“THAY LÁ” MỘT BÀI THƠ HAY – Nguyễn Tiến Lộc
THAY LÁ
Không thể giữ mãi những lá cũ trên cành
Những phôi lá còn nằm trong ruột gỗ
Dù phải xót xa, dù tột cùng đau khổ
Cây vặn mình thay lá để mà xanh.
Những phôi lá còn nằm trong ruột gỗ
Dù phải xót xa, dù tột cùng đau khổ
Cây vặn mình thay lá để mà xanh.
Nguyễn Anh Thuấn, đò đưa
Bài thơ ngắn, rất kiệm lời mà có nhiều ý hay, kín đáo. Nếu liên hệ với tình hình xã hội hiện nay, ta thấy có nhiều thú vị, thích hợp. Đầu đề bài thơ là “THAY LÁ”, ”thay” có nghĩa là chủ động bỏ một thứ này, vật này, người này để dùng một thứ, một vật, một người khác mà chắc là phải tốt hơn, đẹp hơn, giá trị và hữu ích hơn.
“Không thể giữ mãi những lá cũ trên cành “
Câu thứ nhất này như một định đề, lá cũ rồi , “không thể giữ mãi”, chữ “mãi” phần nào nói được thời hạn, hữu ích của lá đã quá hạn rồi, cần phải thay thôi. Nhưng thay như thế nào, cứ để nó tự úa vàng đi, khắc tự rụng xuống, lá rụng về cội, rồi nó tự mục, theo quy luật sinh, bệnh, lão, tử cũng là môt cách thay. Nhưng tác giả không nói đến sự tuần tự nhi tiến, cái quy luât của muôn đời và muôn loài ấy mà để độc giả tự hiểu, thơ đâu có phải là quần áo mà cứ đòi nhau phải “cởi phăng” ra.
Trở lại vấn đề “thay”, tác giả chỉ yêu cầu thay, chứ không phải loại hay bỏ, cho nên tác giả nói “không nên giữ mãi” là nêu vấn đề một cách không gay gắt, mà có chừng mực.” Thay “ có nghĩa là thay cũ, đổi mới, chứ không phải đốn bỏ, cách mạng.Và thay ở đây là thay lá, lá trên cành, mà cành là nơi lá thoát ra để đón nhận ánh năng măt trời, một thứ không thể thiếu được đối với tất cả côn trùng,cỏ cây, hoa lá, động vật ,con người.
Ở trong bài thơ này, cành và lá là những bộ phận của cây sẽ thay đổi, còn thân, gốc, rễ, những cái cốt lõi vẫn giữ nguyên. Đến đây, chủ đề của bài thơ được dần dần hé mở.
Tại sao phải thay? Vì không thích nữa, không hợp nhau, vì mâu thuẫn, vì thiếu năng lực,hoặc ghét nhau .. đây là nói về người, tác giả không nói đến, người đọc tự hiểu, đó là điều rất tế nhị. Còn về “lá”, tác giả nói là vì “cũ” . “Lá cũ” nên phải thay là rất chính đáng. Bởi vì, lá có chức năng tiếp nhận ánh nắng mặt trời để chuyển hoá các chất dinh dưỡng lấy từ đất mà nuôi cây. Lá cũ,-
chức năng ấy không còn, cây sẽ chết. Nhưng đừng lo. Đội quân thay thế đã sẵn sàng :
“ Những phôi lá còn nằm trong ruột gỗ”
2–Những mầm non,lá non đang ủ ở trong thân, trong cành đã hội tụ đủ điều kiện để thành lá rồi, chúng đang ở tư thế một sớm, một chiều để thay thế vị trí của những chíếc lá cũ. Đã là lá cũ, hết chức năng chuyển hoá diệp lục tố chắc hẳn phải là lá vàng. Lá vàng nhường chỗ cho lá xanh là hợp đạo lý.Vậy tại sao ở câu thứ ba, thứ tư tác giả lại viết:
. “Dù phải xót xa, dù tận cung đau khổ”
“Cây vặn mình thay lá để mà xanh. “
Một câu thôi mà nhắc lại hai lần chữ “dù”, chắc hẳn, không thể là sự vô tình đối với một nhà thơ đã cho ra đời năm tập thơ. Phải chăng, vì “lá trên cành” là những bộ phận hữu cơ của cây, có chức năng vô cùng quan trọng trong việc duy trì sự sống của cây, đã có “vấn đề” rồi, nên bây giờ phải thay đi, nhưng chúng cứ ì ra thì cũng phiền cho quá trình “thay lá” đấy. Và phải xa những gì mình trước đây gắn bó nhất với sự sống còn của mình, cây tại sao lại không đau xót cơ chứ, nó đau sót vô cùng là nó rất “người’. Ở đây, cây là chủ thể của sự “Thay Lá’, là nhân vật quyết định, còn lá là đối tượng của sự thay lá. Phải thay những gì gần gũi nhất của mình, giống như những cây bạn bè,những thân, những cành, những lá, đã từng ở cạnh nhau, đã từng chịu bao trận phong ba bão táp, gió mưa sấm sét , nay phải rời xa nhau, hỏi sao lại không đau khổ; đau khổ đến tột cùng là phải lắm.
Nhưng không thể không thay,nếu không thay, cây không thể xanh được, mà sẽ tàn lụi rồi chết, chết cả lũ . Cho nên thân cây mới phải “ vặn mình” , còn nếu chỉ “nghiêng mình”, “lắc mình” , tự đung đưa, rung rinh thì dù là “lá cũ” , nhưng với bản năng tham sống sợ chết, ham nọ, cố kia của tất cả muôn loài, lá vẫn cứ muốn bám lấy cây, bám đến cùng, còn lâu mới chịu rụng. Phải chịu “vặn mình”, tức bản thân “cây” phải chịu những cơn đau đớn mới rũ được những chiếc lá cũ kĩ kia, giống người đàn bà phải chịu đau đớn mà dặn mạnh thì đứa con mới ra đời được. Ai dám bảo rầng công cuộc đổi mới của chúng ta không có những cơn đau.
Thay lá “để mà xanh” vì lá cũ rồi, đừng để đến lúc lá vàng rụng xuống sẽ muộn mất, lập luận của bài thơ rât là lô-gích. Bài thơ của Nguyễn Anh Thuấn được in ở báo Văn Nghệ Số Tết Kỷ Sửu, 2009, đã phản ánh đúng bản chất công cuộc đổi mới ở nước ta. Bài thơ thấu tình đạt lý, nói it mà hàm ý sâu xa, lớn lao .Chỉ tiếc một điều, về mặt từ ngữ, chữ “gỗ” ở câu thứ hai không chuẩn, vì gỗ là một thân cây đã chết, không thể chứa “phôi lá” được. Nhưng thôi, trách làm chi, ngọc nào cũng có vết. Vanhac.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét