làng Nghi Tàm Quảng Bá da trắng mắt nâu môi đỏ đã chọn nông thôn làm nơi lập nghiệp. Cô giáo Tú ngày đấy dạy học ở Sơn Tây. Tập đan rổ rá, ra ruộng cấy lúa trồng khoai, bình yên bên những người nông dân chân chất, giản dị. Đan rổ rá, chủ nhà bán giúp, lấy tiền mua dầu thắp khi đêm xuống để viết nhật ký, viết văn.
Phẩm chất nhà văn khiến mẹ hạnh phúc khi sống ở những vùng đất lạ, ở với người lạ để rồi thân quen. Thôi dạy học ở Sơn Tây, về Hà Nội, rồi xuống Quảng Ninh. Một cuộc đời mẹ đi và đi. Ngày ấy, mẹ luôn sống và viết với thực tế đầy ắp của bao số phận, những cuộc đời bởi không sống với họ, ăn chung, vui buồn chung thì khó mà viết ra những Đất làng, Buổi sáng, Hạt mùa sau…
Lâu lắm rồi, hôm nay, mẹ lại đi công tác.
Ngày xưa, khi mẹ lên đường, tôi thường theo bố tiễn mẹ ở cơ quan như báo Văn Nghệ, Hội Nhà văn. Mẹ lên tàu, lên xe đi cùng đồng nghiệp, bố con tôi ngóng mẹ về và biết, mẹ lại có tác phẩm mới. Tiễn lần này thì khác. Chỉ có tôi với hai con, những người yêu quý mẹ. Còn bố sẽ là người đón. U Xuân Quỳnh, cô Dương Thị Xuân Quý cũng đón mẹ. Mẹ sẽ rời ngôi nhà bao năm sống cùng con gái, hai cháu ngoại là Pích và Tý để đi một chuyến thật dài. Dài hơn lần mẹ đi Vĩnh Linh Quảng Bình năm 1973. Dài hơn lần lên Lạng Sơn ngày chiến tranh biên giới 1979… Mẹ sẽ đến một nơi không có sóng điện thoại, không internet, không còn những lo toan bởi các ác, sự bất an của một đời sống đô thị đang phân hoá khốc liệt để thoả chí của một nhà văn chuyên nghiệp, một đời đi và viết.
Còn nhớ, tháng 10 năm 1984, bố Chánh đột ngột bỏ đi, hai mẹ con tiễn bố trong tối lạnh, rồi về. Nhà hoang vắng, khô khốc nghèo. Hàng xóm nào tử tế thì chia buồn vì nhà đã vắng, giờ vắng hơn. Cũng hàng xóm nhưng không tử tế thì doạ nạt những chuyện khi bố còn ở nhà họ rất hèn, không dám nói. Ví dụ: Này, nghe nói ông Chánh có khẩu sung săn, bắn có thể chết người, mang nộp ngay ra công an phường không là tù đấy! Người xấu luôn biết tìm kẽ hở để hại người lành. Đúng là bố tôi có khẩu súng săn, do cháu ruột của bố ở Cà Mau tặng năm 1981 làm kỉ niệm. Súng bắn chim, sóc hoặc chuột đồng ở Nam Bộ, ổ đạn có 6 viên, nhưng đạn thì còn 4. Người xấu đợi 3 năm khi không còn bố ở nhà mang ra doạ một chuyện, nếu là người tốt sẽ không phải đợi lâu thế để ra oai.
Còn nhớ. Những năm 84 mùa đông lạnh lắm. Lạnh do thiếu áo ấm, do thời bao cấp không bữa ăn nào ăn đủ chất, bố tôi vừa ra đi đựơc vài giờ đồng hồ, nghe doạ, nửa đêm hai mẹ con chở nhau với khẩu sung cũ gỉ hoen, bốn viên đạn cũng gỉ, có cho bắn cũng không nổ vì nó chỉ còn là giá trị của kỉ niệm. Bàn nhau Phải thủ tiêu. Bố đi rồi, không ai bảo vệ mẹ con mình. Mẹ không quen vướng vào những chuyện không thể giải thích. Bàn rất nhiều phương án, cuối cùng là ném xuống hồ. Hồ ngày ấy cái nào cũng rộng và sâu. Hồ này khẩu súng, hồ kia viên đạn. Khoảng 1 giờ sáng thì về.
Tôi ngày ấy 17 tuổi, trước khi đi phi tang kỷ niệm trong veo trước cuộc đời. Ném kỷ niệm của bố, của em mình ở miền Nam mà không bị ai phát hiện, về tới nhà mang theo lòng sự đau xót pha lẫn căm phẫn vì cái ác, sự đê tiện và cảm giác bị bắt nạt. Lấy cái cốc, xúc chút gạo, tìm nơi cao nhất trong nhà là cái nóc tủ, tôi thắp lên ba nén hương, khấn Con yêu bố. Bố từ giờ không về nhà với hai mẹ con con nữa. Con xin bố cho con sức mạnh để bảo vệ mẹ, bảo vệ gia đình mình, để không ai bắt nạt được mẹ con con nữa.
Nhà có hai người. Sau này, nhà có thêm Pích và Tý, chúng tôi là bốn người mạnh mẽ. Sức mạnh đó luôn đến từ mẹ tôi, người đàn bà nuôi con một mình năm 43 tuổi, làm sự nghiệp giữa một đời sống mà đàn bà bao giờ cũng phải làm nhiều hơn, hy sinh nhiều hơn để có kết quả ít hơn. Đã vậy, mẹ còn đi bên con gái suốt những năm tháng dài, ôm nó những khi chống chếnh hay cười rung bụng khi nó khoe chuyện vui.
Hôm nay, mẹ cũng đi như bố ngày ấy. Tôi biết là tôi sẽ nhớ mẹ. Hai thằng Pích - Tý sẽ nhớ bà. Nhớ ngày xưa, mỗi lần mẹ đi công tác, Pích nhớ bà, không ăn, không ngủ, ngồi ngóng ra cửa vì nghĩ làm như thế, thời gian sẽ trôi nhanh, ngày mai nhanh tới để bà sớm về. Gần 50 năm, bốn mẹ con bà cháu dính một chùm với nhau. Càng xa nhau, người ta càng nhớ những điều không bao giờ mình nghĩ nó in đậm trong lòng mình đến thế. Tôi không muốn mẹ đi như thế này, nhưng rồi lại nghĩ, bố sẽ đón mẹ, đưa mẹ về Bến Tre, Cà Mau thăm họ hàng nội ngoại và đi khắp thế giới.
Tôi biết, mỗi ngày mình sẽ nhớ mẹ một kiểu, yêu thương theo một cách mỗi khi đối mặt với một chuyện gì đó xảy ra trong đời. Lúc đó, tôi sẽ tự nhủ, nếu là mẹ, gặp chuyện này, mẹ sẽ làm thế này, sẽ không nóng nảy kiểu máu Nam Bộ như mình, mà nhẹ nhàng theo cách con gái Hà Nội.
Tiễn mẹ hôm nay, nhớ mẹ ngày càng nhiều, hiểu mẹ ngày càng sâu và biết rằng, mẹ đã cho tôi không phải chỉ cuộc đời này, mà còn dìu tôi đi hết những tháng năm dài trước mặt, dù mẹ đã đi công tác xa.
Con và hai thằng Pích, Tý yêu mẹ. Chúc mẹ lên đường viên mãn.

Nguyễn Thị Thu Huệ
Theo Tiền Phong

Thơ ĐẶNG VĂN THƠM


Thơ
ĐẶNG VĂN THƠM


MỘT THOÁNG CHIÊM BAO

Tình ta, ờ chẳng nên duyên
Thì anh ôm hết muộn phiền về anh
Thương nhau sao lại nỡ đành
Buông xuôi kỷ niệm đốt tình trang thơ?

Đong đưa ngày tháng ơ hờ
Em chờ anh , buổi trăng chờ nước lên
Đò ngang một chuyến lênh đênh
Nỗi niềm anh trải mông mênh tình sầu

Qua sông chỉ mỗi nhịp cầu
Qua đời anh chỉ nỗi đau nhân tình
Trách ai,  thôi tự trách mình
Trong chiêm bao thoáng chút hình bóng xưa

Về thôi cho kịp cơn mưa
Gió phiêu du cũng lạnh vừa mai sau
Còn gì hạnh phúc cho nhau
Ngàn sương ngăn ngắt, ngàn dâu trùng trùng?


BỂ DÂU TRẦM MẶC

Mặt đất thênh thang chân đi không khắp
Núi lở sông bồi lỗi hẹn thời gian
Lỡ chuyến đò thơ cũng dừng trang viết
Tình trăm năm há dễ muộn màng?
Em có biết mảnh tình ai rạn vỡ
Hoàng cung xưa  hoang phế bụi kinh thành
Ta trầm mặc khúc “ người ơi người ở…”
Trông ráng chiều  thương ngọn cỏ mong manh

Xưa , e ấp hồn nhiên thời thiếu nữ
Tóc búi ngang đầu e ấp khoảng trời thu
Nay, chiêm bao có em về trú ngụ
Nhưng bên ta trống vắng, sương mù.

CŨNG VÌ SỢI NẮNG THÁNG MƯỜI

Cũng vì,
Sợi nắng tháng mười
Cũng vì búi tóc một thời để thương
Cũng vì,
E ấp môi duyên
Để anh ngơ ngẩn khi nhìn người ta

Gió bay
Áo lụa đôi tà
Cho thu vàng nỗi thiết tha mắt người
Vì thương
Sợi nắng tháng mười
Vì thương
Búi tóc một thời. Nắng mưa!

LẠI THU

Cơn mưa đêm trút xuống vô tình
Những giọt mưa hay giọt buồn tha thiết?
Trú vào lòng ta kẻo mưa ướt tóc
Nhạt môi giá lạnh xuân thì
Giá em đừng để chậm thu đi
Thì tiếc làm chi bao điều vướng  víu
Sợi tóc nghiêng vai lá mùa nghiêng xuống
Trải lòng ra khoan nhặt với khoang thuyền

Em trầm tư theo con nước lênh đênh
Ta mê mải tia mắt nhìn bối rối
Cùng những trang thơ tình bổi hổi
Em dịu dàng bước chậm lại mùa thu.

THÁNG GIÊNG VỚI BIỂN

Ta về bên biển một mình
Với bao da diết vô hình biển ơi

Từng ghen với biển một thời
Sợ mênh mông cuốn bao lời yêu thương

Mặn môi là giọt nước buồn
Rì rào là sóng, vô thường là em

Bây giờ giữa tháng giêng, đêm
Trăng huyền ảo đợi môi mềm ý thơ

Biển ru ta khúc đợi chờ
Tình tang vỗ nhịp ơ hờ xa… trông
Nước mây một thuở tang bồng
Để ta muôn nỗi chất chồng tháng giêng.

Thơ Đặng Văn ThơmNguyễn Văn Hòa đọc chọn


Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Thơ Bạn Thơ 3/ Thơ Người Thơ Đương Thời/ 2 / Tứ Nguyễn Quang Cương..


NHIỀU TÁC GIẢ
Lý Phương Liên-Nguyễn Nguyên Bảy
(Chủ biên)

THƠ BẠN THƠ.3

NXB VĂN HỌC 
C
THƠ NGƯỜI THƠ ĐƯƠNG THỜI

 11. Nguyễn Quang Cương/ 12. Nguyễn Đình Di/ 13. Đinh Ngọc Diệp/ 14. Hướng Dương/ 15. Nguyễn Nho Thùy Dương/ 16. Văn Đắc/ 17. Lương Định/ 18..Cảnh Giang/ 19. Thương Giang/ 20. Chu Hà/ 21..