QUÊ MÌNH HÀ NỘI
Văn ký Nguyễn Nguyên Bảy
Nhà
hộ sinh Cây Đa Nhà Bò, căn nhà ngói nhỏ dốc Thọ Lão, vượt lên chừng hai
mươi thước dốc là phố Lò Đúc thuộc bàng Cò, ngược lên là chợ Hôm, phố
Huế, Vân Hồ…xuôi xuống là cửa ô Đông Mác, làng Thanh Nhàn, trường Lương
Yên, xa nữa là Lò Lợn, là đê, là sông Cái…Tôi đã sống và lớn lên quanh
quẩn vùng đất với những tên ký ức vừa nhắc thức, tính đến ngày rời Hà
Nội, 1976, là gần ba mươi lăm năm. Cuộc ly hương trên chính quê hương
mình nào ngờ dài quá, lâu quá, sau 30 năm, nửa đời người, tôi mới trở
lại thăm quê lần nhất. Loạt bài viết dưới đây, chép lại cảm nhận tôi sau
những lần trở về quê, như một chuộc lỗi vội vã, khi thấy tuổi tác đã
đến hối thúc chân chậm chạp bước về nguồn cội đời người. Mời đọc để yêu
quê mình, Hà Nội.
1. Sau Ba Mươi Năm, Trở Về…
Tựa của Bài tạp văn này viết đầy đủ là Sau Ba Mươi Năm, có một người trai Hànội, trở về quê mình – Kinh Thành Cổ Tích
Cớ chi lâu vậy,người trai? Sài gòn Hà Nội nào có xa gì mà tha hương ba chục năm hôm nay mới một lần quay về? Cớ chi người trai không thưa lời, lại khóc.
Tôi là người trai ấy. Rời Hànội vào Sài gòn lúc tuổi ngoài ba mươi tóc còn xanh mướt, nay tóc dẫu nhuộm vẫn trắng gầy. Tôi tháo kính mắt, dang tay hít một hơi dài cái gió còn lạnh Bân của Nội Bài Hànội. Gió lạ mà quen hay gió quen mà lạ? Không biết. Chỉ biết rằng, ngày ra đi nơi này, Nội Bài, chỉ là những cánh đồng ngô lúa, mà nay đã là một sân bay, tuy chưa hùng vĩ như sân bay Bắc Kinh hay Seattle nhưng cũng đáng mặt con gái nước mình đi dự thi hoa hậu hoàn vũ vậy. Tôi lên xe bus, bảo là xe của hàng không, về Hànội thu vé ba mươi ngàn đồng. Rẻ thuận. Xe vào đường cao tốc. Bác tài tuổi chừng tuổi ngày tôi xa Hànội. Tôi nhìn bác, bỗng thấy gần, thấy mến, vì chẳng hiểu ngẫu nhiên gì bác lại mở băng nhạc dân ca đồng quê Bắc Bộ, ru đưa tôi về Kinh Thành Cổ tích :
1. Sau Ba Mươi Năm, Trở Về…
Tựa của Bài tạp văn này viết đầy đủ là Sau Ba Mươi Năm, có một người trai Hànội, trở về quê mình – Kinh Thành Cổ Tích
Cớ chi lâu vậy,người trai? Sài gòn Hà Nội nào có xa gì mà tha hương ba chục năm hôm nay mới một lần quay về? Cớ chi người trai không thưa lời, lại khóc.
Tôi là người trai ấy. Rời Hànội vào Sài gòn lúc tuổi ngoài ba mươi tóc còn xanh mướt, nay tóc dẫu nhuộm vẫn trắng gầy. Tôi tháo kính mắt, dang tay hít một hơi dài cái gió còn lạnh Bân của Nội Bài Hànội. Gió lạ mà quen hay gió quen mà lạ? Không biết. Chỉ biết rằng, ngày ra đi nơi này, Nội Bài, chỉ là những cánh đồng ngô lúa, mà nay đã là một sân bay, tuy chưa hùng vĩ như sân bay Bắc Kinh hay Seattle nhưng cũng đáng mặt con gái nước mình đi dự thi hoa hậu hoàn vũ vậy. Tôi lên xe bus, bảo là xe của hàng không, về Hànội thu vé ba mươi ngàn đồng. Rẻ thuận. Xe vào đường cao tốc. Bác tài tuổi chừng tuổi ngày tôi xa Hànội. Tôi nhìn bác, bỗng thấy gần, thấy mến, vì chẳng hiểu ngẫu nhiên gì bác lại mở băng nhạc dân ca đồng quê Bắc Bộ, ru đưa tôi về Kinh Thành Cổ tích :
Nơi ấy
Tôi là đứa trẻ đẻ rơi
Mẹ dệt lụa trên cầu giải yếm
Các bà tiên chuyền tay nhau bú mớm
Chuyền tay nhau hát hò
Chày Yên Thái tôi nghe
Trái bàng rơi tôi nhặt
Gạo Làng Gióng tôi ăn
Sông Cái lắm thủy thần
Rằm Mồng Một dâng hoa chùa Bộc…
Lúc
nãy trên xe người trai cười thầm khi nghe bác tài nói ngọng. Dân Hải
Dương, Hải Phòng đây.Nhưng khi bước xuống xe trên đất nội ô. Đàn xe ôm
chạy lại. Như Sàigòn thôi, không lạ. Nhưng lạ quá âm thanh chào mời. Lày
chú, lày bác, nên xe em lào. Âm thành ơi là âm thanh, líu lo gì ngọng
vậy?
Tôi định lên xe ôm anh chàng da trắng, mặc bảnh, đeo mắt kính, nói
ngọng nhưng biết tránh ngọng bằng từ đồng nghĩa. Nghĩ sao lại thôi, chọn
cách tung tăng thả bộ. Phố vẫn tên cũ, Hàng Bồ, Hàng Da, nhưng mặt phố
không sao nhận ra, sáng lóa, tươi nhuần, tân tiến. Nhìn ngắm thoáng qua.
Thoáng qua nhìn ngắm. Một cô gái da mặt trắng hồng, trắng hồng hơn cả
con gái Đà Lạt, ăn mặc khá mốt, mốt ngày se lạnh Sài Gòn không mấy khi
có, giá cô đừng lớn tiếng qua cái alô cầm tay, thì tôi đã tưởng mình gặp
lại tiên nữ trong thơ ngày nào. Sao cứ phải alô lớn tiếng thế? Giận dữ
thế và ngọng ngịu thế ? Khổ tai anh quá em ơi. Đôi ba cô gái nữa đi qua.
Lại đôi ba cô gái khác đi qua. Đẹp. Rất thời trang. Đẹp không chê vào
đâu được. Chỉ có điều khi miệng các cô bật ra ngôn ngữ thì sắc đẹp dường
như phai đôi phần. Ngày xưa bảo là thanh sắc, thanh đứng trước sắc, có
lẽ bây giờ sắc đứng trước thanh, bảo là sắc thanh chăng ? Mình già mất
rồi, tôi ơi.
@
Tôi
mắc chứng bệnh nhớ nhà. Ngủ lạ nhà một đêm khó được. Nếu bảo Mệnh là từ
1-30 tuổi, thì ba mươi năm Mệnh, quê tôi là Hànội. Nếu bảo Thân là từ
31-60 tuổi, thì ba chục năm Thân, quê tôi là Sài Gòn. Giờ đây đã qua
tuổi Mệnh Thân, ắt sẽ là Sài Gòn Hà Nội ra ra vào vào. Chuyến đầu tiên
này 3 ngày nhé. Cho tôi quen lại Hà Nội, quen dần với phong, với thủy mà
chữa bệnh nhớ nhà. Xin ruột thịt gần xa, xin cố nhân, bằng hữu tha cho
lỗi vội vàng này của người đang bệnh. Hẹn lần sau, sẽ rất gần, thăm hỏi
đủ khắp.
Thay
vì thắp một nén nhang nhớ về nguồn cội, tôi đã vay một ban mai, ngồi
tưởng trên ghế đá Bờ Hồ. Ghế đá nơi ngồi quen lắm, dù sau lưng không còn
ga xe điện, tai tôi vẫn nghe tiếng leng keng, bởi trước mặt vẫn xanh
trong mặt hồ ngàn tuổi. Con nhớ mẹ biết bao. Con không nhớ bóng lưng
còng lam lũ của mẹ. Vì sinh tồn, sinh lý làm người, thời nào thời chẳng
lam lũ, đời nào đời chẳng lam lũ. Con chỉ nhớ nụ cười của mẹ thôi. Nụ
cười như một ban mai cuối Bân vào Hạ. Nụ cười thoang thoang như gió trên
cầu Thê Húc. Nụ cười thơm như hoa hồng gói lá chuối các cô gái làng hoa
bán gánh Hồ Gươm. Nụ cười ấy có tên là hạnh phúc. Tôi thầm cười, mặt
rạng. Một tiên nữ lạ quen nào đó, ngồi xuống bên tôi. Tôi cười chào.
Tiên nữ hỏi: Thầy ở sàigòn ra? Sao biết? Tiên nữ cười, giọng thật nhẹ.
Cháu đoán thế. Thầy giống ông ngoại cháu lắm, từ cốt cách đến giọng nói.
Ông ngoại cháu người Hà Nội gốc, vào Sài Gòn sinh sống lâu rồi. Tôi
cười đầy mặt. Tiên nữ cúi chào tôi rồi bay lên Cầu Đỏ. Ở đấy nhiều tiên
nữ lắm,múa hát từ Tháp Bút dọc cầu vào hút đền xanh Núi Ngọc. Tôi muốn
lên đấy lắm, lên chiếc cầu sơn đỏ,nhưng tôi không dám,vì tôi sợ mình lại
khóc,bởi:
Nơi ấy lẽ Càn Khôn
Các bà tiên lần lượt về mây trắng
Con đưa mẹ đến đầu cầu giải yếm
Mẹ trắng vào mây
Mẹ tan vào gió
Mẹ đi trảy hội Tiên Rồng…
Các bà tiên lần lượt về mây trắng
Con đưa mẹ đến đầu cầu giải yếm
Mẹ trắng vào mây
Mẹ tan vào gió
Mẹ đi trảy hội Tiên Rồng…
Thân
chủ của tôi là một sĩ quan quân đội đã nghỉ hưu và vợ,con nhờ tôi giúp
thiết kế một căn nhà phong thủy. Khu đất xây cất căn nhà này thân thuộc
với tuổi thơ tôi. Trước mặt ao rau muống, sau lưng ao rau muống. Tôi đã
từng lần mò bờ ao câu lươn, câu ếch. Tôi đã từng bắt đầy giỏ cá rô cờ,
rô don, cá trê, cá quả ngày hồ hanh khô, để mẹ kho om lá gừng, ăn nhớ
đến chết. Khu đất ấy giờ đã biến mất. Đường ven ao đã bê tông hóa, nhà
cửa hai bên, sau trước, trước sau đã hai ba tầng, mái bằng, ngói đỏ, lan
can nhấp nhô nở xòa xanh xanh đỏ lá hoa. Vuông đất nhà cấp bốn của
người sĩ quan nghỉ hưu vừa phá, méo mó, thấp cao hiện ra trong mắt tôi
sẽ là căn phố lầu sau cùng trong căn hẻm tuổi thơ tôi. Nhà mười mười,
trăm mét vuông sàn trồng bốn tấm đang hiện ra trong tâm trí phong thủy
tôi. Sẽ cát tường, như đời anh hơn sáu mươi năm cát tường đời tranh đấu,
giờ sẽ cát tường đời hạnh phúc vợ con. Vợ anh ít cười. Chị là bà tiên
lam làm, tận tụy. Nhưng con gái anh và cháu ngoại anh thì như vườn nắng
đỏ vài luống hoa. Anh thanh thản, hồn nhiên giao việc xây cất ngôi nhà
cho người con rể. Anh nói cười, tương lai thuộc về chúng, chúng phải gây
dựng lấy, phải không mình? Anh hỏi bà tiên vợ và nháy mắt rất lão ngoan
đồng, nhìn tôi.
Hà
Nội ấm áp dưới mỗi mái nhà. Không nhớ ai đã nói với tôi câu nói ấy. Câu
nói có âm sắc văn chương giờ bỗng cháy trong tôi như lửa, ánh lửa tình
mầu sắc làng quê, mầu sắc Kinh Thành Cổ Tích,mà người trai tha hương
khát nhớ mơ về…
@
@
Người
trai ấy đã ngủ ngon lành ở Kinh Thành Cổ Tích một đêm. Rét se se bảo là
rét nàng Bân. Sách vở văn chương ta hầu như chưa nói gì về nàng Bân
nhỉ? Nàng Bân xưa ở đâu và giờ ở đâu? Người trai choàng nhẹ tấm áo vợ
mua mà như ôm vào lòng nàng Bân của mình. Ai trong đời chẳng có một nàng
Bân?
Tôi là một người trai không bình thường. Sinh ra đã không bình thường. Tôi là đứa trẻ đẻ rơi/ Mẹ dệt lụa trên cầu giải yếm. Lớn
lên cũng không bình thường. Hư hỏng trong cuồng vọng. Tham lam trong ái
tình. Mơ hồ trong đời sống. Xấu trai và lười biếng. Kiêu ngạo và hay
cáu kỉnh. Tật hư nhiều như thể hỏi rằng ai chịu nổi. Chỉ có nàng Bân,
nàng Bân vị tha, nàng Bân hiền dịu, chỉ có nàng Bân mới dám yêu tôi,
chung thủy cùng tôi. Nào chỉ rét về nàng đan áo ấm, mà một giỗi hờn tôi,
nàng hát, một cáu kỉnh tôi nàng ru, một phân bụng tôi nở béo, nàng tinh
mơ thái tai cây sắc thuốc. Nàng yêu tôi biết bao và tôi hiểu rằng tôi
đã nợ nàng nhiểu biết bao, nợ một đời không trả được, dỗ dành, kiếp sau
luân hồi tôi làm vợ, nàng làm chồng, may ra nợ mới trả xong. Ước sao có
một thiên tài viết lời về nàng Bân nhỉ? Nàng Bân vợ của mỗi người trai
Hà Nội. Con gái Hà Nội tuyệt vời lắm, được làm chồng họ, mình thành
người Hà Nội bản sắc đấy. Không trộn em vào đâu mà lẫn được Bân. Cảm ơn
vợ đã yêu anh để hôm nay anh tâm thành viết lời ân này cảm ơn quê mình
Hà Nội.
Nàng
Bân ơi,rét tháng Ba tôi về quê cùng rét. Hình như nàng gọi tôi về, nàng
bảo tôi về, vì những mùa tháng Ba sau các nàng Bân phải đan nhiều áo ấm
cho chồng lắm. Hànội đang luận bàn việc mở rộng hoành tráng Kinh Thành
Cổ Tích.
Kinh
Thành Cổ Tích, phương Bắc là Hà Bắc, phương Nam là Hà Nam, phương Tây
là Hà Tây, phương Đông là Hà Đông, từ bao đời nay đã là vậy nhỉ? Mừng lo
lẫn lộn. Mừng là mừng Kinh Thành Cổ Tích sẽ lớn rộng xứng tầm nước non.
Lo là lo Kinh Thành Cổ Tích không còn là Kinh Thành Cổ Tích. Theo các
kênh truyền thông, Hànội mở rộng ôm hết Hà Đông, Hà Tây cộng thêm vài
huyện Hòa Bình, ôm thêm vài huyện Vĩnh Phú. Quá sức bao la, quá sức vĩ
đại, vĩ đại như mơ. Tôi thăng hoa kinh thành mở rộng trên ma trận bát
quái, thấy rằng kinh thành vượng thế bối sơn, diện thủy, cân bằng tam
cương, được số 2, số 4 phía lưng, số 1 số 6 trước mặt. Thầm vui. Những
người hoạch định mở rộng kinh thành xem ra cũng tài tình phong thủy lắm.
Số 2 thuộc Hôn Nhân, số 4 thuộc Phú Quí, số 1 thuộc Sự Nghiệp, số 6
thuộc Quí Nhân. Xem như sự nghiệp đời người được hôn nhân phú quí dựa
lưng, quí nhân tiếp rước thì sự nghiệp nào chẳng Địa/Phong Thăng. Một
căn nhà, một khu dân cư, một làng quê, một kinh thành cũng vậy, được số
2, số 4, số 6 hưng cát ước gì hơn.
Đang
nói về Kinh Thành mở rộng, chợt nhớ Phở Vuông, bèn liên tưởng đến sự
thống nhất của phong thủy giữa nội dung và hình thức.Phở ơi, món ăn quốc
hồn quốc túy, ngọt ở nước, dẻo mềm ở bánh, chất ở thịt dù tái nạm gầu
hay tái gân, tái chín, thơm ở ớt ở hành, và cái ngây ngất dâng hương khi
rưới vào phở đôi ba giọt nước mắm lúc làn khói phở lên hoa. Phở là
vậy,phở Nam Định, phở Hà Nội, hay phở Sài Gòn, cho dẫu ở đâu phở cũng
phải là phở. Nói phở trước rồi nói đến quán, đến mời chào, đến xuân hạ
thu đông mỗi mùa một hương phở khác, rồi thì đũa bát, Sài Gòn gọi là tô,
gọi gì thì gọi vẫn là phở. Cho nên có phở bát tròn tất có phở tô vuông.
Hà Nội có phở thương hiệu Vuông. Phải ăn mới biết Phở Vuông thế nào.
Cầu
Trời kinh thành cổ tích mở rộng hoành tráng cỡ nào xin vẫn là Kinh
Thành Cổ Tích. Tôi hằng tin và đã hành theo đức tin ấy. Tôi vẫn tin và
lắng nghe đức tin ấy. Bởi Hà Nội là Quê tôi
Nơi ấy
Hoa đào nở chấn Cửa Đông
Áo trấn thủ phủ rêu Cửa Bắc
Kèn tầu hừng hực Cửa Nam
Quốc ca hát đỏ sông Hồng
Nơi ấy là kinh thành cổ tích
Nơi ấy là đời tôi…
Hoa đào nở chấn Cửa Đông
Áo trấn thủ phủ rêu Cửa Bắc
Kèn tầu hừng hực Cửa Nam
Quốc ca hát đỏ sông Hồng
Nơi ấy là kinh thành cổ tích
Nơi ấy là đời tôi…
Người
trai ấy theo rét Bân về làng nghề gốm,rồi theo rét Bân về làng lụa.Kinh
thành cổ tích mình, những năm xưa đâu chẳng làng nghề?
Nói
thật lòng, những kỷ niệm tuổi thơ về quê hương của tôi nghèo lắm, cơ
cực lắm, mẹ khóc nhiều hơn cười, cha cắm mặt xuống đất nhiều hơn ngẩng
mặt, tôi bữa đói nhiều hơn bữa no, Bà gọi tên Re thân đau cây mía quắt, chính vì cơ cực thế nên tôi nhớ mãi nụ cười của mẹ, tôi thăng hoa đời bà, đời mẹ thành tiên, tôi ủ tình tôi vào Sân Chèo Gió Cuốn Lá Đa, vào Giếng Trăng, vào Bánh Trôi Nước,vào Thị Mầu Lên Chùa,vào Mưa Hến.Hình
tiếng lung linh như chiều trở gió cuốn mây ngũ sắc cầu vồng quê hương
thành Kinh Thành Cổ Tích? Không có những thanh hình, sắc tiếng ấy làm
sao thế hệ chúng tôi có thể sống dâng mình cho non nước? Một đời cha
tôi,một nửa đời tôi, là sống vậy biết vậy, quê hương gần như lam lũ
không có gì đổi khác. Khác chăng là lẽ sống ngày càng đời thường hơn, tự
nhiên như tự nhiên phải được, được sống đủ cơm ăn, áo mặc, có nhà để ở,
có đường để đi, có nước sạch để uống, có điện để sáng mắt, cho xí tắm
để không như gia súc.
Tôi
đang đi trên đường vào làng trải nhựa,đường trong làng bê tông, nhà hai
bên san sát, nhà thấp nhất cũng ngói đỏ hoa vàng, nhà cao hơn đã đôi ba
tấm. Cô tiên cấy lúa đấy ư? Sao hôm nay chưa ra đồng còn thong thưa
đứng trên ban công nhìn khách?
Rẽ
vào quán nhỏ gọi tô bún riêu. Bún riêu là món khoái khẩu tuyệt vời của
tuổi thơ tôi. Cô chủ quán liếng mắt cười, lắc đầu. Sao lắc đầu? Chẳng lẽ
bún riêu làng mình giờ khác? Thưa vâng, bún riêu như ngày thầy còn ở
làng bây giờ hiếm lắm, phải vào chợ quê mới có. Bún riêu phố thị bây giờ
dù nhiều riêu hay ít riêu mà không có chả quế, giò thăn, sườn non, thì
cứ gọi là…vợ nấu chồng ăn. Tôi gật đầu. Gật đầu. Vừa ăn bún riêu làng cổ
vừa tự trách mình, già mất rồi, tôi ơi. Rét Bân không dỗ dành hẳn tôi
đã không ăn hết tô bún. Chẳng phải bún không ngon, mà chỉ bởi bún trong
tâm tưởng tôi là bún Kinh Thành Cổ Tích. Chợt hỏi nàng Bân: Ngày xưa
nàng đan áo ấm cho chồng sao lâu thế, suốt mùa đông không xong, để đến
nỗi tháng Ba còn xin Trời làm rét? Nàng không có sợi hay nàng vụng về?
Nàng Bân không đáp.Tôi hiểu, thi nhân xưa trọng cái tình. Thi nhân nay
cũng trọng cái tình, nhưng phải là cái tình hợp lý. Nên thi nhân nay
chẳng ai chép chữ, tạc hình nàng Bân, phải vậy chăng ?
Bát
Tràng bây giờ mới thực Bát Tràng. Vạn Phúc bây giờ mới thực Vạn Phúc.
Hai câu cảm thán này nói thay lòng tôi. Một làng nghề như trong cổ tích.
Tuy nhiên, làng nghề mình còn chưa được tự tin. Có nhất thiết phải bầy
chen gốm Cảnh Đức Chấn với gốm Bát Tràng? Có nhất thiết phải may lụa
Hàng Châu dán mác hiệu làng lụa Vạn Phúc? Lâu rồi thì phải, đựơc xem bộ
phim về làng tranh Đông Hồ. Rớt nước mắt. Những người làng Tranh giã dó
cối không để giữ nghề cha ông, để cạnh tranh với tranh tầu Thượng Hải.
Tôi đã từng đi ngoài biên giới, đã từng thấy gốm Bát Tràng, thấy lụa Vạn
Phúc nơi xứ người, rớt nước mắt tự hào. Mong sao các làng nghề người
Việt tự tin bước ra ngoài kinh thành cổ tích.
Tôi
đi trong rét Bân lan man làng Vạn nghe tiếng thoi ru tíu tít, đi lan
man làng Bát thơm nồng hương gốm ra lò. Chợt nghe rét hỏi: Nếu áo đan
xong sớm liệu trời còn cho rét tháng Ba? Đáp, Trời đã cho rồi Trời đâu
đòi lại, rét Bân mãi còn. Áo vợ đan xong kịp chớm gió đông, chồng được
mặc phùn qua Tết, qua Bân, chẳng là ấm lòng sung sướng hơn sao. Tủm tìm
rét Bân cười se se tim tôi…
@
Còn
đêm nay nữa,đêm thứ ba ngủ cùng rét Bân,sáng mai người trai sẽ bay về
Sài gòn. Đêm bay ra cũng mất ngủ đêm bay vào cũng mất ngủ là sao? Bảo là
bồn chồn trước đi xa. Ôi cái sự đi về này lạ thật,đi cũng là về cũng
một nghĩa về nhà. Vì cái sự về nhà ấy mà nghĩ ngợi mang mang.
Nhớ
cái lần bay từ một nơi rất xa về Sài Gòn, mấy đêm không ngủ được chỉ vì
chưa giải được ý một nữ sinh người Mỹ,nghiên cứu văn hóa phương
đông,cắc cớ hỏi: Nhược điểm về tính tình tính cách và nhược điểm về hình
thể của người Việt Nam? Nhìn thầy ngắc ngứ,trò tự trả lời : Về đặc điểm
tính cách,người Việt Nam chưa biết cười. Về đặc điểm hình thể, người
Việt Nam mông lép. Trời ơi là trời, nghiên cứu chi lạ thế? Câu hỏi thức
trong đầu tôi có lẽ vài đêm, bỗng bật dậy, khi bay tới Đài Bắc, và hiện
rõ mồn một khi bước ra sảnh sân bay Tân Sơn Nhất trong mừng đón vợ con.
Người Việt Nam mình chưa biết cười thật, mông quả là lép thật. Xứ người
ta cười thấy hoan lạc, nhìn thấy rạng rỡ mặt mày, không gian như có
hương hoa. Còn cười xứ ta tắt rất nhanh và sau cười là ưu tư lo lắng, là
thấy chuyện phải làm, là thấy lam lũ cần lao trên từng thớ mặt. Còn
chuyện mông (hay hông cũng vậy) lép, có phải vì bà ta, mẹ ta, vợ ta, con
gái ta, nhiều đời nhỉ, ngủ trên giường cứng và ngồi trên ghế cứng? Hông
thuộc phú quí, bảo rằng hông lép mà nghèo.
Nhớ
lần bay về từ phương Bắc, cậu phiên dịch cứ ngao ngao thuyết trình về
sức mạnh kỳ diệu của con Kỳ Hưu, linh vật mới của người Trung Hoa. Nào
là Kỳ Hưu xuất hiện từ những năm 300 trước công nguyên trên đồng cỏ Nội
Mông. Nào là Kỳ Hưu là con thứ 6 hay 7 gì đó của Long Vương. Nào là Kỳ
Hưu giải được họa, giáng được phúc, cầu được quan, được lộc. Nín. Định
quát cậu phiên dịch như thế, nhưng không biết chữ nín tiếng Hoa, đành
cười mà khâm phục người Trung Hoa, đã thật tài tình tạo ra linh vật Kỳ
Hưu, thổi vào nó một huyền thoại và quảng bá huyền thoại ấy như là
chuyện thật. Mọi chốn, mọi nơi, khắp nước Trung Hoa, Kỳ Hưu khắc đá,
chạm đồng, nạm vàng, chuốt ngọc bán như bánh bao, người người mua về
không để ăn mà để cầu xin tốt đẹp. Tôi cũng thỉnh về một cặp Kỳ Hưu,
người bán bảo là ngọc, ở Đại Tiền Môn. Nhớ lại chuyện này làm gì nhỉ?
Hình như trong thổn thức tôi tiếng ru thoi Vạn Phúc, tiếng lửa gốm Bát
Tràng. Hình ảnh sau cuối tôi lang thang nhìn là cây cầu Long Biên.
Sông Hồng thướt tha như tóc người con gái
Cầu Long Biên đẹp tựa chiếc nơ cài.
Cầu Long Biên đẹp tựa chiếc nơ cài.
Viết là viết vậy,nhưng trong Kinh Thành Cổ tích,cầu là Cầu Gió đấy.
Gió vẫn gió nhưng gió ngày đó
Hình như giữa Hạ
Sợ mồ hôi mặn cỏ
Gió đứng một chân
Gió vẽ
Khúc sông xưa gió vẽ cây cầu.
Hình như giữa Hạ
Sợ mồ hôi mặn cỏ
Gió đứng một chân
Gió vẽ
Khúc sông xưa gió vẽ cây cầu.
Cây
cầu ấy hình như bây giờ đang trôi vào quá khứ, trôi vào kỷ niệm, bởi đã
có cầu Thăng Long, Chương Dương làm thay công việc của cầu Long Biên.
Và sớm thôi, nhiều cây cầu khác sắp vắt qua sông Hồng…
Tôi
muốn mời cô gái phục vụ cà phê quán vỉa hè đường Trần Huy Liệu lại ngồi
trò truyện. Nhưng thấy mắt cô nhìn lạ lẫm, lại thôi. Rét Bân ơi, Bây
giờ thì tôi đã hiểu, các thi nhân không phải không ngợi ca, mà ngợi ca
bằng cách thương cảm, không buông lời phê phán. Sao vậy? Nàng xin Trời
ban rét tháng Ba cho chồng mặc áo nàng đan, nhưng còn biết bao người
chết rét vì không có áo. Rét Tháng Ba Bà Già Chết Cóng. Ai bảo rét Tháng Ba quay lại nàng Bân không có lỗi? Rét Bân hình như giận giữ, lùa gió lạnh đắng ngực tôi và buông lời: Vớ Vẩn…
Quá
khứ là quá khứ, có đẹp, có xấu, có lành, có dữ,có Tấm, có Cám, có Lý
Thông, Thạch Sanh. Quá khứ là kỷ niệm, là nỗi nhớ, không chữa đựơc,
không thay được và tất nhiên không thể sống mãi cùng quá khứ. Hiện tại,
đó là điều quan trọng nhất. Hiện tại hôm nay sẽ là quá khứ ngày mai. Cô
gái mốt hôm nay, kinh thành mở rộng hôm nay sẽ là tiên nữ trong kinh
thành cổ tích ngày mai. Giật mình. Tôi đang chép vội cổ tích chạy đua
với thời gian…
2. Thời Cổ Tích
Cầu
cho mọi người ly hương ai cũng được như tôi, khi chân mang hồn bước về
quê mình là cổ tích ào ào thức dậy. Nào có khác múi giờ, nào có khác chi
mưa ngày gió đêm, nào có hao gầy chi sông đầy, trăng cạn, vậy mà, tôi
như kẻ mộng du, đêm ngày trắng toát, không thể ngủ, không thể tĩnh, mà
thức cồn cào, mà động nôn nao, mà thăng hoa hưng phấn toàn những cổ tích
là cổ tích, xanh xanh đỏ đỏ muôn sắc ngàn mầu. Vợ cấu vào da thịt hỏi: “Anh vẫn là anh đấy chứ? Về lại là mình đi anh, quê mình đây mà, Hà Nội”.
Tôi
bắt xe ôm, bao nguyên ba ngày kể cả ăn uống, hình bóng cùng tôi, chở
hồn tôi đi tung tăng Kinh Thành Cổ Tích. Chữ Kinh Thành Cổ Tích này tôi
đã đăng ký tập thơ dự thi Hội Văn Nghệ Hà Nội từ năm 1971, thời ấy người
nhận tác phẩm dự thi là anh trai Trần Quốc Hải (đang nổi tiếng) và anh
trai Hoài Anh (vừa về mây trắng làm thơ), dài suốt mấy chục năm không
thấy ai tranh cãi bản quyền, năm rồi 2010, Kinh Thành Cổ Tích đã in
thành sách, thế là cái tên yêu ấy đã in dấu ấn riêng tôi, như bông hoa
nhỏ dâng tặng quê mình Hà Nội.
“Dốc Thọ Lão”.
Tôi nói với bác tài ôm. Rồi vui chuyện. Đấy là con dốc tôi đã sinh ra
và lớn lên ở đấy suốt 30 năm. Nhà tôi số 16. Ba gian nhà ngói nhỏ xinh.
Cha tôi trồng trước nhà hai cây dừa Sấu Giá quả sai mọng ngực. Tam đại
đồng đường chúng tôi đã ở đấy, nhưng giờ tứ tán cả rồi. Chỉ còn những
người bạn thuở ấy. Cái thuở chiều chiều quần cụt, ngực trần nan quạt, rủ
nhau chạy ào sang nhà 18, nơi người ta đun sắt gang phế thải, tìm bới
trong bụi mù than xỉ những giọt chì nóng chảy, vừa khô xoắn, đem bán cho
bà đồng nát kiếm vài xu hay hào gì đó, đổi lấy vài ba cái kẹo bột kẹo
vừng ăn sướng tuổi thơ. Bây giờ bạt ngàn thứ loại kẹo, nhưng chẳng có
thứ kẹo nào ngon bằng bột vừng thuở ấy, ngon tê đầu lưỡi đến tận lúc
này, hỏi vì sao ngon thế? Đáp, đó là những viên kẹo cổ tích thời tôi.
“Ra đê”. Bác tài thoáng thở dài: “Muốn thấy sông thì phải xuống bãi, bây giờ nhà hai bên đê đã thành phố thị”. Tôi hỏi: “Đứng trên đê có nhìn thấy sông?”. “Thấy, nhưng xa lắm, sông giờ không như hồi trước, hình như mỗi năm mỗi gầy”.
Tôi đứng thững trên đê, tuổi thơ của tôi là mặt đê này, nước sông ngay
dưới chân thoai thoai gần lắm, gần như thể mở tay ra là nắm được tay
sông, vớt những cây cành củi rều bám đầy bọt đỏ, xếp thành từng bó nhỏ
trên mặt đê, rồi lõng thõng đùa vui cùng nhau cõng củi về nhà, phơi khô
đôi ba nắng, rồi đun khói cho cơm gạo hẩm thêm mùi rều thơm, canh rau bờ
rào thêm hương cá sông thỏ núi.
“Chờ nhé”.
Tôi nói với bác tài rồi một mình đi ào xuống bãi, ra sông. Bảo rằng,
mỗi tuổi thơ đểu có hình bóng một dòng sông, tuổi thơ tôi có bóng hình
sông Cái, dòng sông Mẹ, lớn đẹp nhất nước Nam. Chưa dám bảo là chân đã
dẫm lên nhiều bờ bãi những dòng sông trên quả cam trái đất, nhưng kể
cũng đã là nhiều, nhiều chục dòng sông chân đã men theo bờ nước mà lan
man. Đã đứng trước nhiều dòng sông hùng vĩ, quả là có thấy sóng trào lên
mà thành dương một vệt liền không đứt và sóng đổ xuống gãy từng đoạn
đứt khúc thành âm. Đã đứng trước những dòng sông êm mềm như lưng cô gái,
mà lòng chỉ muốn vuốt ve trong lặng ngắm thanh bình. Nhưng chưa một
dòng sông nào chỉ cần nhắc đến tên, chỉ cần nhìn ngắm thấy, và nếu được
vục tay ôm nước, tức thì ùa dậy khắp xác hồn tôi những thanh âm sắc mầu
của xứ xở thần tiên tuổi thơ tôi như lúc này đây tay tôi đang vục nước
sông Hồng phủ lên chan hòa mặt trong rét đầu xuân. Mút mắt dọc bờ sông
san sát từng đàn cỏ mật. Mỗi lá cỏ mật ấy là một con thuyền, nhiều lắm
lắm. Và trên mỗi lá thuyền đều có bóng một người đàn ông đang đứng dựng
mái chèo. Và tôi lại gặp cha tôi. Âm dương gần nhau gang tấc mà xa ngàn
trùng. Hai thế giới hai ngôn ngữ khác nhau. Cha tôi chừng như đang vội
lắm, thuyền của người đã chất nặng phù sa và đang cùng đoàn thuyền cỏ
tách bến. Tôi thấy thế vì trước khi rời dương gian cha tôi bảo thế: “Hồn cha nhập vào dòng sông Cái, sẽ hiện hình trong phiến thuyền cỏ mật để sống muôn đời với bến sông quê”.
Lúc ấy tôi đã ngây thơ kinh cầu cho cha được về Tây Phương Cực Lạc. Cha
nhím cười và nói với tôi lời mà tôi ngẫm mãi suốt đời cho đến tận bây
giờ mới hiểu. “ Cha không về Tây Phương Cực Lạc, dù miền đó có Phật, bởi, Phật dạy người phàm chúng ta thường hay chấp là chúng ta có gia đình, nhà
cửa, con cái, tài sản v v…. nhưng nếu chúng ta tự quán xét kỹ mình là
ai? thì sẽ thấy không có cái gì là ngã (bản ngã) cả – và nếu không kiếm
được cái gì là mình – thì ai là người có cái tài sản, vợ con, gia đình,
và ngay có tài sản gia đình con cái, cuộc sống cũng vẫn vô thường, một
lúc nào đó ngay thân mạng cũng mất, tất cả thứ khác cũng mất đi. Nếu ai
tuyên bố là tôi có gia đình, có con cái, có kẻ thù v v…thì người đó sẽ
không bao giờ được an lạc trong luân hồi. Nếu như mình cứ giử mãi thù
hận trong lòng , cứ thù dai thì tâm mình sẽ sân hận và mình sẽ không an
lạc được. Còn nếu tâm mình xả bỏ nhẹ nhàng không sân hận, không giữ ở
trong lòng, thì ai là kẻ thù của mình – như vậy tâm chúng ta sẽ an
lạc(*). Cha không ham muốn miền Tây Phương Cực Lạc ấy, cha chỉ
thèm được sống mãi trong cõi cực lạc làm người, với cha, không cực lạc
nào cực lạc hơn miền cực lạc làm người, con cháu của cha, hãy ghi nhớ
điều đó mà yêu quí từng phút giây cuộc sống hôm nay”. Tôi nhìn tiễn theo đoàn thuyền cỏ mật của cha, thuyền trôi từ từ qua cầu Gió, qua sân Mây, qua hoa Nắng về bể Trời…
“Lên Nùng”.
Bác tài nổ máy, không nói một lời, vì hình như gương mặt tôi đang nhễ
mưa phùn. Tôi tự thấy mình không nên như thế. Tôi mở vòng tay ôm lưng
bác tài, nói giọng cố vui. “Tôi vừa gặp lại cha tôi. Cha tôi đang theo đoàn thuyền xuôi về biển”. “Thật sao?”. Tôi không đáp mà vẫn lan man theo suy tưởng của mình.
“Bác có biết vì sao nước sông ngọt, nước biển mặn? Cha mẹ chúng ta để
lại tất cả những gì ngọt ngào cuộc sống cho chúng ta uống hưởng, còn tất
cả những gì cay đắng mặn chát thì trôi vào biển, biển đón nhận tất cả
mặn chát rác rến, rồi lắng đục trong, rồi bay về trời rồi thành mưa
ngọt, để lại tuần hoàn nhuần tưới đời ta”. Tôi đột ngột khựng lại mơ mộng, ôm cứng bác tài ôm và hỏi: “Bác chạy xe thế này đủ sống”. ”Dạ, nhờ trời cũng nuôi được vợ con, thực lòng, còn tươm hơn khối người bác ạ”.
Tôi
tản bộ lên núi Nùng. Cũng chẳng biết vì sao thấp tè hơn đồi mà Nùng từ
nhiều đời nay vẫn được gọi là núi. Tôi ngả mình nằm trên cỏ, trăng xanh
trong veo, tôi nhắm nghiền mắt, cố thức hết trí tưởng dịch biến trăng
xanh thành mây trắng, nắng vàng để tìm hình bóng mẹ tôi hôm nay có bán
hoa chợ trời phiên vãn. Bỗng tâm tưởng nghe một tiếng thầm thì. “Hôm nay mẹ không ra chợ, có lẽ gió đông về mẹ lạnh nghỉ một phiên”. Thầm Thì nằm xuống bên tôi, mỏng dài một lát trăng. Tôi bật dậy, nhìn Thầm Thì từ gót son lên tóc. “Em!”.
Tôi mím chặt môi không để tim bật tiếng. Năm ấy, tôi mới 15 tuổi, chạng
vạng một chiều thu, tôi ra đê sông Hồng xem nước lên. Nước năm ấy to
quá, ngập mép mặt đê, đưa tay là đùa được nước. Tôi đang đùa với nước,
bỗng như thấy từ dưới sông, rẽ nước đi lên một làn sóng trắng. Đang bàng
hoàng, đã thấy đứng bên một cô gái tuổi trăng non. “ Nước to thế này mà anh không lo sao? Em thì lo lắm”. Đáp: “
Lo cũng chẳng ích gì, Thủy Tinh chẳng bao giờ thắng được Sơn Tinh”. “
Em biết, nhưng trước thắng có thua thì sao? Khúc thua đó rơi vào phận số
mình thì cũng kể như mình thua”. “ Nhưng kết cục vẫn là chiến thắng”.
“Ôi, chàng trai trinh trắng của em. Nào đi cùng em, non Tản xa, núi Nùng
gần, ta lên đó nhé”. “Để làm gì?”. “Để yêu nhau, bởi ngộ nhỡ đêm nay đê
vỡ, đôi ta sẽ uổng phí một đời”. “ Em nói vậy là sao, là sao?”. Chưa hết âm vang hai tiếng là sao, chúng tôi đã bay lên sườn cỏ núi Nùng. Em nằm xuống bên tôi, trắng suốt mầu trăng, còn tôi cứng lạnh như đá núi. “
Nghe đây chàng trai, nếu đêm nay đê vỡ, cả hai chúng ta cùng chết, chết
trinh tội lắm sẽ không thể luân hồi thành người, yêu em đi, cả hai
chúng ta phải quấn thơm mùi tình ái, chết mới tìm được hương đường mà
hoài thai”. Tôi vẫn cứng đơ xác, dù hồn đã ngập tràn run rẩy trong chỉ một tiếng không ẩn tàng sợ hãi. “Ôi tội nghiệp tình yêu đôi ta”.
Thầm thì như rót giận dỗi vào tâm khảm tôi, tôi nghe thoang một cái hôn
đậu xuống môi, vâng, chỉ một cái hôn thoang, gấp vội, hai mắt tôi nhắm
chặt đón hưởng trong ngây ngất, cho đến khi bật thức, đã không thấy Thầm
Thì, bốn bề trời đất chỉ còn bát ngát trăng xanh, ran ran tan tan chuỗi
cười. Sau cuộc kỳ ngộ lạ lùng ấy, chiều nào, lúc choạng vạng tối, tôi
cũng ra đê sông Cái xem nước lên, cố ý tìm gặp Thầm Thì. Nhưng nước lên
rồi rút, năm sau nước lại lên, rồi lại rút, năm sau nữa nước cũng lên
rồi rút…cố tìm của tôi cũng rút chìm vào vô vọng. Tôi chỉ còn biết an ủi
mình, Thầm Thì là con vua Thủy tề, em đã trở lại với vương quốc nước
của em, không thèm dù chỉ một lần nhắc nhớ đến kẻ bạc tình tôi. Vậy mà,
giờ đây, lúc này, sau hơn năm chục năm, em lại hiện về nằm sóng sánh bên
tôi.
“Khuya rôi bác tài ơi, về đi, tôi muốn ngồi một mình dưới gốc liễu này. Sớm mai, đến Hỏe Nhai đưa tôi về sấu Giá”.
Khi chỉ còn một mình, trên đầu là trăng, trước mặt là hồ Tây mênh mông
trong đêm không nhìn thấy bờ, cây liễu năm xưa xõa hết tóc như ngàn muôn
tay ôm quấn lấy tôi. Đại hợp xướng vũ trụ u âm vang lên câu chuyện cổ
tích tôi viết cách nay đã ngoài bốn chục năm:
Em đứng bên hồ
Phong phanh liễu
Mưa phùn chuốt liễu mưa xanh
Từng nhành tóc xõa
Phong phanh liễu
Mưa phùn chuốt liễu mưa xanh
Từng nhành tóc xõa
Mẹ giắt em đi chôn cha
Liễu bồng em đi chôn mẹ
Bơ vơ em muốn quên mình
Liễu bồng em đi chôn mẹ
Bơ vơ em muốn quên mình
Liễu gọi tên em
Tóc quấn tay em
Tây Hồ nhiều gió thế
Tây Hồ nhiếu sóng thế
Mảnh mai ôm tình liễu khóc
Tóc quấn tay em
Tây Hồ nhiều gió thế
Tây Hồ nhiếu sóng thế
Mảnh mai ôm tình liễu khóc
Buông khóc liễu dục chân em
Nhanh nhanh về sống làm người
Buồn thương không là cớ chết
Khổ đau không là cớ chết
Biết chăng
Xưa liễu là người
Giận tình trẫm mình thành liễu
Mưa phùn gió bấc căm căm
Kiếp nao được lại thành người
Nhanh nhanh về sống làm người
Buồn thương không là cớ chết
Khổ đau không là cớ chết
Biết chăng
Xưa liễu là người
Giận tình trẫm mình thành liễu
Mưa phùn gió bấc căm căm
Kiếp nao được lại thành người
Em cúi đầu tạ liễu
Thân côi hồi sinh làm Tấm
Phúc đời gặp vận thăng hoa
Thăng hoa Tấm kề vai liễu
Hài Bụt hẹn hò tình
Đẹp buồn riêng liễu
Tây Hồ trăng nghiêng
Thân côi hồi sinh làm Tấm
Phúc đời gặp vận thăng hoa
Thăng hoa Tấm kề vai liễu
Hài Bụt hẹn hò tình
Đẹp buồn riêng liễu
Tây Hồ trăng nghiêng
Tôi về tới Hỏe Nhai, nhà người em gái, hình như đã khuya lắm. Vợ tôi vẫn thức đợi với câu hỏi thấu lòng “ Anh vừa gặp Liễu?”.
Tôi gật cười. Vợ choàng tay ôm chồng, chặt hơn môi Thầm Thì và còn chặt
hơn cả ngàn tay Liễu mộng. Em là người con gái tôi đã bế từ gốc liễu
đầu đường Cổ Ngư về nhà và sống đời chồng vợ tính đến nay con trai lớn
đã ngoài bốn chục và cháu đích tôn cũng sắp mười lăm. Sống ngoài bốn
chục năm vợ chồng, thời tôi, kể cũng là một cổ tích gia đình.
Tôi ngồi trong tối, ban công Hòe Nhai, tung tăng hồn vườn hoa Hàng Đậu, trò truyện với anh bạn Tượng, một tay cầm súng trường, một tay trái lựu đạn mở kíp, dáng tạc thân lao về phía quân thù. “ Chào anh Vệ Quốc Đoàn”. “ Chào cụ”. “Đã bảo đừng xưng hô với tôi như thế. Anh là đồng chí của cha tôi”. “ Tôi là bạn của cha cụ, nhưng tôi đã sang thế giới khác lúc đôi mươi, và sẽ mãi mãi hai mươi, cụ đã từng là con cháu tôi, rồi là đồng chí của tôi, rồi là anh tôi, rồi là cha tôi và bây giờ cụ đã là ông tôi. Theo lẽ luân hồi, xưng hô vậy không phạm vào giới luật”. “ Nhưng các anh là những người bất tử”. “ Không, chúng tôi đã chết và chúng tôi hằng mong được luân hồi trở lại làm người, chúng tôi không muốn bất tử, bất tử tức là chết mãi mãi”. “ Nhưng chúng tôi muốn tôn vinh, muốn tri ân”. “Đó là việc của người sống, người chết rồi đâu biết gì là vinh, đâu biết gì là ân, người chết chỉ khao khát được sống lại làm người, và dù chưa được luân hồi thành người, người chết cũng chỉ cầu mong những luận hồi con cháu không phải cầm súng, không phải ôm bom lao vào bất tử mà không được làm người”. Giọng Anh Vệ Quốc Đoàn bỗng nhiên gay gắt, nóng giận vốn xưa nay chưa thế. Tôi hiểu là mình chẳng nên tranh cãi gì thêm. Anh Vệ Quốc Đoàn hơi nguôi mắt lửa nhìn tôi đượm cảm tình, nhưng miệng anh vẫn ào ra lời thơ tôi viết như một nhắc nhở, một trách hờn:
Tôi ngồi trong tối, ban công Hòe Nhai, tung tăng hồn vườn hoa Hàng Đậu, trò truyện với anh bạn Tượng, một tay cầm súng trường, một tay trái lựu đạn mở kíp, dáng tạc thân lao về phía quân thù. “ Chào anh Vệ Quốc Đoàn”. “ Chào cụ”. “Đã bảo đừng xưng hô với tôi như thế. Anh là đồng chí của cha tôi”. “ Tôi là bạn của cha cụ, nhưng tôi đã sang thế giới khác lúc đôi mươi, và sẽ mãi mãi hai mươi, cụ đã từng là con cháu tôi, rồi là đồng chí của tôi, rồi là anh tôi, rồi là cha tôi và bây giờ cụ đã là ông tôi. Theo lẽ luân hồi, xưng hô vậy không phạm vào giới luật”. “ Nhưng các anh là những người bất tử”. “ Không, chúng tôi đã chết và chúng tôi hằng mong được luân hồi trở lại làm người, chúng tôi không muốn bất tử, bất tử tức là chết mãi mãi”. “ Nhưng chúng tôi muốn tôn vinh, muốn tri ân”. “Đó là việc của người sống, người chết rồi đâu biết gì là vinh, đâu biết gì là ân, người chết chỉ khao khát được sống lại làm người, và dù chưa được luân hồi thành người, người chết cũng chỉ cầu mong những luận hồi con cháu không phải cầm súng, không phải ôm bom lao vào bất tử mà không được làm người”. Giọng Anh Vệ Quốc Đoàn bỗng nhiên gay gắt, nóng giận vốn xưa nay chưa thế. Tôi hiểu là mình chẳng nên tranh cãi gì thêm. Anh Vệ Quốc Đoàn hơi nguôi mắt lửa nhìn tôi đượm cảm tình, nhưng miệng anh vẫn ào ra lời thơ tôi viết như một nhắc nhở, một trách hờn:
Xin người sống nhớ cho
Chết là điều duy nhất tiếc
Đừng để chúng tôi tiếc mình chết phí
Máu nhuộm cờ phải mãi thiêng liêng
Tôi
ngồi thừ lúc lâu trên ban công. Vào phòng. Muốn đánh thức vợ dậy. Hình
như đã xuất hiện bất đồng quan điểm gì đó giữa người sống và người chết.
Và tôi muốn trao đổi những bất đồng ấy với vợ. Nhưng nhìn vợ ngủ ngon
quá, đẹp quá, đành thôi. Tôi lén nhẹ nằm xuống, choàng mềm bàn tay lên
vai vợ và cố ru vỗ giấc ngủ mình, nhưng không thể, trong tâm tưởng tôi
vẫn tròn vành rõ chữ tiếng đọc thơ của đồng chí Tượng uyềnh oàng dưới
vườn đêm:
… Em bước ra từ tranh tố nữ Làng Hồ
Tôi hân hoan đón kỳ ngộ bây giờ
Nhật Nguyệt yêu mưa phùn gió bấc
Áo tình một chiếc phong phanh
Trao nhau tấm chân thành
Nụ hôn người Hà Nội
Nụ hôn tự biết thăng hoa…
Nắng
mới lên non mỏng như thế chỉ cần đụng tay vào là tan ra ánh sáng, ông
bạn xe ôm đã gọi chờ. Chúng tôi phi thằng về Sấu Giá. Chính xác là làng
Sấu Giá, trước thuộc tỉnh Hà Đông, bây giờ đã thuộc về Hà Nội. Đấy là
quê mẹ tôi, cũng là nơi tôi sinh ra và khôn lớn tuổi thơ. Làng quê tôi
là làng nghề nuôi tằm dệt cửi. Khắp làng rộn ràng một thanh âm cung bực
đều đều của nhịp dệt, thoi đưa trong êm ả thanh bình như câu lục buông
nâng câu bát chuốt của thi ca quê mùa. Trong không gian yên lành ấy, cổ
tích nở như tằm ăn dâu các mẹ các chị kể cho nhau nghe ngày nối qua đêm
cổ tích vẫn đầy như giếng nước, ao làng. Nhưng tiếc thay, gió chiến
tranh đã thổi qua làng tôi và cuốn đi tất cả. Sấu Giá đã thành làng
kháng chiến, trai làng ra trận, làng bỏ trồng dâu nuôi tằm, khung cửi
gác lên nóc bếp, ông già, bà cả, gái xuân đổ cả ra đồng trồng lúa trồng
ngô, trước là ăn buộc bụng, sau là chi viện lương thực cho chiến trường.
Rồi chiến thắng. Rồi hòa bình. Rồi sống. Chỉ vài chục năm chiến tranh
mà người Sấu Giá đã như quên hẳn nghề trồng dâu nuôi tằm canh cửi. Tơ
lụa của Sấu Giá quê tôi lặng lẽ bước vào cổ tích…
Tôi đi ngẩn ngơ theo những nhánh đường làng đã bê tông hóa, nhá bát úp đôi bên đường, không thấy mái gianh chỉ toàn mầu ngói đỏ, tường vôi vàng thổ mầu quê. Rừng dừa Sấu Giá gần như đã chặt hết để san sát thêm nhà, để nhô cao vài đôi ba nhà tầng cửa son ô kính. Tôi đã không tìm thấy gì của Sấu Giá thời tôi. Sấu Giá bây giờ đã là một Sấu Giá khác, của thời khác. Lòng tôi lóe lên ngọn lửa tiếc, nhưng bị thổi tắt ngay, bởi những câu chào ríu rít của đám trẻ lên ba, lên năm, như tuổi tôi thời ấy, Chúng cháu chào ông, chào ông, chào ông…Tôi bồng tuổi thơ tôi lên tay và theo đoàn cháu con rồng rắn vào nhà Bà ngoại, bây giờ đã thành nhà thờ tổ của họ tộc tôi.
Thực lòng trong lúc tâm trạng ngổn ngang âm dương hư không thế này, tôi chỉ muốn thắp nén nhang trên bàn thờ như một phép tắc lễ nghi, chứ thực không dám mời gia tiên từ cõi Phúc hiện về. Nhưng ba nén nhang tôi cắm xuống, vừa nhòa khói, đã thấy hiện lên những bóng hình ruột thịt tôi, hầu như không gương mặt nào hiện rõ, chỉ ảo mờ mỏng mảnh như khói thơm. Tôi cố tìm hình bóng Bà tôi, chỉ thấy Bà bỏm bẻm nhai trầu cười, nhưng gương cười ấy cũng mơ hồ lắm, tôi tìm hình bóng Mẹ, không thấy, lại hiện ra hình bóng Dì tôi, rõ hơn Bà tôi, đôi môi mấp máy, định nói gì đó nhưng không bật được ra thanh, thế rồi Dì òa khóc, tôi lặng người muốn được khóc với Dì, nhưng cố cắn môi nuốt khóc. Chợt tôi thấy làn khói Âm nhân rẽ mở một con đường, và Mẹ tôi chầm chậm bước vào trên vai nặng một gánh hoa. Mẹ đặt gánh hoa trước bàn thờ Tổ, Mẹ cẩn thận lấy từ rổ hoa một chục Huệ Âm cắm vào chiếc lọ sành trên bàn thờ, Mẹ cúi đầu chắp tay ba lạy. Rồi Mẹ ngẩng đầu, chỉ thoáng nhìn tôi, tôi đang chờ nghe lời Mẹ nói, nhưng Mẹ chẳng nói gi, Mẹ xốc gánh hoa lên vai và bước đi rất nhanh. Tôi quýnh quáng thả hồn đuổi theo thất thanh gọi Mẹ. Mẹ vẫn đi nhanh, không ngoái lại, tôi chỉ nghe trong gió thoang thoang tiếng Mẹ, câu được câu mất. “ Thời của Mẹ xong rồi, con còn nghĩ nhớ về Mẹ như thế là đủ. Thời của con cũng sắp xong rồi. Còn việc gì chưa làm xong thì cố mà làm cho xong. Đừng bỏ dở, sau này hối hận chẳng ích gì. Thời của các con con cũng đã nửa đời người. Chúng phải tự cố lên thôi. Thời của các cháu con cũng đã bắt đầu rồi đấy. Mẹ không thể làm thay thời con. Con cũng không thể làm thay thời con cháu con. Thời nào có cổ tích của thời ấy. Thôi, đừng đi theo Mẹ nữa. Công việc bán hoa trên trời của mẹ không dễ dàng, sung sướng gì đâu, nhưng đó là hạnh phúc của Mẹ, Mẹ không muốn lụy tình riêng mà bỏ buổi chợ sáng nay…” Mẹ tôi đã thăng rất nhanh, hồn tôi cố đuổi theo cũng chỉ thấy bóng Mẹ đã hòa vào mây trắng, nơi Mẹ bảo là chợ, mẹ nhận lãnh công việc bán hoa nắng, hoa mưa.
Tôi bừng tỉnh, và tỉnh hẳn, khi ôm trong lòng một đứa cháu gái luôn xoắn xuýt gọi ông, mà tôi chưa kịp biết là con của người cháu họ nào của tôi. Tôi bồng cháu lên tay, ngồi giữa con cháu chặt một nhà, tôi cười ướt mắt khi nghe cháu lên ba kể cổ tích cháu lên ba cháu đi mẫu giáo/ cô thương cháu vì cháu không khóc nhè, rồi cổ tích thả diều của đứa cháu lên tám, rồi cổ tích của người cháu đang là thầy giáo làng, đến cổ tích của cô cháu gái sắp lấy chồng, hầu như không có cổ tích nào giống cổ tích thời tôi…Cảm ơn Mẹ, dù đã về trời, Mẹ vẫn hiện linh về dậy con thấu hiểu ba chữ Thời Cổ Tích, con xin vâng theo và chép lại lời Mẹ dậy để con cháu của con suy ngẫm lời Bà. Tôi trôi bồng bềnh với những suy tưởng ấy cùng anh bạn xe ôm xuôi vào Kinh Thành Cổ Tích.
Tôi đi ngẩn ngơ theo những nhánh đường làng đã bê tông hóa, nhá bát úp đôi bên đường, không thấy mái gianh chỉ toàn mầu ngói đỏ, tường vôi vàng thổ mầu quê. Rừng dừa Sấu Giá gần như đã chặt hết để san sát thêm nhà, để nhô cao vài đôi ba nhà tầng cửa son ô kính. Tôi đã không tìm thấy gì của Sấu Giá thời tôi. Sấu Giá bây giờ đã là một Sấu Giá khác, của thời khác. Lòng tôi lóe lên ngọn lửa tiếc, nhưng bị thổi tắt ngay, bởi những câu chào ríu rít của đám trẻ lên ba, lên năm, như tuổi tôi thời ấy, Chúng cháu chào ông, chào ông, chào ông…Tôi bồng tuổi thơ tôi lên tay và theo đoàn cháu con rồng rắn vào nhà Bà ngoại, bây giờ đã thành nhà thờ tổ của họ tộc tôi.
Thực lòng trong lúc tâm trạng ngổn ngang âm dương hư không thế này, tôi chỉ muốn thắp nén nhang trên bàn thờ như một phép tắc lễ nghi, chứ thực không dám mời gia tiên từ cõi Phúc hiện về. Nhưng ba nén nhang tôi cắm xuống, vừa nhòa khói, đã thấy hiện lên những bóng hình ruột thịt tôi, hầu như không gương mặt nào hiện rõ, chỉ ảo mờ mỏng mảnh như khói thơm. Tôi cố tìm hình bóng Bà tôi, chỉ thấy Bà bỏm bẻm nhai trầu cười, nhưng gương cười ấy cũng mơ hồ lắm, tôi tìm hình bóng Mẹ, không thấy, lại hiện ra hình bóng Dì tôi, rõ hơn Bà tôi, đôi môi mấp máy, định nói gì đó nhưng không bật được ra thanh, thế rồi Dì òa khóc, tôi lặng người muốn được khóc với Dì, nhưng cố cắn môi nuốt khóc. Chợt tôi thấy làn khói Âm nhân rẽ mở một con đường, và Mẹ tôi chầm chậm bước vào trên vai nặng một gánh hoa. Mẹ đặt gánh hoa trước bàn thờ Tổ, Mẹ cẩn thận lấy từ rổ hoa một chục Huệ Âm cắm vào chiếc lọ sành trên bàn thờ, Mẹ cúi đầu chắp tay ba lạy. Rồi Mẹ ngẩng đầu, chỉ thoáng nhìn tôi, tôi đang chờ nghe lời Mẹ nói, nhưng Mẹ chẳng nói gi, Mẹ xốc gánh hoa lên vai và bước đi rất nhanh. Tôi quýnh quáng thả hồn đuổi theo thất thanh gọi Mẹ. Mẹ vẫn đi nhanh, không ngoái lại, tôi chỉ nghe trong gió thoang thoang tiếng Mẹ, câu được câu mất. “ Thời của Mẹ xong rồi, con còn nghĩ nhớ về Mẹ như thế là đủ. Thời của con cũng sắp xong rồi. Còn việc gì chưa làm xong thì cố mà làm cho xong. Đừng bỏ dở, sau này hối hận chẳng ích gì. Thời của các con con cũng đã nửa đời người. Chúng phải tự cố lên thôi. Thời của các cháu con cũng đã bắt đầu rồi đấy. Mẹ không thể làm thay thời con. Con cũng không thể làm thay thời con cháu con. Thời nào có cổ tích của thời ấy. Thôi, đừng đi theo Mẹ nữa. Công việc bán hoa trên trời của mẹ không dễ dàng, sung sướng gì đâu, nhưng đó là hạnh phúc của Mẹ, Mẹ không muốn lụy tình riêng mà bỏ buổi chợ sáng nay…” Mẹ tôi đã thăng rất nhanh, hồn tôi cố đuổi theo cũng chỉ thấy bóng Mẹ đã hòa vào mây trắng, nơi Mẹ bảo là chợ, mẹ nhận lãnh công việc bán hoa nắng, hoa mưa.
Tôi bừng tỉnh, và tỉnh hẳn, khi ôm trong lòng một đứa cháu gái luôn xoắn xuýt gọi ông, mà tôi chưa kịp biết là con của người cháu họ nào của tôi. Tôi bồng cháu lên tay, ngồi giữa con cháu chặt một nhà, tôi cười ướt mắt khi nghe cháu lên ba kể cổ tích cháu lên ba cháu đi mẫu giáo/ cô thương cháu vì cháu không khóc nhè, rồi cổ tích thả diều của đứa cháu lên tám, rồi cổ tích của người cháu đang là thầy giáo làng, đến cổ tích của cô cháu gái sắp lấy chồng, hầu như không có cổ tích nào giống cổ tích thời tôi…Cảm ơn Mẹ, dù đã về trời, Mẹ vẫn hiện linh về dậy con thấu hiểu ba chữ Thời Cổ Tích, con xin vâng theo và chép lại lời Mẹ dậy để con cháu của con suy ngẫm lời Bà. Tôi trôi bồng bềnh với những suy tưởng ấy cùng anh bạn xe ôm xuôi vào Kinh Thành Cổ Tích.
3. Đi Tìm Những Người Chép Cổ Tích, Thời Tôi…
Khu
vực bài viết này là thời tôi, cụ thể là thời của cá nhân tôi, người gần
như cả đời chỉ hì hụi chép những câu chuyện cổ tích của thời mình. Mục
đích? Không biết. Chỉ biết phận số mình là vậy, phải vậy, thì cố sức mà
vui cho trọn, cho hết, chẳng dám sân si phàn nàn gì.
Nói phận số e là tiêu cực, nhưng thực là vậy, càn khôn đã giao cho thân bằng quyến thuộc tôi cầm lệnh bài giữ buộc đời tôi trong yêu thích ấy, và dù nhiều lần tôi thức ngộ, thèm cái thích khác, muốn thoát ra cũng không thể. Dần dà tự nguyện chấp nhận, mà thăng hoa vòng trói buộc thành niềm nguyện thích cả đời. Nay nhắc về cổ tích thời tôi, việc đầu tiên là tôi đi tìm những căn nguyên người đưa tôi vào phần số ấy.
Nói phận số e là tiêu cực, nhưng thực là vậy, càn khôn đã giao cho thân bằng quyến thuộc tôi cầm lệnh bài giữ buộc đời tôi trong yêu thích ấy, và dù nhiều lần tôi thức ngộ, thèm cái thích khác, muốn thoát ra cũng không thể. Dần dà tự nguyện chấp nhận, mà thăng hoa vòng trói buộc thành niềm nguyện thích cả đời. Nay nhắc về cổ tích thời tôi, việc đầu tiên là tôi đi tìm những căn nguyên người đưa tôi vào phần số ấy.
@
Ký ức thời ấu nhi, học trường làng Thanh Nhàn. Cô giáo đầu đời xinh đẹp như tiên nga, nhưng dữ như gà ấp. Bàn tay non măng của tôi hôm nào cũng xưng vù thước kẻ cô phạt tội ngơ ngơ, lúc nào trí tưởng cũng nhìn thấy dòng sông con đò, thấy hoa thấy bướm. Kẻ thước vào tay mãi, chắc cô cũng nản, cô thay hình thức phạt bắt úp mặt vào vách đất trường quê để tôi không thể mơ thấy cào cào châu chấu. Phạt úp mặt vào tường mãi chắc cô cũng chán, cô thay hình thức phạt, sáng nào cô cũng bắt tôi tới sân trường quét lá. Về tích ấy, tôi đã có thơ: “/ Đêm ngủ gối đầu chữ nghĩa/ Mớ mình thành một xướng ca/ Cô giáo phạt tôi ngơ ngơ/ Sáng sáng tới sân trường quét lá/ Cô ơi tôi mẹ em quá/ Giọt khóc lau khô còn ngấn lệ buồn…/”
Như đã nói, cô dữ như gà ấp. Cô là người đầu đời phát hiện tôi mắc chứng ngơ ngơ, mà sau này cô định ngữ được đó là bệnh hão huyền, bệnh của kẻ xướng ca, mà cô thực không muốn những học trò của mình lớn lên thành một thứ vô loài theo định kiến thời ấy.
Tôi đi tìm cô vong veo vòng vèo mãi mới gặp được di ảnh cô ngồi trên bàn thờ nhà người con trai trường cũng tầm tuổi tôi. Dù cố mấy, tôi với cô cũng không thể trò truyện được với nhau. Tôi đành kể những dòng viết trên cho con trai cô nghe. Con trai cô bảo: “Có nghĩa là anh không sân hận mẹ tôi?”. Tôi cười đáp: “ Cô đã ấp ra tôi làm sao tôi có thể sân hận mẹ mình? Tuy cô chỉ dậy tôi đôi ba năm ấu nhi thời đó, nhưng cô là người Mẹ thứ hai của tôi, bởi cô là người phát hiện ra tôi là kẻ xướng ca sớm nhất, và bằng những hình phạt đầu đời cô đã dạy tôi tu thân sửa mình để không là kẻ xướng ca vô tích sự, mà thành người xướng ca tử tế”. Tôi cho rằng anh con trai của cô chưa hẳn tin điều đó. Không quan trọng. Quan trọng là từ đáy lòng tôi tuôn chảy nguồn ân.
Ký ức thời ấu nhi, học trường làng Thanh Nhàn. Cô giáo đầu đời xinh đẹp như tiên nga, nhưng dữ như gà ấp. Bàn tay non măng của tôi hôm nào cũng xưng vù thước kẻ cô phạt tội ngơ ngơ, lúc nào trí tưởng cũng nhìn thấy dòng sông con đò, thấy hoa thấy bướm. Kẻ thước vào tay mãi, chắc cô cũng nản, cô thay hình thức phạt bắt úp mặt vào vách đất trường quê để tôi không thể mơ thấy cào cào châu chấu. Phạt úp mặt vào tường mãi chắc cô cũng chán, cô thay hình thức phạt, sáng nào cô cũng bắt tôi tới sân trường quét lá. Về tích ấy, tôi đã có thơ: “/ Đêm ngủ gối đầu chữ nghĩa/ Mớ mình thành một xướng ca/ Cô giáo phạt tôi ngơ ngơ/ Sáng sáng tới sân trường quét lá/ Cô ơi tôi mẹ em quá/ Giọt khóc lau khô còn ngấn lệ buồn…/”
Như đã nói, cô dữ như gà ấp. Cô là người đầu đời phát hiện tôi mắc chứng ngơ ngơ, mà sau này cô định ngữ được đó là bệnh hão huyền, bệnh của kẻ xướng ca, mà cô thực không muốn những học trò của mình lớn lên thành một thứ vô loài theo định kiến thời ấy.
Tôi đi tìm cô vong veo vòng vèo mãi mới gặp được di ảnh cô ngồi trên bàn thờ nhà người con trai trường cũng tầm tuổi tôi. Dù cố mấy, tôi với cô cũng không thể trò truyện được với nhau. Tôi đành kể những dòng viết trên cho con trai cô nghe. Con trai cô bảo: “Có nghĩa là anh không sân hận mẹ tôi?”. Tôi cười đáp: “ Cô đã ấp ra tôi làm sao tôi có thể sân hận mẹ mình? Tuy cô chỉ dậy tôi đôi ba năm ấu nhi thời đó, nhưng cô là người Mẹ thứ hai của tôi, bởi cô là người phát hiện ra tôi là kẻ xướng ca sớm nhất, và bằng những hình phạt đầu đời cô đã dạy tôi tu thân sửa mình để không là kẻ xướng ca vô tích sự, mà thành người xướng ca tử tế”. Tôi cho rằng anh con trai của cô chưa hẳn tin điều đó. Không quan trọng. Quan trọng là từ đáy lòng tôi tuôn chảy nguồn ân.
@
Người thứ hai tôi nhắc lại trong bài viết này là mẹ tôi. Mẹ sinh con đó là ân huệ vĩ đại nhất. Mẹ tôi, ngoài ân công ấy, đã ban tặng cho tôi ba huệ ước làm người và tôi thề sống thủy chung với ba huệ ước ấy.
Tôi được sinh ra với phận số khác thường: “Tôi là đứa trẻ đẻ rơi/ Mẹ trảy hội trên cầu giải yếm…/ “. Cũng vì cái sự chào đời cắc cớ ấy, nên việc tôi ngơ ngơ mẹ tôi cho là cách thần linh trừng phạt mẹ tội ham vui mà đẻ rơi con. Nhưng khi được cô giáo “mách” về căn bệnh “trọng” của tôi, mẹ hốt hoảng lo buồn, bàn với cha bán khoán tôi cho đền miếu. Tôi đã khóc van lạy mẹ, mẹ bảo, nếu không muốn bị bán khoán thì phải dứt chứng ngơ ngơ. Tôi vì quá sợ hãi, nên mỗi khi mắt mơ hồ nhìn thấy sông, thấy biển, thấy hoa, thấy trăng, tôi lập tức đè những hình bóng ấy vào chữ nghĩa cho đến khi ngơ ngơ tự hết. Mỗi lần vậy mẹ đều bắt tôi nộp cho mẹ những tờ giấy viết nhi nhăng, mẹ đốt đi hay cất ở đâu tôi không biết, chỉ biết sau đó cha mẹ tôi thương tôi một cách đặc biệt, khác hẳn các anh em tôi. Và mẹ đã quyết định không bán khoán tôi cho đền miếu nữa. Tôi được biết điều này khi đứng nấp sau lưng nghe trộm những lời khấn cầu của mẹ trước thần linh. “/ Mẹ ơi lạy mẹ đừng khóc/ Đừng bán khoán con cho đền miếu làm gì/ Con chỉ là con của mẹ/ Mẹ nhắm mắt mở môi khe khẽ / Khấn âm âm lời Chinh Phụ lời Kiều…/ “. Nghĩa là mẹ chấp nhận chứng tật ngơ ngơ của tôi như một phận số cam chịu, chỉ cầu các bậc “ngơ ngơ” tiền bối độ trì cho con mình. Đó là huệ ước đức tin mẹ ban cho tôi. Tôi sẽ là người con thế nào khi phụ bạc đức tin của mẹ?
Huệ ước hai mẹ ban cho tôi, ấy là khi tôi báo tin cho mẹ đã gặp nửa của mình và xin mẹ cho chúng tôi được thành chồng vợ. Mẹ đã lặng người khi nghe tôi kể về người bạn đời tương lai, mẹ đã nắm chặt tay tôi và nói trong nước mắt: “ /Tội nghiệp đứa con oan nghiệt, cớ chi con lại chọn yêu một cuộc tình kiếp nạn”/. Chọn yêu cuộc tình kiếp nạn, sáu chữ ấy là của mẹ tôi, sau này tôi mượn vay của mẹ viết vào thơ. Sau buổi trò truyện mẹ con ấy, mẹ giận tôi suốt tuần không nói một câu. Và trong những ngày giận đó, chiều nào mẹ cũng đi từ chạng vạng tối tới khuya mới về, lúc đầu tôi nghĩ mẹ đi chùa cầu xin hóa giải nạn ách cho tôi, nhưng sau này tôi mới biết, mẹ lặn lội đi “ sưu tra” nửa của tôi theo cách riêng của mẹ. “/ Công sinh thành con chưa báo đáp/ Cớ chi để mẹ lo buồn/”. Khuya về mẹ lại tựa vai cha bàn chuyện của tôi, mẹ khóc đến cạn nước mắt. Tôi lạy quì trước cha mẹ van cầu. Cha mẹ đã thẩm vấn tôi những câu hỏi đan xen nhau: “ / Con có chắc là mình tự nguyện yêu người ta và chung thủy với nhau suốt đời?”. “ Con có biết tính vợ chồng là lý tưởng, là lẽ sống làm người?”. “ Liệu sau này đói rét, cơ hàn có thay lòng đổi dạ?”. “ Mẹ con cũng đã từng bị ông bà ngoại con giận dữ trước cuộc hôn nhân của một lực điền nghèo xác với cô gái xinh đẹp giỏi dang. Nhưng rồi mọi giận dữ của ông bà cũng qua đi trước hạnh phúc mẹ cha xây đắp”. “ Vợ chồng là duyên số, trời đã định vậy, cha mẹ bằng lòng”. Về tích này, tôi có chép lại thành văn vần, mời đọc một đoạn:”/ Mã quẻ chinh thần thánh không lời/ Linh cảm bể yêu sóng lớn/ Muốn thuyền tình không đắm/ Thuyền tình phải khẳm yêu/ Mẹ lội qua sông/ Mẹ ra tận biển/ Mẹ bóc yếm đào/ Mẹ nhào sữa kiệt / Chét khe ván mỏng thuyền yêu/ Mẹ đan tay đôi lứa vào nhau/ Lời ngàn cân cầu nguyện/ Thuyền yêu qua bom đạn/ Thuyền yêu qua gió giông/ Thuyền yêu qua trăng hoa/ Ván sữa chung tình/ Thuyển khẳm/ Khẳm một thuyền tình…/”
Và thế, mẹ đã ban cho tôi huệ ước thứ hai, được lấy người mình yêu, tức là mẹ bằng lòng, mẹ chấp nhận lẽ sống (lý tưởng) mà tôi tình nguyện lựa chọn, đón nhận. Cô gái mà mẹ lặn lội “sưu tra” ấy, sau này thành vợ tôi, âm dương cân bằng, nếp tẻ con đủ cả, đích tôn đích tép đủ cả, vui buồn sướng khổ đủ cả, và thùy chung vẫn đũa một đôi…
Trong quá trình gây dựng lẽ sống lý tưởng ấy, tôi đã hơn một lần bị đói rét, cơ hàn, ganh ghét, tỵ hiềm, oán ân quật ngã. Trước mỗi quật ngã ấy, mẹ gánh hết cho tôi trong nước mắt khóc thầm, nhưng tôi đã nhận biết và thật nhanh uống hết nước mắt mẹ vào lòng. Và điều kỳ diệu đã xẩy ra, nước mắt mẹ hiển linh trong xác hồn tôi như cam lồ sữa, giúp tôi phục hồi sinh lực, đứng dạy, tự tin, hiên ngang sống làm người tử tế. Vì vậy, khi “ Mẹ trắng vào mây, Mẹ thăng vào gió”, tôi cảm như mình lại trở về bé dại, khát thèm được uống tiếng khóc của mẹ, nhưng khát thèm ấy của tôi chỉ mãi mãi là thèm khát.
Con biết ở cõi trời
Mẹ muốn khóc cũng không thể khóc
Vì thế ở cõi người
Ngày ngày con đem tiếng khóc mẹ ra phơi
Lạy trời đừng phạt mẹ tôi
Tội đón nước mắt con bay ngược về mắt mẹ
Để mẹ lại được khóc
Âm dương cũng đạo làm người
Người thứ hai tôi nhắc lại trong bài viết này là mẹ tôi. Mẹ sinh con đó là ân huệ vĩ đại nhất. Mẹ tôi, ngoài ân công ấy, đã ban tặng cho tôi ba huệ ước làm người và tôi thề sống thủy chung với ba huệ ước ấy.
Tôi được sinh ra với phận số khác thường: “Tôi là đứa trẻ đẻ rơi/ Mẹ trảy hội trên cầu giải yếm…/ “. Cũng vì cái sự chào đời cắc cớ ấy, nên việc tôi ngơ ngơ mẹ tôi cho là cách thần linh trừng phạt mẹ tội ham vui mà đẻ rơi con. Nhưng khi được cô giáo “mách” về căn bệnh “trọng” của tôi, mẹ hốt hoảng lo buồn, bàn với cha bán khoán tôi cho đền miếu. Tôi đã khóc van lạy mẹ, mẹ bảo, nếu không muốn bị bán khoán thì phải dứt chứng ngơ ngơ. Tôi vì quá sợ hãi, nên mỗi khi mắt mơ hồ nhìn thấy sông, thấy biển, thấy hoa, thấy trăng, tôi lập tức đè những hình bóng ấy vào chữ nghĩa cho đến khi ngơ ngơ tự hết. Mỗi lần vậy mẹ đều bắt tôi nộp cho mẹ những tờ giấy viết nhi nhăng, mẹ đốt đi hay cất ở đâu tôi không biết, chỉ biết sau đó cha mẹ tôi thương tôi một cách đặc biệt, khác hẳn các anh em tôi. Và mẹ đã quyết định không bán khoán tôi cho đền miếu nữa. Tôi được biết điều này khi đứng nấp sau lưng nghe trộm những lời khấn cầu của mẹ trước thần linh. “/ Mẹ ơi lạy mẹ đừng khóc/ Đừng bán khoán con cho đền miếu làm gì/ Con chỉ là con của mẹ/ Mẹ nhắm mắt mở môi khe khẽ / Khấn âm âm lời Chinh Phụ lời Kiều…/ “. Nghĩa là mẹ chấp nhận chứng tật ngơ ngơ của tôi như một phận số cam chịu, chỉ cầu các bậc “ngơ ngơ” tiền bối độ trì cho con mình. Đó là huệ ước đức tin mẹ ban cho tôi. Tôi sẽ là người con thế nào khi phụ bạc đức tin của mẹ?
Huệ ước hai mẹ ban cho tôi, ấy là khi tôi báo tin cho mẹ đã gặp nửa của mình và xin mẹ cho chúng tôi được thành chồng vợ. Mẹ đã lặng người khi nghe tôi kể về người bạn đời tương lai, mẹ đã nắm chặt tay tôi và nói trong nước mắt: “ /Tội nghiệp đứa con oan nghiệt, cớ chi con lại chọn yêu một cuộc tình kiếp nạn”/. Chọn yêu cuộc tình kiếp nạn, sáu chữ ấy là của mẹ tôi, sau này tôi mượn vay của mẹ viết vào thơ. Sau buổi trò truyện mẹ con ấy, mẹ giận tôi suốt tuần không nói một câu. Và trong những ngày giận đó, chiều nào mẹ cũng đi từ chạng vạng tối tới khuya mới về, lúc đầu tôi nghĩ mẹ đi chùa cầu xin hóa giải nạn ách cho tôi, nhưng sau này tôi mới biết, mẹ lặn lội đi “ sưu tra” nửa của tôi theo cách riêng của mẹ. “/ Công sinh thành con chưa báo đáp/ Cớ chi để mẹ lo buồn/”. Khuya về mẹ lại tựa vai cha bàn chuyện của tôi, mẹ khóc đến cạn nước mắt. Tôi lạy quì trước cha mẹ van cầu. Cha mẹ đã thẩm vấn tôi những câu hỏi đan xen nhau: “ / Con có chắc là mình tự nguyện yêu người ta và chung thủy với nhau suốt đời?”. “ Con có biết tính vợ chồng là lý tưởng, là lẽ sống làm người?”. “ Liệu sau này đói rét, cơ hàn có thay lòng đổi dạ?”. “ Mẹ con cũng đã từng bị ông bà ngoại con giận dữ trước cuộc hôn nhân của một lực điền nghèo xác với cô gái xinh đẹp giỏi dang. Nhưng rồi mọi giận dữ của ông bà cũng qua đi trước hạnh phúc mẹ cha xây đắp”. “ Vợ chồng là duyên số, trời đã định vậy, cha mẹ bằng lòng”. Về tích này, tôi có chép lại thành văn vần, mời đọc một đoạn:”/ Mã quẻ chinh thần thánh không lời/ Linh cảm bể yêu sóng lớn/ Muốn thuyền tình không đắm/ Thuyền tình phải khẳm yêu/ Mẹ lội qua sông/ Mẹ ra tận biển/ Mẹ bóc yếm đào/ Mẹ nhào sữa kiệt / Chét khe ván mỏng thuyền yêu/ Mẹ đan tay đôi lứa vào nhau/ Lời ngàn cân cầu nguyện/ Thuyền yêu qua bom đạn/ Thuyền yêu qua gió giông/ Thuyền yêu qua trăng hoa/ Ván sữa chung tình/ Thuyển khẳm/ Khẳm một thuyền tình…/”
Và thế, mẹ đã ban cho tôi huệ ước thứ hai, được lấy người mình yêu, tức là mẹ bằng lòng, mẹ chấp nhận lẽ sống (lý tưởng) mà tôi tình nguyện lựa chọn, đón nhận. Cô gái mà mẹ lặn lội “sưu tra” ấy, sau này thành vợ tôi, âm dương cân bằng, nếp tẻ con đủ cả, đích tôn đích tép đủ cả, vui buồn sướng khổ đủ cả, và thùy chung vẫn đũa một đôi…
Trong quá trình gây dựng lẽ sống lý tưởng ấy, tôi đã hơn một lần bị đói rét, cơ hàn, ganh ghét, tỵ hiềm, oán ân quật ngã. Trước mỗi quật ngã ấy, mẹ gánh hết cho tôi trong nước mắt khóc thầm, nhưng tôi đã nhận biết và thật nhanh uống hết nước mắt mẹ vào lòng. Và điều kỳ diệu đã xẩy ra, nước mắt mẹ hiển linh trong xác hồn tôi như cam lồ sữa, giúp tôi phục hồi sinh lực, đứng dạy, tự tin, hiên ngang sống làm người tử tế. Vì vậy, khi “ Mẹ trắng vào mây, Mẹ thăng vào gió”, tôi cảm như mình lại trở về bé dại, khát thèm được uống tiếng khóc của mẹ, nhưng khát thèm ấy của tôi chỉ mãi mãi là thèm khát.
Con biết ở cõi trời
Mẹ muốn khóc cũng không thể khóc
Vì thế ở cõi người
Ngày ngày con đem tiếng khóc mẹ ra phơi
Lạy trời đừng phạt mẹ tôi
Tội đón nước mắt con bay ngược về mắt mẹ
Để mẹ lại được khóc
Âm dương cũng đạo làm người
Cổ
tích của thời mẹ tôi đã là thế, không thể khác và càng không thể chữa
chỉnh lại theo cái lẽ của thời mình, nên tôi luôn mở lòng đón cổ tích
thời mẹ về, để yêu, để nhớ, để ngẫm nghĩ mà chép viết cổ tích của thời
tôi. Đó chính là huệ thứ ba, huệ ân, mẹ ban cho tôi.
@
Và bây giờ là bầy đàn thời tôi. Xin bắt đầu từ cô bạn gái đã khước từ tình tôi, và khước từ ấy như giọt nước tràn ly, dịch biến cuộc đời ngơ ngơ mơ hồ tôi thành “con thuyền Trương Chi”. Kể tử ngày tôi rời trường trung học cho tới hôm nay gặp lại, chớp mắt đã ngoài 50 năm. Gặp nhau. Cuộc trò truyện của hai mái đầu bạc là cuộc gặp của nói và nhớ lại. Nói thật ít mà nhớ lại thật nhiều. Nhưng nhớ ở trong lòng khó viết thành văn. Nói thì chép được. Ngắt quãng, ngập ngừng, vu vơ. “Đằng ấy vẫn là Trương Chi?”. “ Chung thủy mà”. “ Hát được nhiều không”. “ Nhiều. Còn đằng ấy?”. “ Cô lái đò”. “ Chở được nhiều khách?”. “ Nhiều”. “ Bây giờ nghỉ chưa?”. “ Rồi, nhưng vẫn thỉnh giảng”. “ Phu quân?”. “ Một người lính”. “ Hậu duệ?”. “Đã lên chức bà. Tốt đẹp cả”. “ Cuộc đời chỉ mong được thế”. “ Mừng là Trương Chi cũng vậy”. Hai mái đầu bạc hỏi han nhau tức cười, rồi nắm tay nhau (sao hồi ấy không cho nắm tay?) chạy ào vào Lớp Chúng Mình, cả hai cùng mặt đỏ tía tai, trước lũ bạn“ nhất quỷ nhì ma” đang reo hò Trương Chi, Mỵ Nương.“Lớp Chúng Minh” đó là Hội bạn học cùng lớp cùng trường thời cắp sách,cách nay đã ngoài 55 năm, cái thời xanh đỏ tím vàng mày tao chí tớ. “Trương Chi đâu rồi, nhìn tận mặt cái coi!”. Câu nói của ai đó, nửa Nam nửa Bắc, đế rộ theo nhiều tràng cười. Tôi bị vỗ vai, béo tai, nhí mũi, hệt như thời ấu nhi. Tôi chào cười các bạn phô hết răng hô. Răng đây rồi. Vì bộ hô này mà “chết” danh Trương Chi xấu đau xấu đớn. Chàng “lớp trưởng trọn đời” nạt một câu gì to lắm, chỉ nghe thấy phần đuôi: “Không đùa nó nữa, lại Trương Chi bây giờ, mất vui”. Tôi nhăn nhở: “Trương Chi bây giờ bảnh rồi!”. Tất cả cùng cười, lớp trưởng mớ nhạc Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đàng…Chúng tôi cùng hát theo bài ca Lên Đàng quen thuộc năm xưa và lục tục ngồi xuống ghế. Các bạn nhường tôi ghế danh dự, đầu dãy bàn dài, tầng một Nhà hàng bánh tôm, trước mặt là hồ Tây, sau lưng là hồ Trúc Bạch, qua ô cửa kính thấy mặt hồ đang run rẩy lạnh, vỗ sóng xuýt xoa.
@
Và bây giờ là bầy đàn thời tôi. Xin bắt đầu từ cô bạn gái đã khước từ tình tôi, và khước từ ấy như giọt nước tràn ly, dịch biến cuộc đời ngơ ngơ mơ hồ tôi thành “con thuyền Trương Chi”. Kể tử ngày tôi rời trường trung học cho tới hôm nay gặp lại, chớp mắt đã ngoài 50 năm. Gặp nhau. Cuộc trò truyện của hai mái đầu bạc là cuộc gặp của nói và nhớ lại. Nói thật ít mà nhớ lại thật nhiều. Nhưng nhớ ở trong lòng khó viết thành văn. Nói thì chép được. Ngắt quãng, ngập ngừng, vu vơ. “Đằng ấy vẫn là Trương Chi?”. “ Chung thủy mà”. “ Hát được nhiều không”. “ Nhiều. Còn đằng ấy?”. “ Cô lái đò”. “ Chở được nhiều khách?”. “ Nhiều”. “ Bây giờ nghỉ chưa?”. “ Rồi, nhưng vẫn thỉnh giảng”. “ Phu quân?”. “ Một người lính”. “ Hậu duệ?”. “Đã lên chức bà. Tốt đẹp cả”. “ Cuộc đời chỉ mong được thế”. “ Mừng là Trương Chi cũng vậy”. Hai mái đầu bạc hỏi han nhau tức cười, rồi nắm tay nhau (sao hồi ấy không cho nắm tay?) chạy ào vào Lớp Chúng Mình, cả hai cùng mặt đỏ tía tai, trước lũ bạn“ nhất quỷ nhì ma” đang reo hò Trương Chi, Mỵ Nương.“Lớp Chúng Minh” đó là Hội bạn học cùng lớp cùng trường thời cắp sách,cách nay đã ngoài 55 năm, cái thời xanh đỏ tím vàng mày tao chí tớ. “Trương Chi đâu rồi, nhìn tận mặt cái coi!”. Câu nói của ai đó, nửa Nam nửa Bắc, đế rộ theo nhiều tràng cười. Tôi bị vỗ vai, béo tai, nhí mũi, hệt như thời ấu nhi. Tôi chào cười các bạn phô hết răng hô. Răng đây rồi. Vì bộ hô này mà “chết” danh Trương Chi xấu đau xấu đớn. Chàng “lớp trưởng trọn đời” nạt một câu gì to lắm, chỉ nghe thấy phần đuôi: “Không đùa nó nữa, lại Trương Chi bây giờ, mất vui”. Tôi nhăn nhở: “Trương Chi bây giờ bảnh rồi!”. Tất cả cùng cười, lớp trưởng mớ nhạc Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đàng…Chúng tôi cùng hát theo bài ca Lên Đàng quen thuộc năm xưa và lục tục ngồi xuống ghế. Các bạn nhường tôi ghế danh dự, đầu dãy bàn dài, tầng một Nhà hàng bánh tôm, trước mặt là hồ Tây, sau lưng là hồ Trúc Bạch, qua ô cửa kính thấy mặt hồ đang run rẩy lạnh, vỗ sóng xuýt xoa.
Lớp trưởng: “
Hôm nay không phải ngày hội lớp, mà hội bất thường theo nguyện vọng của
Trương Chi vừa từ Sài Gòn ra. Hội lớp Chúng Mình đã sinh hoạt cùng nhau
vài chục năm rồi, nhưng hôm nay Trương Chi lần đầu tiên có mặt. Vì thế,
xin các bạn cho lớp trưởng tóm tắt tổng kết của lớp chúng ta từ những
năm trước đây, để Trương Chi biết mà không phạm luật. Thời của chúng ta
được tạm tính từ năm 1960, thời đứa trước, đứa sau, lục tục tiến lên
đoàn viên, đến năm 2000 nghỉ hưu theo luật nước, tổng cộng là 40 năm.
Nhấn mạnh: Bốn mươi năm ấy là thời của chúng ta. !5 năm đầu, tính đến
1975, các bạn Lớp Chúng Mình đã dốc lòng góp sức cùng nhân dân viết
thiên cổ tích hào hùng chấm dứt chiến tranh, đất nước thanh bình, non
sông thống nhất. Từ sau 1975 đến 2000 là 25 năm, thêm 10 năm nữa vì lớp
chúng ta đang tới ngưỡng 2010, gộp là 35 năm. Ba mươi lăm năm ấy, vượt
qua nhiều hệ lụy chiến tranh, các bạn Lớp chúng mình vẫn tiếp tục dốc
sức, góp lòng cùng nhân dân viết cổ tích tuổi sống làm người”. Thấy mọi người nhìn nhau ngơ ngác chưa hiểu lớp trưởng đang lộng ngôn điều gì, thì lớp trưởng đã vỗ tay tự tán thưởng mình. “Điều
tôi sắp nói với các bạn sau đây, tôi vừa nghĩ ra mấy hôm nay, xin mạnh
dạn đề xuất để các bạn coi xem sự kiện này có là cổ tích. Đó là Cổ tích
thọ. Vì năm 1960, năm khởi đầu của thời chúng ta, tuổi thọ trung bình
của người Việt Nam là 43, cho đến ngưỡng hôm nay, tình gian là 2010,
tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là con số 73. Nửa thế kỷ thời
gian, tuổi thọ kéo dài thêm 30 năm, như vậy có đáng là cổ tích không,
thưa các bạn?” Nhiểu tiếng vỗ tay reo hò, đế nhiều tiếng khen giỏi,
giói! Lớp trường thoáng đỏ mặt vì sướng. Tôi thầm nghĩ: Cũng là một đề
xuất hay, vì tàng ẩn trong tuổi thọ là chất lượng đời sống. Lớp trưởng
nói tiếp: “ 40 năm tham gia viết hai cổ tích kỳ điệu ấy, Lớp Chúng
Mình, tôi nhắc lại, tất cả lớp chúng mình, ai cũng đều đã hạ cánh an
toàn. Dù đại tá hay hạ sĩ, dù thầy thuốc hay thợ rèn, dù giáo sư hay
xướng ca như Trương Chi, tất cả đều ngẩng cao đầu mà không hổ thẹn. Nên
với quá khứ, dù danh vọng tự hào, hay bất mãn sân hận, quá khứ không thể
làm lại, vì vậy, lớp chúng mình đồng lòng hỉ xả tất cả. Bạn Trương Chi
cần biết điều này để không phạm luật. Thời chúng ta kể như đã xong. Bây
giờ là thời của con cháu ta, chúng phải tự viết lấy cổ tích của thời
chúng. Chúng ta chỉ là nguồn khích lệ động viên chúng viết cổ tích thời
chúng sao cho hay, để chúng ta hát cho nhau nghe mà sướng. Vì thế, chủ
đề chính của hội Lớp Chúng Mình là chia sẻ vui buồn khoe con cháu. Và
bây giờ mời các bạn nâng bia trước khi nghe Trương Chi hát…”
Tôi đã hát cổ tích Lớp Chúng Mình từ hồ Tây về đường Quán Sứ, nhà 58, Đài TNVN, cao lạ ngỡ ngàng ký ức tôi về ngôi nhà Đài hơn 30 năm trước. Tôi nhắc đến địa chỉ này, vì đây là nơi tôi bắt đầu kiếm sống với duy nhất một nghề suốt cuộc đời công chức, đó là nghề viết báo nói, sau vào Sài Gòn vẫn tiếp tục, dù là viết báo nói có hình, cho tới khi nghỉ hưu. Tôi yêu cầu taxi dừng lại ngã tư Hai Bà Trưng – Quán Sứ, vợ và con gái thoáng ngỡ nghĩ sao không cho taxi dừng ngay trước công Đài, nhưng những thân yêu của tôi đã kịp hiểu và vui vẻ cùng tôi xuống xe. Con gái nắm tay cha, như thể sợ chân cha bỗng quỵ. Đài TNVN nơi đã chém vào thân thể tôi hơn một nhát dao. Nhiều vết dao quá sâu, khiến mỗi khi nhớ lại tôi đều hốt hoảng lo sợ. Tôi thực muốn kể về những nhát dao ấy, nhưng bên tai cứ nghe rền vang lời lớp trưởng: “Quá khứ, dù danh vọng tự hào, hay bất mãn sân hận, quá khứ không thể làm lại, vì vậy hỉ xả tất cả”. Ba chúng tôi chỉ vừa bước tới cổng Đài, đã thấy đám người đang đứng túm tụm trước mặt, chỉ trỏ nhìn chúng tôi, rồi rảo chân bước lại, rồi reo mừng và ôm nhau. Tôi chưa kịp nhận ra ai và ai, vì hai mắt tôi không sao rẽ nước mà mở ra được. Tôi chỉ nghe âm thanh cười nói mà nhận ra: Mai Thúc Long, Trần Nhật Lam, Nguyễn Kim Trạch, Trúc Thông, Trần Nguyên Vấn, Hồ Quang Minh, Nguyễn Quí Châu…và còn nhiều nữa, không thể kể hết, toàn những tên tuổi lừng lẫy báo đàn, văn đàn thời tôi.
Chúng tôi như thể bay lên theo thang máy, trong sung sướng, rồi đậu xuống lầu 12, tòa cao ốc Đài. Tôi là ai mà được đón về trong đông vui nồng ấm anh em bằng hữu thế này? Anh Mai Thúc Long, U90, cao tuổi hơn tất cả, đứng lên giảng dậy chứ không phải trả lời câu hỏi của tôi, những lời giảng dạy này tôi nghe đã quen thuộc trong mỗi giao ban sáng của hơn ba mươi năm trước, nay nghe lại, vẫn thích: “ Anh và nhiều anh em khác đến đây mừng em trở về Đài, vì cuối năm rồi, từ Sài Gòn phóng tin ra sau khi đại phẫu nan y, em mất, và anh, chính anh đã thắp nén nhang vọng nhớ em. Hôm nay, nghe tin em ra, nhiều người bán tin bán nghi, nên kéo đến, hóa ra em vẫn còn là em bằng xương bằng thịt. Trời chưa gọi em, vì trời công bằng, em chưa về lại Đài này mà giải oan hư tính thì đí làm sao được. Hôm nay, anh và mọi người ở đây cho em vài phút giải oan trước khi chúng ta nâng ly mừng nhau đi chung đường lý tưởng đã cập bờ hạnh phúc”.
Tôi đáp: “ Hư thì phải phạt. Tôi biết mình hư nên bị đánh đòn không cho là oan. Tôi chỉ xin các anh năm phút, hai phút hát về tình bạn và ba phút hát về chúng ta. Tôi và Trúc Thông là đôi bạn thân thẩn lắm. Trúc Thông là rể phụ đám cưới tôi. Tôi không chỉ coi anh là bạn mà là người anh. Năm ấy, Ban ta chỉ có một xuất tăng lương. Anh xếp vị trí ưu tiên trên tôi, nhưng anh đã vui vẻ nhường tôi tăng lương trước, lý do năm ấy nhà tôi thêm đinh cảnh đời đang từ cơm độn lang mì nguy cơ thăng lên rau cháo. Việc nhường ấy là do anh tự nguyện, nhưng bí thư Hoàng Ngọc Anh vẫn thận trọng nhờ Vũ Quần Phương an ủi sự thua thiệt của Trúc Thông. Giữa sân Đài, Trúc Thông lừ mắt, nói gần như quát với Vũ Quần Phương: Nếu tôi có ghen ganh thì ghen ganh với Nguyễn Du chứ sao lại ghen ganh với Nguyễn Nguyên Bảy, thương yêu nó còn chưa đủ nữa là”. Tôi bước lại phía Trúc Thông đang ngơ ngơ do di chứng đột quỵ năm rồi, ôm anh thay lời ơn chưa muộn. Một lát, với tất cả. “ Và bây giờ là ba phút hát về chúng ta, năm 1972, tôi đang chịu kỷ luật đi lao động ở Hà Tây, bỗng được chú Trần Lâm (tồng biên tập) gọi về Đài, và giao cho nhiệm vụ lên Tháp Bút viết hùng ca. Trong mưa bom bão đạn của quân thù mỗi người chúng ta ngồi đây đều đã viết những hùng ca khác nhau, phần tôi, tôi đã viết tráng ca Một Tháng Chạp Rồng Thăng, nay xin đọc một khúc như một lời cảm ơn tướng Trần Lâm, cảm ơn các anh chị ngày ấy cảm thương tôi, và cũng xin coi đây là dịp hiếm hoi cùng nhau tôn vinh quá khứ thời chúng ta”. Nhiều tiếng vỗ tay nhẹ nhịp làm nền nhạc cho tiếng hát tôi.
Ai muốn lên Tháp Bút viết hùng ca?
Tất cả chúng tôi đồng loạt cánh tay giơ
Súng đã nổ vang rến trời Hà Nội
Rồng đã thăng
Cao xạ pháo đã thăng
Tên lửa đã thăng
Gươm giáo đã thăng
Tháp Bút đã thăng
Cả Hà Nội bay lên trong trận đánh sau cùng
Sắc đỏ của máu và mầu vàng của da
Mỗi chúng ta là một ngọn cờ…
Tôi đã hát cổ tích Lớp Chúng Mình từ hồ Tây về đường Quán Sứ, nhà 58, Đài TNVN, cao lạ ngỡ ngàng ký ức tôi về ngôi nhà Đài hơn 30 năm trước. Tôi nhắc đến địa chỉ này, vì đây là nơi tôi bắt đầu kiếm sống với duy nhất một nghề suốt cuộc đời công chức, đó là nghề viết báo nói, sau vào Sài Gòn vẫn tiếp tục, dù là viết báo nói có hình, cho tới khi nghỉ hưu. Tôi yêu cầu taxi dừng lại ngã tư Hai Bà Trưng – Quán Sứ, vợ và con gái thoáng ngỡ nghĩ sao không cho taxi dừng ngay trước công Đài, nhưng những thân yêu của tôi đã kịp hiểu và vui vẻ cùng tôi xuống xe. Con gái nắm tay cha, như thể sợ chân cha bỗng quỵ. Đài TNVN nơi đã chém vào thân thể tôi hơn một nhát dao. Nhiều vết dao quá sâu, khiến mỗi khi nhớ lại tôi đều hốt hoảng lo sợ. Tôi thực muốn kể về những nhát dao ấy, nhưng bên tai cứ nghe rền vang lời lớp trưởng: “Quá khứ, dù danh vọng tự hào, hay bất mãn sân hận, quá khứ không thể làm lại, vì vậy hỉ xả tất cả”. Ba chúng tôi chỉ vừa bước tới cổng Đài, đã thấy đám người đang đứng túm tụm trước mặt, chỉ trỏ nhìn chúng tôi, rồi rảo chân bước lại, rồi reo mừng và ôm nhau. Tôi chưa kịp nhận ra ai và ai, vì hai mắt tôi không sao rẽ nước mà mở ra được. Tôi chỉ nghe âm thanh cười nói mà nhận ra: Mai Thúc Long, Trần Nhật Lam, Nguyễn Kim Trạch, Trúc Thông, Trần Nguyên Vấn, Hồ Quang Minh, Nguyễn Quí Châu…và còn nhiều nữa, không thể kể hết, toàn những tên tuổi lừng lẫy báo đàn, văn đàn thời tôi.
Chúng tôi như thể bay lên theo thang máy, trong sung sướng, rồi đậu xuống lầu 12, tòa cao ốc Đài. Tôi là ai mà được đón về trong đông vui nồng ấm anh em bằng hữu thế này? Anh Mai Thúc Long, U90, cao tuổi hơn tất cả, đứng lên giảng dậy chứ không phải trả lời câu hỏi của tôi, những lời giảng dạy này tôi nghe đã quen thuộc trong mỗi giao ban sáng của hơn ba mươi năm trước, nay nghe lại, vẫn thích: “ Anh và nhiều anh em khác đến đây mừng em trở về Đài, vì cuối năm rồi, từ Sài Gòn phóng tin ra sau khi đại phẫu nan y, em mất, và anh, chính anh đã thắp nén nhang vọng nhớ em. Hôm nay, nghe tin em ra, nhiều người bán tin bán nghi, nên kéo đến, hóa ra em vẫn còn là em bằng xương bằng thịt. Trời chưa gọi em, vì trời công bằng, em chưa về lại Đài này mà giải oan hư tính thì đí làm sao được. Hôm nay, anh và mọi người ở đây cho em vài phút giải oan trước khi chúng ta nâng ly mừng nhau đi chung đường lý tưởng đã cập bờ hạnh phúc”.
Tôi đáp: “ Hư thì phải phạt. Tôi biết mình hư nên bị đánh đòn không cho là oan. Tôi chỉ xin các anh năm phút, hai phút hát về tình bạn và ba phút hát về chúng ta. Tôi và Trúc Thông là đôi bạn thân thẩn lắm. Trúc Thông là rể phụ đám cưới tôi. Tôi không chỉ coi anh là bạn mà là người anh. Năm ấy, Ban ta chỉ có một xuất tăng lương. Anh xếp vị trí ưu tiên trên tôi, nhưng anh đã vui vẻ nhường tôi tăng lương trước, lý do năm ấy nhà tôi thêm đinh cảnh đời đang từ cơm độn lang mì nguy cơ thăng lên rau cháo. Việc nhường ấy là do anh tự nguyện, nhưng bí thư Hoàng Ngọc Anh vẫn thận trọng nhờ Vũ Quần Phương an ủi sự thua thiệt của Trúc Thông. Giữa sân Đài, Trúc Thông lừ mắt, nói gần như quát với Vũ Quần Phương: Nếu tôi có ghen ganh thì ghen ganh với Nguyễn Du chứ sao lại ghen ganh với Nguyễn Nguyên Bảy, thương yêu nó còn chưa đủ nữa là”. Tôi bước lại phía Trúc Thông đang ngơ ngơ do di chứng đột quỵ năm rồi, ôm anh thay lời ơn chưa muộn. Một lát, với tất cả. “ Và bây giờ là ba phút hát về chúng ta, năm 1972, tôi đang chịu kỷ luật đi lao động ở Hà Tây, bỗng được chú Trần Lâm (tồng biên tập) gọi về Đài, và giao cho nhiệm vụ lên Tháp Bút viết hùng ca. Trong mưa bom bão đạn của quân thù mỗi người chúng ta ngồi đây đều đã viết những hùng ca khác nhau, phần tôi, tôi đã viết tráng ca Một Tháng Chạp Rồng Thăng, nay xin đọc một khúc như một lời cảm ơn tướng Trần Lâm, cảm ơn các anh chị ngày ấy cảm thương tôi, và cũng xin coi đây là dịp hiếm hoi cùng nhau tôn vinh quá khứ thời chúng ta”. Nhiều tiếng vỗ tay nhẹ nhịp làm nền nhạc cho tiếng hát tôi.
Ai muốn lên Tháp Bút viết hùng ca?
Tất cả chúng tôi đồng loạt cánh tay giơ
Súng đã nổ vang rến trời Hà Nội
Rồng đã thăng
Cao xạ pháo đã thăng
Tên lửa đã thăng
Gươm giáo đã thăng
Tháp Bút đã thăng
Cả Hà Nội bay lên trong trận đánh sau cùng
Sắc đỏ của máu và mầu vàng của da
Mỗi chúng ta là một ngọn cờ…
Năm phút xin của tôi đã xong. Định ngồi xuống thì anh Mai Thúc Long
đã bước lại sau lưng, tay tát nhẹ má tôi theo thói quen từ xửa xưa của
anh mà nay sắp xuống lỗ vẫn chưa chịu bỏ. “ Bữa nay thời gian là của
em, nói bao nhiêu cũng được, nói cho thỏa. Anh em ở đây ai cũng muốn
biết cổ tích cuối cùng em viết về thời chúng ta là cổ tích nào?”. Tôi đáp nhanh: “ Tôi
đã viết hai cổ tích sau cùng vào đầu năm 1980, một bản được duyệt, đó
là cổ tích Súng Trường Bắn Rơi Máy Bay, còn cổ tích Tem Phiếu Thời Loạn,
không được duyệt, tôi đã hủy.” Tiếng ai đó hỏi: “ Ai không duyệt?”. “ Vợ tôi. Cô áy bảo Súng
Trường Bắn Rơi Máy Bay thì đúng là cổ tích, còn Tem Phiếu Thời Loạn
Lạc, thì không, đó không là cổ tích, đó chỉ là lời nhắc nhở con cháu
trong bữa ăn no, cái mặc ấm bây giờ. Cô ấy nói đúng nên tôi quyết định
hủy”. Một ai đó hỏi: “Sau đó có viết gì thêm?”. “ Cũng có cố,
nhưng không được, chuyện gì cũng gượng gạo, hình như đã hết thời. Lại
nữa con nó bảo tham lam tranh việc của thời chúng, thế là nghỉ hẳn”. Hình như tiếng Trúc Thông, anh nói rất khó nghe, nên bước lại gần, nghe đến lần thừ hai mới hiểu: “ Cậu có mà nghỉ, con chữ nó quật chết”. Tất
cả cùng cười, vì hình như ai cũng thuộc tính tôi suốt ngày ấp mặt vào
con chữ hì hụi chép chép, ghi ghi. Tôi định nói, không viết thêm cổ tích
thời mình, tôi đã dành hết thời gian hưu nhàn để đọc và chép truyện cổ
tích của em cháu thời nay. Và cũng định kể thêm về hành trình bắt đầu từ
sáng mai, tôi sẽ lượn khắp Kinh Thành Cổ Tích gặp gỡ bạn bè đang viết
cổ tích thời nay, để xin nghe, xin chép những cổ tích về Hà Nội mà những
năm tháng ly hương chưa được đọc, được yêu. Nhưng tôi đã kịp nín miệng
giử những định nói ấy cho riêng mình, để tránh tiếng cười chê đã lão ông
rồi mà tính ngơ ngơ vẫn chưa sửa được.
Bài Cuối: Những người chép cổ tích, thời nay…
Hỏi : Nhưng ai chép văn chương Kinh Thành Cổ Tích được coi là chính danh? Đáp: Dĩ nhiên, trước hết phải là người Hà Nội. Hỏi thêm: Những ai thực sự được coi là người Hà Nội? Im lặng kéo dài và sau đó là tưng bừng những nói cười tranh cãi…ngoài lề, tôi ghi lan man tại Nhà sách Văn Hóa Đông Tây, chỗ anh Đoàn Tử Huyến, dịp tôi chào sách bạn đọc.
Tôi
sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nhưng trên thẻ căn cước mục nguyên quán
vẫn ghi Hưng Yên, quê của cha tôi. Con gái út của tôi sinh ra và lớn lên
tại Sải Gòn, nguyên quán lại ghi Hà Nội. Vậy thì tôi là người Hà Nội
gốc hay con gái tôi là người Hà Nội gốc? Nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi với ca
khúc để đời “ Người Hà Nội”, nhà thơ Bằng Việt với bài thơ “ Trở lại
trái tim mình” làm nên danh, nhà văn Nguyễn Khắc Phục biên kịch chương
trình Lễ hội Hà Nội ngàn năm tuổi, hình như đều không phải nguyên quán
Hà Nội. Ai đó bỗng nói vui: “Nếu Hà Nội gốc có lẽ chỉ có bác Tô Hoài”.
Ai đó đáp: “ Nhưng Dế Mèn Phưu Lưu Ký lừng danh thì vùng miền nào chẳng
có, đâu phải là đặc sản cổ tích của đất Thăng Long, người Thăng Long”.
Thật may cò bài báo ngắn của Vương Gia, lấy lại cân bằng không gian lan
man vui đang có nguy cơ tranh cãi không cần rượu.“Hà Nội không phải
quê cha đất tổ của nhiều người, nhưng dẫu chỉ chạm chân, ở lại vài ngày,
vài tháng, vài năm…, hay ai từng ngơ ngẩn trước Hà Nội bốn mùa thời
tiết, cũng đều mang hồn và tình, từng con đường, góc phố, với từng mùa
lá rụng, lá thay, với loáng thoáng tà áo bay bay ngày heo may vờn mặt,
rung động ấm áp trong se lạnh, mưa phùn giữa dòng người tấp nập đi chợ
hoa ngày giáp tết của Hà Nội trong tim mình. Người Hà Nội không ai có
thể quên hào khí ông cha ngàn năm xây dựng, khi kinh thành cổ tích linh
thiêng, dấu tích còn kia. Kỷ niệm vườn hoa, ghế đá công viên, căn nhà
ống chật chội phố cổ, thênh thang tiếng nói cười tình yêu, bạn hữu… ai
có thể quên nổi một thời oai hùng, lãng mạn. Hà Nội chiến tranh. Hà Nội
Thanh Bình. Hà Nội của muôn người Hà Nội”.(Báo TTNN)
Bỗng nhớ các bạn tôi người Hà Nội giờ đang sống ở sài Gòn, nơi ấy, để nhớ về Hà Nội, yêu Hà Nội và viết những cổ tích đủ mọi dạng loại về Kinh Thành Cổ Tích, chúng tôi tập hợp nhau lập “Hội”, tự nguyện miễn là chung sở thích, để hát cho nhau nghe, sách tặng nhau đọc, phim mời nhau xem, tranh mời nhau thưởng ngắm. “Hội” không họp thường kỳ, họp theo nhân dịp, giấy mời là dòng nhắn tin hay là tiếng “ới” alô. Chủ tịch Hội nhiệm kỳ dài hạn là họa sĩ Nguyễn Thị Hiền, Chú tịch khẩn khoản mời hai phó, phó nhất là chính ủy nhà văn Tô Hoàng, phụ trách tư tưởng thích, phó nhì là Lý Phương Liên phụ trách trà Thái và thuốc lá Thăng Long. Vợ chồng Nguyễn Mạnh Tuấn- Hà Phương đề xuất tên Hội là T.N.V.T, ai muốn hiểu thế nào cũng được Trọng Nhau Vì Tài / Trọng Nhau Vì Tình, Thích Nhau Vì Thơ, Thương Nhau Và Thế…cùng khích lệ động viên nhau ghi chép thật nhiều cổ tích về Kinh Thành Cổ Tích.
Bằng Việt đã dành những lời này cho tôi, nhưng tôi không cho là thế, mà tin là Bằng Việt đã dành những lời tình bạn ấm áp này cho các bạn tôi những người Hà Nội sống xa quê, mỗi người đều có một số phận riêng, nhưng giống nhau ở tính cách tranh đấu ngẩng cao đầu mà sống với tình tính ung dung tự tại, hào hoa và ai dù ít hay nhiều đều kiêu hãnh tự hào khi nhận mình là người Hà Nội. “Nguyễn Nguyên Bảy là người làm thơ cùng thời với tôi,với Lưu Quang Vũ,Vũ Quần Phương,Trúc Thông…tức là cùng lứa những nhà thơ khói lửa chống Mỹ. Nhưng anh đã rẽ sang một lối khác sau khi xuất hiện khá ấn tượng trên báo chí và phát thanh. Chúng tôi nghĩ là anh đã bỏ thơ chạy theo một tình yêu khác. Nhưng sau bốn chục năm, Nguyễn Nguyên Bảy đã quay trở lại với thơ, kỳ lạ, sang trọng và làm choáng tất cả với tập thơ Kinh Thành Cổ Tích đồ sộ 500 trang mà tôi và các bạn đang cầm trong tay, có trước mặt lúc này. Trước hết, tôi xin chúc mừng sự trở lại với Thơ cũa Nguyễn Nguyên Bảy, như một đánh thức tất cả anh chị em thơ thời ấy, sống lại những ngày hào hùng bốn chục năm trước đây, vừa cầm súng đánh giặc vừa cầm bút làm thơ. Tôi như thấy thời gian chảy ngược về và…thưa các bạn, ai cũng có một thời đáng nhớ nhất của đời mình, cái thời bom lửa những năm 70 ấy là thời đáng nhớ nhất của thế hệ chúng tôi. Hình như tất cả những người làm thơ đểu có những số phận gian khó khác thường, Lưu Quang Vũ có một tuổi thơ thanh gian khổ, tôi cũng vậy và ngay cả bác Tô Hoài cũng vậy, thời chiến tranh làm sao sướng, nhưng chúng tôi đã theo con đường gian khổ ấy đi vào thơ và Nguyễn Nguyên Bảy cũng vậy. Nguyễn Nguyên Bẩy đã vứt tất cả cái “sướng” của lặn lội kiếm ăn, khi làm báo, lúc hồ nề xây cất, khi chợ trời, lúc tử vi phong thủy…để hiến dâng mình cho thơ. Anh đã lặn vào đời và khi nổi lên, quay trở lại thì vẫn là nhà thơ. Anh là một số phận thơ đặc biệt. Anh đã gieo thơ trên cánh đồng khô cằn vất vả, để gặt thơ phì nhiêu, lịm ngọt. Hẳn tất cả chúng ta, riêng với các nhà thơ, có ai cầm tập thơ của Nguyễn Nguyên Bẩy trên tay mà không trân trọng và thoáng một mơ ước cho riêng mình? Xin được chào mừng Nguyễn Nguyên Bảy và kính trọng anh”.
Khi còn ở Hà Nôi, tôi thật gần gũi với nhà thơ Trúc Thông, anh là tấm gương cống hiến toàn phần cho thơ mà tôi luôn noi theo. Tiếc là được sống gần anh không nhiều và anh cũng viết không nhiều. Sau này vào Sài Gòn cự ngụ, cho tới hiện nay, trong số bạn văn nghệ xây dựng được, thì họa sĩ Nguyễn Thị Hiền và nhà văn Nguyễn Khắc Phục là hai tấm gương lao động nghệ thuật tôi luôn soi. Cả hai, số phận đều lên thác xuống ghềnh nhiều phần khốc liệt hơn tôi, nhưng sự lao động bền gan và đức trung thành cống hiến cho nghệ thuật của họ thật đáng khâm phục, gương lao động của họ luôn là nguồn động lực của tôi.
Khi còn ở Hà Nội, người yêu cầu được đọc cổ tích của tôi nhiều nhất và gần như đặt trọn niềm tin vào sự đúng, sự hay của những ghi chép của tôi là cậu sinh viên sư phạm văn mà sau này là đạo diển điện ảnh Nguyễn Anh Tuấn. Niềm tin ấy của Tuấn như những hat mưa xuân thấm tưới cây đức tin tôi. Sau hơn ba chục năm gặp lại, tôi chỉ biết ôm em thay lời cảm ơn.
Tôi có người bạn thơ, nhiều tuổi hơn tôi, nên tôi gọi anh trai, anh là Hoàng Xuân Họa, chúng tôi quen nhau trên mạng nhân được đọc bài viết của anh về các thể thức thơ. Đấy là một bài lý luận thơ bình dân bổ ích nhất từ trước đến nay mà tôi được đọc. Tôi viết thư làm quen. Từ đó chúng tôi thành anh em. Anh là nhà thơ, theo tôi, không thể gọi khác, vì anh làm thơ và thơ anh nhân tình ý tứ, lung linh chữ nghĩa. Điều đó chưa thật quan trọng, mà quan trọng là anh thẩm thơ tinh tế, chuẩn mực và luôn mở lòng, rộng lượng và trân trọng thơ người như thơ mình. Tôi học được ở anh rất nhiều từ đức tính cần thiết vị tha tử tế cho thơ và tài hoa từ nhà thơ Anh Trai ấy.
Một người khác, nhạc sĩ Trần Tiến, anh cùng Hội T.N.V.T nói ở trên, và lần họp nào có Trần Tiến, tôi đều được nghe vo Trần Tiến hát. Thích Tiến quá đi mất, phục quá đi mất, người đâu tài tình thế, thu gom được hầu như tất cả các loại hình dân ca ca dao ba miền vào âm nhạc hiện đại. Tôi nghe nhạc Trần Tiến thường xuyên mỗi khi có cơ hội, rồi hát theo, rồi học lóm, rồi dụng biến, tu chỉnh cổ tích của mình. Giờ đây, khi được nghe những nhận xét của nhà thơ Trần Ninh Hồ về thơ cổ tích của tôi, mà tôi không viết những dòng cảm ơn này với Trần Tiến thì lòng chưa thật.
Trần Ninh Hồ: “Thơ Nguyễn Nguyên Bảy hầu như bài nào cũng đặt lại, đặt ra những vấn đề mới và đặc biệt lạ, với một cảm xúc thơ khác thường, mà tôi chỉ có thể gọi đó là cảm xúc Nguyễn Nguyên Bảy, cảm xúc vượt qua mọi kiểu cách bố cục, chữ nghĩa tuôn chảy ra từ suối lòng, nếu không muốn nói từ một vùng miền cổ tích thẳm xanh nào đó. Các sử liệu, các giai thoại, các câu chuyện cổ, thậm chí đến những lời ca dao quen thuộc, những câu dân ca mà mỗi chúng ta hầu như đều thuộc nằm lòng, trong thơ Nguyễn Nguyên Bảy cũng lung linh một sắc mầu mới, âm thanh mới, quan niệm mới và một cách vẽ mới, hát mới. Tôi không thể trích dẫn một câu hay đôi câu, mà nếu muốn trích dẫn phải đọc trọn bài thơ, vì cảm xúc và cấu trúc thơ Nguyễn Nguyên Bảy là mạch chảy liền lạc, oai thiêng, chữ nọ cuốn chữ kia, câu nọ cuốn câu kia, thủ thỉ, sáng lóa, rũ quyến say mê tâm hồn người đọc. Bài thơ nào của Nguyễn Nguyên Bảy cũng như một bữa tiệc, tiệc đúng nghĩa, đây là bữa tiệc ca dao: Dì Út về nhà chồng/ Ca dao gà ngoại ngả lá chanh/ Ca dao cau bổ cỗ/ Lá chanh ngoại hát canh cần/ Ngoại tiện cau rồng/ Ngoại têm trầu phượng/ Tĩnh lòng ngoại vấn nhiễu khăn…Mạch thơ của Nguyễn Nguyên Bảy ghê gớm quá, ghê gớm đến mức tôi hoàn toàn tin là Nguyễn Nguyên Bảy có thễ ăn thơ, ngủ thơ, sống thơ để viết cả ngàn bài. Quyển thơ đầu tiên tôi đang cầm trên tay đây, với năm trăm trang, mấy trăm bài thơ dài ngắn, đủ chứng minh lời tôi nói. Thật là, một tấm gương lao động gan lì, một tình yêu thơ khác thường và một thành quả thơ đáng ngưỡng mộ”.
Bỗng nhớ các bạn tôi người Hà Nội giờ đang sống ở sài Gòn, nơi ấy, để nhớ về Hà Nội, yêu Hà Nội và viết những cổ tích đủ mọi dạng loại về Kinh Thành Cổ Tích, chúng tôi tập hợp nhau lập “Hội”, tự nguyện miễn là chung sở thích, để hát cho nhau nghe, sách tặng nhau đọc, phim mời nhau xem, tranh mời nhau thưởng ngắm. “Hội” không họp thường kỳ, họp theo nhân dịp, giấy mời là dòng nhắn tin hay là tiếng “ới” alô. Chủ tịch Hội nhiệm kỳ dài hạn là họa sĩ Nguyễn Thị Hiền, Chú tịch khẩn khoản mời hai phó, phó nhất là chính ủy nhà văn Tô Hoàng, phụ trách tư tưởng thích, phó nhì là Lý Phương Liên phụ trách trà Thái và thuốc lá Thăng Long. Vợ chồng Nguyễn Mạnh Tuấn- Hà Phương đề xuất tên Hội là T.N.V.T, ai muốn hiểu thế nào cũng được Trọng Nhau Vì Tài / Trọng Nhau Vì Tình, Thích Nhau Vì Thơ, Thương Nhau Và Thế…cùng khích lệ động viên nhau ghi chép thật nhiều cổ tích về Kinh Thành Cổ Tích.
Bằng Việt đã dành những lời này cho tôi, nhưng tôi không cho là thế, mà tin là Bằng Việt đã dành những lời tình bạn ấm áp này cho các bạn tôi những người Hà Nội sống xa quê, mỗi người đều có một số phận riêng, nhưng giống nhau ở tính cách tranh đấu ngẩng cao đầu mà sống với tình tính ung dung tự tại, hào hoa và ai dù ít hay nhiều đều kiêu hãnh tự hào khi nhận mình là người Hà Nội. “Nguyễn Nguyên Bảy là người làm thơ cùng thời với tôi,với Lưu Quang Vũ,Vũ Quần Phương,Trúc Thông…tức là cùng lứa những nhà thơ khói lửa chống Mỹ. Nhưng anh đã rẽ sang một lối khác sau khi xuất hiện khá ấn tượng trên báo chí và phát thanh. Chúng tôi nghĩ là anh đã bỏ thơ chạy theo một tình yêu khác. Nhưng sau bốn chục năm, Nguyễn Nguyên Bảy đã quay trở lại với thơ, kỳ lạ, sang trọng và làm choáng tất cả với tập thơ Kinh Thành Cổ Tích đồ sộ 500 trang mà tôi và các bạn đang cầm trong tay, có trước mặt lúc này. Trước hết, tôi xin chúc mừng sự trở lại với Thơ cũa Nguyễn Nguyên Bảy, như một đánh thức tất cả anh chị em thơ thời ấy, sống lại những ngày hào hùng bốn chục năm trước đây, vừa cầm súng đánh giặc vừa cầm bút làm thơ. Tôi như thấy thời gian chảy ngược về và…thưa các bạn, ai cũng có một thời đáng nhớ nhất của đời mình, cái thời bom lửa những năm 70 ấy là thời đáng nhớ nhất của thế hệ chúng tôi. Hình như tất cả những người làm thơ đểu có những số phận gian khó khác thường, Lưu Quang Vũ có một tuổi thơ thanh gian khổ, tôi cũng vậy và ngay cả bác Tô Hoài cũng vậy, thời chiến tranh làm sao sướng, nhưng chúng tôi đã theo con đường gian khổ ấy đi vào thơ và Nguyễn Nguyên Bảy cũng vậy. Nguyễn Nguyên Bẩy đã vứt tất cả cái “sướng” của lặn lội kiếm ăn, khi làm báo, lúc hồ nề xây cất, khi chợ trời, lúc tử vi phong thủy…để hiến dâng mình cho thơ. Anh đã lặn vào đời và khi nổi lên, quay trở lại thì vẫn là nhà thơ. Anh là một số phận thơ đặc biệt. Anh đã gieo thơ trên cánh đồng khô cằn vất vả, để gặt thơ phì nhiêu, lịm ngọt. Hẳn tất cả chúng ta, riêng với các nhà thơ, có ai cầm tập thơ của Nguyễn Nguyên Bẩy trên tay mà không trân trọng và thoáng một mơ ước cho riêng mình? Xin được chào mừng Nguyễn Nguyên Bảy và kính trọng anh”.
Khi còn ở Hà Nôi, tôi thật gần gũi với nhà thơ Trúc Thông, anh là tấm gương cống hiến toàn phần cho thơ mà tôi luôn noi theo. Tiếc là được sống gần anh không nhiều và anh cũng viết không nhiều. Sau này vào Sài Gòn cự ngụ, cho tới hiện nay, trong số bạn văn nghệ xây dựng được, thì họa sĩ Nguyễn Thị Hiền và nhà văn Nguyễn Khắc Phục là hai tấm gương lao động nghệ thuật tôi luôn soi. Cả hai, số phận đều lên thác xuống ghềnh nhiều phần khốc liệt hơn tôi, nhưng sự lao động bền gan và đức trung thành cống hiến cho nghệ thuật của họ thật đáng khâm phục, gương lao động của họ luôn là nguồn động lực của tôi.
Khi còn ở Hà Nội, người yêu cầu được đọc cổ tích của tôi nhiều nhất và gần như đặt trọn niềm tin vào sự đúng, sự hay của những ghi chép của tôi là cậu sinh viên sư phạm văn mà sau này là đạo diển điện ảnh Nguyễn Anh Tuấn. Niềm tin ấy của Tuấn như những hat mưa xuân thấm tưới cây đức tin tôi. Sau hơn ba chục năm gặp lại, tôi chỉ biết ôm em thay lời cảm ơn.
Tôi có người bạn thơ, nhiều tuổi hơn tôi, nên tôi gọi anh trai, anh là Hoàng Xuân Họa, chúng tôi quen nhau trên mạng nhân được đọc bài viết của anh về các thể thức thơ. Đấy là một bài lý luận thơ bình dân bổ ích nhất từ trước đến nay mà tôi được đọc. Tôi viết thư làm quen. Từ đó chúng tôi thành anh em. Anh là nhà thơ, theo tôi, không thể gọi khác, vì anh làm thơ và thơ anh nhân tình ý tứ, lung linh chữ nghĩa. Điều đó chưa thật quan trọng, mà quan trọng là anh thẩm thơ tinh tế, chuẩn mực và luôn mở lòng, rộng lượng và trân trọng thơ người như thơ mình. Tôi học được ở anh rất nhiều từ đức tính cần thiết vị tha tử tế cho thơ và tài hoa từ nhà thơ Anh Trai ấy.
Một người khác, nhạc sĩ Trần Tiến, anh cùng Hội T.N.V.T nói ở trên, và lần họp nào có Trần Tiến, tôi đều được nghe vo Trần Tiến hát. Thích Tiến quá đi mất, phục quá đi mất, người đâu tài tình thế, thu gom được hầu như tất cả các loại hình dân ca ca dao ba miền vào âm nhạc hiện đại. Tôi nghe nhạc Trần Tiến thường xuyên mỗi khi có cơ hội, rồi hát theo, rồi học lóm, rồi dụng biến, tu chỉnh cổ tích của mình. Giờ đây, khi được nghe những nhận xét của nhà thơ Trần Ninh Hồ về thơ cổ tích của tôi, mà tôi không viết những dòng cảm ơn này với Trần Tiến thì lòng chưa thật.
Trần Ninh Hồ: “Thơ Nguyễn Nguyên Bảy hầu như bài nào cũng đặt lại, đặt ra những vấn đề mới và đặc biệt lạ, với một cảm xúc thơ khác thường, mà tôi chỉ có thể gọi đó là cảm xúc Nguyễn Nguyên Bảy, cảm xúc vượt qua mọi kiểu cách bố cục, chữ nghĩa tuôn chảy ra từ suối lòng, nếu không muốn nói từ một vùng miền cổ tích thẳm xanh nào đó. Các sử liệu, các giai thoại, các câu chuyện cổ, thậm chí đến những lời ca dao quen thuộc, những câu dân ca mà mỗi chúng ta hầu như đều thuộc nằm lòng, trong thơ Nguyễn Nguyên Bảy cũng lung linh một sắc mầu mới, âm thanh mới, quan niệm mới và một cách vẽ mới, hát mới. Tôi không thể trích dẫn một câu hay đôi câu, mà nếu muốn trích dẫn phải đọc trọn bài thơ, vì cảm xúc và cấu trúc thơ Nguyễn Nguyên Bảy là mạch chảy liền lạc, oai thiêng, chữ nọ cuốn chữ kia, câu nọ cuốn câu kia, thủ thỉ, sáng lóa, rũ quyến say mê tâm hồn người đọc. Bài thơ nào của Nguyễn Nguyên Bảy cũng như một bữa tiệc, tiệc đúng nghĩa, đây là bữa tiệc ca dao: Dì Út về nhà chồng/ Ca dao gà ngoại ngả lá chanh/ Ca dao cau bổ cỗ/ Lá chanh ngoại hát canh cần/ Ngoại tiện cau rồng/ Ngoại têm trầu phượng/ Tĩnh lòng ngoại vấn nhiễu khăn…Mạch thơ của Nguyễn Nguyên Bảy ghê gớm quá, ghê gớm đến mức tôi hoàn toàn tin là Nguyễn Nguyên Bảy có thễ ăn thơ, ngủ thơ, sống thơ để viết cả ngàn bài. Quyển thơ đầu tiên tôi đang cầm trên tay đây, với năm trăm trang, mấy trăm bài thơ dài ngắn, đủ chứng minh lời tôi nói. Thật là, một tấm gương lao động gan lì, một tình yêu thơ khác thường và một thành quả thơ đáng ngưỡng mộ”.
Tôi
viết Kinh Thành Cổ Tích đầu những năm 1970. Ba chục năm sau mới in
thành sách. Chẵng dám viện dẫn lý do riêng chung cát hung gì cho sự chậm
trể ấy. Số phận của thơ tôi vậy thì là vậy, “chửa trâu” thì đẻ trâu,
sớm hay muộn được chào đời là thỏa mãn. Vấn đề không phải là cái danh
cho bản thân, trong văn thi đàn Việt từ xưa tới nay chẳng vô thiên khối
văn thơ khuyết danh đó sao. Vấn đề quan trọng là những câu chữ ấy thế
nào, có đáng bỏ tiền tự in và có đáng được cha mẹ, vợ con, bạn bè đón
đọc, mà không phải cố phải đọc để lấy lòng trước khi quăng vào thùng phế
thải.
Cảm ơn nhà thơ Y Phương tôi chỉ mới nghe tên, chưa biết mặt, chẳng biết có số điện thoại của tôi từ ai, mà gửi cho tôi dòng tình:thân ái này “ Tôi là Y Phương. Đọc thơ anh Bảy tôi sướng quá. Vì đã quá lâu mới được đọc một giọng thơ rất mới. Rất xúc động”..
Và NSND Đào Trọng Khánh, tôi vừa tặng sách anh hôm trước thì hôm sau, anh diện thoại cho tôi, từ Hải Phòng, những lời bạn thiết, ghi âm : “ Nguyễn Nguyên Bảy hả ? Khánh đây. Giữ nguyên máy, không được nói, nghe đây. Tôi đang đọc Sông Cái Mỉm Cười, tôi phải gọi điện cho Bảy vì không thể không gọi, không chia lời với Bảy thì tôi không chịu nối áp lực của xúc cảm, nó đang sôi lên trong tôi, sôi như Sông hồn bắt đầu sôi/Khí hồn bắt đầu thăng. Sông cái mỉm cười không phải là một bài thơ, cũng không phải là một trường ca, mà nó đích thực là một tráng ca. Một tráng ca tôi chưa được đọc bao giờ. Kỳ lạ chưa sông Cái Mỉm cười/Trôi đi những thuyền cỏ mật. Ông đã viết một tráng ca bất hủ. Ông đừng bảo là tôi quá lời, tôi năm nay đã ngoài 70, đã không còn có thể làm gì để thăng hay để giáng, lời tôi không để tâng bốc hay dèm pha, không để mua vui, chùi rượu. Đào Trọng Khánh này nói với ông lời bằng hữu rằng ông đã viết được một tráng ca bất hủ. Này, sao lại khóc ? Tôi biết ông nhớ thương bố ông lắm. Sông Cái Mỉm Cười bảo với tôi như thế. Tôi cũng như ông, cũng nhớ bố tôi. Ông hình dung đi, Bẩy “rum”, tôi đang thắp nhang đấy, không chỉ là thắp nhang cho bố ông, mà cho cả bố tôi cho cả bao nhiêu những ông cha bà mẹ đã hóa thân vào Sông Cái và đang hiện về lộng lẩy trong thơ ông. Thử hỏi có áng thơ nào mà đọc nó ta thấy hiện lên hào hùng sông núi, hiện lên những kiếp phận người hoành tráng, hùng vĩ, không than khóc, mà lại êm ả như cỏ mật, như gió, như sóng lan vang. Tất cả những kỳ lạ ấy tôi đã tìm thấy trong thơ ông. Thơ ông tràn ngập linh khí, tràn ngập hồn vong, thơ ông như có người cõi trên nhập vào, rồi bảo ông tuôn chảy, tuôn chảy không ngừng nghỉ, ai đọc cũng được ai nghe cũng được. Tôi tự hỏi đó có phải là trận mưa đá khổng lồ từ trời đổ xuống? Mà không, nếu ví với mưa đá thì e là có họa hại, tôi bèn bảo cơn mưa đá ấy khi đổ xuống thân thể ta nó tan thành trận mưa rào, tắm mát tắm sạch đời ta dù chỉ trong khoảng khắc. Dù đã thăng hoa trận mưa đá hay mưa rào ấy không mây, đúng là không mây, nhưng vẫn thấy là chưa phải, mà thơ ông phải là trận mưa chiều, tạnh ngay, làm quang đãng sáng lóa mọi tầng tầng mái nhà không phân biệt hèn sang,giầu nghèo, để không ai phải ganh tỵ là trời quang mấy tạnh dành cho riêng ai, mà là cho tất cả, ai muốn nhận cũng được. Thơ ông, Bẩy “rum” của tôi ạ, lạ lắm, người trần khó viết được lắm, nói như vậy có nghĩa là thơ ông có tôn giáo, có linh thiêng hôn phối với đôn hậu, tử tế, nghĩa khí mà thành thơ. Thôi. Tôi nói mà nghe ông khóc, chán lắm. Tôi phải gọi điện cho Lâm Đại Chúc, cho Thi Hoàng, cho Viên già, cho Nguyễn thị Hiền để chia sẻ hoan hoan này với chúng đây. / Soi gương vui cả mặt gương/ Tình yêu nhón một cánh chuồn chuồn bay…Mày đã đánh cắp của thần nào câu thơ này hả Bảy,có phải ở Ngã Bảy Hiền Vương?”
Cảm ơn nhà thơ Y Phương tôi chỉ mới nghe tên, chưa biết mặt, chẳng biết có số điện thoại của tôi từ ai, mà gửi cho tôi dòng tình:thân ái này “ Tôi là Y Phương. Đọc thơ anh Bảy tôi sướng quá. Vì đã quá lâu mới được đọc một giọng thơ rất mới. Rất xúc động”..
Và NSND Đào Trọng Khánh, tôi vừa tặng sách anh hôm trước thì hôm sau, anh diện thoại cho tôi, từ Hải Phòng, những lời bạn thiết, ghi âm : “ Nguyễn Nguyên Bảy hả ? Khánh đây. Giữ nguyên máy, không được nói, nghe đây. Tôi đang đọc Sông Cái Mỉm Cười, tôi phải gọi điện cho Bảy vì không thể không gọi, không chia lời với Bảy thì tôi không chịu nối áp lực của xúc cảm, nó đang sôi lên trong tôi, sôi như Sông hồn bắt đầu sôi/Khí hồn bắt đầu thăng. Sông cái mỉm cười không phải là một bài thơ, cũng không phải là một trường ca, mà nó đích thực là một tráng ca. Một tráng ca tôi chưa được đọc bao giờ. Kỳ lạ chưa sông Cái Mỉm cười/Trôi đi những thuyền cỏ mật. Ông đã viết một tráng ca bất hủ. Ông đừng bảo là tôi quá lời, tôi năm nay đã ngoài 70, đã không còn có thể làm gì để thăng hay để giáng, lời tôi không để tâng bốc hay dèm pha, không để mua vui, chùi rượu. Đào Trọng Khánh này nói với ông lời bằng hữu rằng ông đã viết được một tráng ca bất hủ. Này, sao lại khóc ? Tôi biết ông nhớ thương bố ông lắm. Sông Cái Mỉm Cười bảo với tôi như thế. Tôi cũng như ông, cũng nhớ bố tôi. Ông hình dung đi, Bẩy “rum”, tôi đang thắp nhang đấy, không chỉ là thắp nhang cho bố ông, mà cho cả bố tôi cho cả bao nhiêu những ông cha bà mẹ đã hóa thân vào Sông Cái và đang hiện về lộng lẩy trong thơ ông. Thử hỏi có áng thơ nào mà đọc nó ta thấy hiện lên hào hùng sông núi, hiện lên những kiếp phận người hoành tráng, hùng vĩ, không than khóc, mà lại êm ả như cỏ mật, như gió, như sóng lan vang. Tất cả những kỳ lạ ấy tôi đã tìm thấy trong thơ ông. Thơ ông tràn ngập linh khí, tràn ngập hồn vong, thơ ông như có người cõi trên nhập vào, rồi bảo ông tuôn chảy, tuôn chảy không ngừng nghỉ, ai đọc cũng được ai nghe cũng được. Tôi tự hỏi đó có phải là trận mưa đá khổng lồ từ trời đổ xuống? Mà không, nếu ví với mưa đá thì e là có họa hại, tôi bèn bảo cơn mưa đá ấy khi đổ xuống thân thể ta nó tan thành trận mưa rào, tắm mát tắm sạch đời ta dù chỉ trong khoảng khắc. Dù đã thăng hoa trận mưa đá hay mưa rào ấy không mây, đúng là không mây, nhưng vẫn thấy là chưa phải, mà thơ ông phải là trận mưa chiều, tạnh ngay, làm quang đãng sáng lóa mọi tầng tầng mái nhà không phân biệt hèn sang,giầu nghèo, để không ai phải ganh tỵ là trời quang mấy tạnh dành cho riêng ai, mà là cho tất cả, ai muốn nhận cũng được. Thơ ông, Bẩy “rum” của tôi ạ, lạ lắm, người trần khó viết được lắm, nói như vậy có nghĩa là thơ ông có tôn giáo, có linh thiêng hôn phối với đôn hậu, tử tế, nghĩa khí mà thành thơ. Thôi. Tôi nói mà nghe ông khóc, chán lắm. Tôi phải gọi điện cho Lâm Đại Chúc, cho Thi Hoàng, cho Viên già, cho Nguyễn thị Hiền để chia sẻ hoan hoan này với chúng đây. / Soi gương vui cả mặt gương/ Tình yêu nhón một cánh chuồn chuồn bay…Mày đã đánh cắp của thần nào câu thơ này hả Bảy,có phải ở Ngã Bảy Hiền Vương?”
Thưa
các bạn văn chương: Phạm Công Trứ, Mai Quỳnh Nam, Văn Chinh, Thi Hoàng,
Viên “già”, Lê Đại Chúc , Lê Minh Khuê, Nguyễn Thị Ngọc Hà, Đổ Chu, Bùi
Bình Thi, Nguyễn Khôi…Những lời chia sẻ chúc mừng của các anh, các chị,
các bạn, tôi đã nhận đủ, quí hóa ghi tạc trong lòng. Từ những lời khen
chê này, cho phép tôi được thưa gửi ba thu hoạch cảm ơn dưới đây.
Thu hoạch một. Năm 1972 tôi đã viết 15 chữ: “ Thơ là thơ. Thơ không phải địa vị xã hội của người làm thơ”. Vì 15 chữ ấy tôi đã bị kỷ luật. Tôi cam chịu kỷ luật, chịu bao điều tiếng thị phi và bao hệ lụy của đói khổ, nhưng quyết không từ bỏ 15 chữ mà tôi cho là chân lý của mình. Tôi im lặng bền gan đi theo chân lý ấy, ngày ngày chép ghi cổ tích và tin là nhất định có ngày cổ tích của tôi được chào bạn đọc. Cái thời 1970 bom đạn là vậy, phải vậy, và tôi thực lòng chẳng những không cắng đắng trách oán mà còn tri ân cái thời của mình đã ban cho tôi chí khí dũng cảm của người lính và trái tim của trẻ thơ để ghi chép cổ tích đời. Nhắc lại ký ức 40 năm trước, chỉ muốn nói rằng, thời thơ hôm nay đã khác, đã đổi thay, không thể đem nguyên mẫu cai trị thơ thời chúng tôi mà áp đặt cho thời nay. Thơ là tiếng lòng, khòng càn khôn nào cai trị được. Và thế, sứ mạng của những người cầm bút chép cổ tích thời nay là phải tự thay đổi cách nghĩ, cách viết, sao cho tương thích với thời của mình, và chỉ có vậy, mới chép được những cổ tích tầm vóc xứng đáng với thời mình đang sống.
Thu hoạch hai. Trong bẩy thú chơi nghệ thuật được thế giới xếp loại, thơ ca đứng hàng đầu, có nghĩa là thú chơi này ra đời sớm nhất, tồn tại cho đến thời nay và tôi tin rằng nó sẽ còn tồn tại mãi với loài người, dù rằng lúc thịnh lúc suy, nơi cường nơi nhược, khi được tôn vinh, khi bị ghét ganh hắt hủi. Niềm tin của tôi có cơ sở và rất vững chắc, là bởi thơ là thanh lòng ngữ dạ, con người làm sao sống vắng thiếu lời yêu nhau? Cũng vì đức tin ấy, tôi không cho rằng văn hóa đọc ngày nay đang kéo thơ xuống cấp. Xửa xưa xưa chưa có giấy cổ nhân chép thơ ở đâu? Chưa phát minh ra máy in làm sao nhân bản tập thơ thành năm trăm bản như bây giờ? Ca dao, dân ca, cổ tích, thần thoại còn lưu truyền đến ngày nay chỉ được sao in bằng miệng? Và thiếu gì những sách Thơ và Từ của vua chúa in hàng triệu bản, phát không như tờ rơi quảng cáo, thử hỏi có được bao nhiêu người thực đọc? Thế nên, nếu cho rằng văn hóa đọc xuống cấp, người đọc ngoảnh mặt với thơ, thì thật oan cho thơ quá, ít nhất là với Hà Nội quê mình. Theo điều tra của người viết bài, ở thời điểm này, chưa một địa danh nào trên cả nước và không quá lời trên cả toàn thế giới, lại có nhiều câu lạc bộ thơ, nhiều người làm thơ, thích thú với nghê thuật chơi thơ bằng Hà Nội. “Xếp loại cả những ca dao hò vè ấy vào thơì ư?”. Không đáp mà hỏi lại: “Thế thì thế nào mới được gọi là thơ?” Không nhất thiết giao cho thơ quá nhiều sứ mạng, quá nhiều mục đích, mà nên hiểu rằng từ khởi thủy, thơ chỉ đơn thuần là tiếng lòng chia sẻ hỉ nộ ái ố đời, gần thì với con cháu, với bạn bè, xa hơn là với cộng đồng, xa hơn nữa với đồng bào, với nhân loại. Chỉ đơn giản vậy. Thơ là thơ. Người làm thơ, yêu thơ, thích thơ, chơi thơ biết điều đó và tự biết sàng lọc. Cầu mong hãy chào đón, cứ để trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng, cứ để muôn tiếng lòng rung lên, không vội gì chê bai, bài xích, mở lòng nghe nhau, cái gì còn đọng lại trong lòng, trong đời thì đó chính là thơ, đó chính là cổ tích.
Thu hoạch ba. Bảo rằng; Các nhà văn nhà thơ chuyên nghiệp chẳng bao giờ hể hả khích lệ nhau, khen nhau, kiệm lời khen đến mức cười mặt chê lòng. Bảo rằng này không chính xác, ít ra là trong trường hợp tôi, một nghiệp dư thơ mà cũng được bầu bạn chuyện nghiệp tiếp đón và dành cho nhiều lời khích lệ, ngợi khen cao hơn giá trị thực của nó. Tôi cầu mong, trường hợp tôi không ngoại lệ. và nhân ngoại lệ này, xin bạn văn chương hỷ xả cho cái lố, cái tham của niềm sướng muộn của lão ngoan đồng tôi.
Cũng vì tấm lòng thơ cởi mở cùng nhau, nên tôi sung sướng vô ngần được gặp gỡ bao nhiêu bằng hữu anh em, mà tôi gọi họ là những người ghi chép cổ tích thời nay. Hơn một lần chúng tôi ới nhau trên mạng, trên alô, tạm mượn hồ Thiền Quang làm trụ sở, khai hội những người thân yêu nhau từ lâu nhưng đây mới lần đầu gặp mặt, phải xưng tên trước khi nắm tay nhau, ôm nhau, vậy mà quá nhiếu ánh mắt long lanh cười ướt. Từ anh trai Hoàng Xuân Họa, đến anh trai Nguyễn Khôi, đến cặp đôi Trần Vân Hạc, Dương Hiền Nga, đến Mai Thục, Bích Ngọc, đến Thủy Hướng Dương, Chử Thu Hằng…đến nụ cười và tiếng hát, đến hoa và cỏ mùa xuân và camera, trong đó camera của Nguyễn Anh Tuấn to đùng như cao sạ pháo. Chúng tôi không hồi ký với nhau về cuộc đời của ngày hôm qua, vì những đuôi mắt chân chim, mái tóc bạc và những nụ cười chưa tươi đã tắt đã tố cáo tất cả, nói thay tất cả. Chúng tôi cũng không khoe nhau đang văn chương gì vế ngày hôm nay, hình như đó là bí mật nghề nghiệp, nhưng tôi tin ở tình yêu và lao động của các bạn tôi, nhất định các ghi chép cổ tích của thời họ sẽ làm xán lạn hơn, nguy nga hơn, thần tiên hơn Kinh Thành Cổ Tích của chúng ta.
Tôi đã có đêm cuối cùng trước khi bay trở về Sài Gòn, anh trai Hoàng Xuân Họa và nhà thơ Trần Nhương đã cho tôi một cơ may gặp gỡ những người cầm bút đương thời, trẻ trung, sung sức đang viết chép cổ tích của thời nay. Họ đông lắm, tâm thành lắm, đang làm một việc đẹp đẽ ân tình, tưởng niệm một nhà thơ trẻ tài hoa bạc mệnh lúc tuổi mới ngoài hai mươi, tên là Lãng Thanh. Trước khi tới đây tôi hoàn toàn chưa biết gì về Lãng Thanh, nhưng đến đây, tuy không nhiều thước tấc thời gian, nhưng tôi đã như biết tất cả, anh sinh năm 1977, về với hoa năm 2002, bên một dòng sông, trên sông có con đò, trên con đò ấy có hoa sen, trong hương sen thơm ngát ấy có thơ anh viết, có tranh anh vẽ, có ca từ anh hát, có thơ anh dịch, có tản văn anh viết và có cả giải thưởng thơ trao muộn cho anh ( Giải thưởng Văn Học năm 2004). Chừng ấy, chứng tỏ sức lao động anh, lực cống hiến anh và dự báo tài hoa anh hứa hẹn biết bao. Bạn bè anh, những người sống thương tiếc anh, quí trọng tài hoa anh, đã tái hiện lại anh đầy đủ, trong đêm tưởng niệm. Công sức sưu tầm, những quyên góp tiền bạc để in ấn, những bài viết chân tình, và thơ viết về anh, tặng anh, tất cả đều mang đậm dầu ấn tình thơ người Hà Nội. Tôi thắp nén nhang tình và đọc tặng Lãng Thanh bài thơ Chân Hương thay lời cầu siêu.
Chân Hương đứng lặng nỗi buồn vô vi Rồi mầu phẩm nhuộm phai đi Dẫu chẳng còn gì vẫn đứng chân hương.
Tiếng thơ tôi vừa dứt, camera của Trần Nhương cũng off. Tôi nắm tay Nhương, nói vắn đôi câu chia tay, nhưng tôi biết bạn tôi hiểu nhiều hơn những lời tôi nói: “ Cậu có thể ngơi văn thơ một chút, trổ tài họa sĩ, mà chép vào toan, lụa, chân dung muôn mầu người Hà Nội hôm nay trên khắp Kinh Thành Cổ Tích của chúng ta. Phần hai đứa mình, tuy cùng tuổi “cổ lai hy “, nhưng cậu còn phong độ lắm, lao động nghệ thuật còn khỏe lắm, cống hiến còn cao cả lắm, tâm hồn còn trẻ trung lắm. Xin cho mình mượn chân dung cậu làm tấm gương noi”.
Không chờ nghe lời đáp của Trần Nhương, tôi băng nhanh sang đường, đi dọc tường ngoài Văn Miếu, hàng cây trước mặt bỗng rùng mình, lá đổ phiêu phiêu.
Thu hoạch một. Năm 1972 tôi đã viết 15 chữ: “ Thơ là thơ. Thơ không phải địa vị xã hội của người làm thơ”. Vì 15 chữ ấy tôi đã bị kỷ luật. Tôi cam chịu kỷ luật, chịu bao điều tiếng thị phi và bao hệ lụy của đói khổ, nhưng quyết không từ bỏ 15 chữ mà tôi cho là chân lý của mình. Tôi im lặng bền gan đi theo chân lý ấy, ngày ngày chép ghi cổ tích và tin là nhất định có ngày cổ tích của tôi được chào bạn đọc. Cái thời 1970 bom đạn là vậy, phải vậy, và tôi thực lòng chẳng những không cắng đắng trách oán mà còn tri ân cái thời của mình đã ban cho tôi chí khí dũng cảm của người lính và trái tim của trẻ thơ để ghi chép cổ tích đời. Nhắc lại ký ức 40 năm trước, chỉ muốn nói rằng, thời thơ hôm nay đã khác, đã đổi thay, không thể đem nguyên mẫu cai trị thơ thời chúng tôi mà áp đặt cho thời nay. Thơ là tiếng lòng, khòng càn khôn nào cai trị được. Và thế, sứ mạng của những người cầm bút chép cổ tích thời nay là phải tự thay đổi cách nghĩ, cách viết, sao cho tương thích với thời của mình, và chỉ có vậy, mới chép được những cổ tích tầm vóc xứng đáng với thời mình đang sống.
Thu hoạch hai. Trong bẩy thú chơi nghệ thuật được thế giới xếp loại, thơ ca đứng hàng đầu, có nghĩa là thú chơi này ra đời sớm nhất, tồn tại cho đến thời nay và tôi tin rằng nó sẽ còn tồn tại mãi với loài người, dù rằng lúc thịnh lúc suy, nơi cường nơi nhược, khi được tôn vinh, khi bị ghét ganh hắt hủi. Niềm tin của tôi có cơ sở và rất vững chắc, là bởi thơ là thanh lòng ngữ dạ, con người làm sao sống vắng thiếu lời yêu nhau? Cũng vì đức tin ấy, tôi không cho rằng văn hóa đọc ngày nay đang kéo thơ xuống cấp. Xửa xưa xưa chưa có giấy cổ nhân chép thơ ở đâu? Chưa phát minh ra máy in làm sao nhân bản tập thơ thành năm trăm bản như bây giờ? Ca dao, dân ca, cổ tích, thần thoại còn lưu truyền đến ngày nay chỉ được sao in bằng miệng? Và thiếu gì những sách Thơ và Từ của vua chúa in hàng triệu bản, phát không như tờ rơi quảng cáo, thử hỏi có được bao nhiêu người thực đọc? Thế nên, nếu cho rằng văn hóa đọc xuống cấp, người đọc ngoảnh mặt với thơ, thì thật oan cho thơ quá, ít nhất là với Hà Nội quê mình. Theo điều tra của người viết bài, ở thời điểm này, chưa một địa danh nào trên cả nước và không quá lời trên cả toàn thế giới, lại có nhiều câu lạc bộ thơ, nhiều người làm thơ, thích thú với nghê thuật chơi thơ bằng Hà Nội. “Xếp loại cả những ca dao hò vè ấy vào thơì ư?”. Không đáp mà hỏi lại: “Thế thì thế nào mới được gọi là thơ?” Không nhất thiết giao cho thơ quá nhiều sứ mạng, quá nhiều mục đích, mà nên hiểu rằng từ khởi thủy, thơ chỉ đơn thuần là tiếng lòng chia sẻ hỉ nộ ái ố đời, gần thì với con cháu, với bạn bè, xa hơn là với cộng đồng, xa hơn nữa với đồng bào, với nhân loại. Chỉ đơn giản vậy. Thơ là thơ. Người làm thơ, yêu thơ, thích thơ, chơi thơ biết điều đó và tự biết sàng lọc. Cầu mong hãy chào đón, cứ để trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng, cứ để muôn tiếng lòng rung lên, không vội gì chê bai, bài xích, mở lòng nghe nhau, cái gì còn đọng lại trong lòng, trong đời thì đó chính là thơ, đó chính là cổ tích.
Thu hoạch ba. Bảo rằng; Các nhà văn nhà thơ chuyên nghiệp chẳng bao giờ hể hả khích lệ nhau, khen nhau, kiệm lời khen đến mức cười mặt chê lòng. Bảo rằng này không chính xác, ít ra là trong trường hợp tôi, một nghiệp dư thơ mà cũng được bầu bạn chuyện nghiệp tiếp đón và dành cho nhiều lời khích lệ, ngợi khen cao hơn giá trị thực của nó. Tôi cầu mong, trường hợp tôi không ngoại lệ. và nhân ngoại lệ này, xin bạn văn chương hỷ xả cho cái lố, cái tham của niềm sướng muộn của lão ngoan đồng tôi.
Cũng vì tấm lòng thơ cởi mở cùng nhau, nên tôi sung sướng vô ngần được gặp gỡ bao nhiêu bằng hữu anh em, mà tôi gọi họ là những người ghi chép cổ tích thời nay. Hơn một lần chúng tôi ới nhau trên mạng, trên alô, tạm mượn hồ Thiền Quang làm trụ sở, khai hội những người thân yêu nhau từ lâu nhưng đây mới lần đầu gặp mặt, phải xưng tên trước khi nắm tay nhau, ôm nhau, vậy mà quá nhiếu ánh mắt long lanh cười ướt. Từ anh trai Hoàng Xuân Họa, đến anh trai Nguyễn Khôi, đến cặp đôi Trần Vân Hạc, Dương Hiền Nga, đến Mai Thục, Bích Ngọc, đến Thủy Hướng Dương, Chử Thu Hằng…đến nụ cười và tiếng hát, đến hoa và cỏ mùa xuân và camera, trong đó camera của Nguyễn Anh Tuấn to đùng như cao sạ pháo. Chúng tôi không hồi ký với nhau về cuộc đời của ngày hôm qua, vì những đuôi mắt chân chim, mái tóc bạc và những nụ cười chưa tươi đã tắt đã tố cáo tất cả, nói thay tất cả. Chúng tôi cũng không khoe nhau đang văn chương gì vế ngày hôm nay, hình như đó là bí mật nghề nghiệp, nhưng tôi tin ở tình yêu và lao động của các bạn tôi, nhất định các ghi chép cổ tích của thời họ sẽ làm xán lạn hơn, nguy nga hơn, thần tiên hơn Kinh Thành Cổ Tích của chúng ta.
Tôi đã có đêm cuối cùng trước khi bay trở về Sài Gòn, anh trai Hoàng Xuân Họa và nhà thơ Trần Nhương đã cho tôi một cơ may gặp gỡ những người cầm bút đương thời, trẻ trung, sung sức đang viết chép cổ tích của thời nay. Họ đông lắm, tâm thành lắm, đang làm một việc đẹp đẽ ân tình, tưởng niệm một nhà thơ trẻ tài hoa bạc mệnh lúc tuổi mới ngoài hai mươi, tên là Lãng Thanh. Trước khi tới đây tôi hoàn toàn chưa biết gì về Lãng Thanh, nhưng đến đây, tuy không nhiều thước tấc thời gian, nhưng tôi đã như biết tất cả, anh sinh năm 1977, về với hoa năm 2002, bên một dòng sông, trên sông có con đò, trên con đò ấy có hoa sen, trong hương sen thơm ngát ấy có thơ anh viết, có tranh anh vẽ, có ca từ anh hát, có thơ anh dịch, có tản văn anh viết và có cả giải thưởng thơ trao muộn cho anh ( Giải thưởng Văn Học năm 2004). Chừng ấy, chứng tỏ sức lao động anh, lực cống hiến anh và dự báo tài hoa anh hứa hẹn biết bao. Bạn bè anh, những người sống thương tiếc anh, quí trọng tài hoa anh, đã tái hiện lại anh đầy đủ, trong đêm tưởng niệm. Công sức sưu tầm, những quyên góp tiền bạc để in ấn, những bài viết chân tình, và thơ viết về anh, tặng anh, tất cả đều mang đậm dầu ấn tình thơ người Hà Nội. Tôi thắp nén nhang tình và đọc tặng Lãng Thanh bài thơ Chân Hương thay lời cầu siêu.
Chân Hương đứng lặng nỗi buồn vô vi Rồi mầu phẩm nhuộm phai đi Dẫu chẳng còn gì vẫn đứng chân hương.
Tiếng thơ tôi vừa dứt, camera của Trần Nhương cũng off. Tôi nắm tay Nhương, nói vắn đôi câu chia tay, nhưng tôi biết bạn tôi hiểu nhiều hơn những lời tôi nói: “ Cậu có thể ngơi văn thơ một chút, trổ tài họa sĩ, mà chép vào toan, lụa, chân dung muôn mầu người Hà Nội hôm nay trên khắp Kinh Thành Cổ Tích của chúng ta. Phần hai đứa mình, tuy cùng tuổi “cổ lai hy “, nhưng cậu còn phong độ lắm, lao động nghệ thuật còn khỏe lắm, cống hiến còn cao cả lắm, tâm hồn còn trẻ trung lắm. Xin cho mình mượn chân dung cậu làm tấm gương noi”.
Không chờ nghe lời đáp của Trần Nhương, tôi băng nhanh sang đường, đi dọc tường ngoài Văn Miếu, hàng cây trước mặt bỗng rùng mình, lá đổ phiêu phiêu.
Nguyễn Nguyên Bảy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét