TẢN MẠN VỀ TRÚC LÂM ĐẠI SĨ
Khuôn mặt người hiền
Làm vua cũng vậy, làm sư cũng vậy,
Làm vua khi Nước giục
Làm sư khi thân nhàn.
Tấm lòng người hiền
Làm vua cũng vậy, làm sư cũng vậy,
Biết thương người, rồi mới thương mình.
Thiên hạ trong tay mình. Mình trong tâm thiên hạ.
Nhất cử nhất động đều minh bạch
Toàn vẹn trước Trời - Đất - Người.
Không vơ vét làm gì, vẫn giàu hơn tất cả,
Không ỷ thế nạt ai, vẫn ngời ngợi cao vời.
Làm vua cũng vậy, làm sư cũng vậy,
Bậc minh triết xuề xòa thư thái sống muôn đời !.
Kỷ niệm 704 năm ngày giỗ Phật Hoàng Trần Nhân Tông.
ĐỌC LẠI THƠ THỜI TRẦN
Có chút bùi ngùi không sao cưỡng nổi
Khi đọc lại thơ tám thế kỷ xa rồi :
Người xưa trong hơn ta, tĩnh hơn ta,
Gần bản thể hơn ta
Dầu sống ngắn hơn ta.
“ Xuân vũ vô cao hạ,
Hoa chi hữu đoản trường ” ( 1 )
Mưa xuân thỏa thuê không phân biệt sang hèn
Hoa chỉ cần tỏa hương, ngắn dài ai để ý !
Minh triết chính từ cảm quan dung dị
Người hòa lẫn thiên nhiên trong triết lý đại đồng !
“ Vị minh nhân vọng phân tam giáo,
Liễu đắc để đồng ngộ nhất Tâm ” ( 2 )
Cần gì dựng mọi tín điều hóa những bức thành ?
Cả Nho - Lão - Phật đồng nguyên, hòa chung dòng chảy,
Chỗ điều tiết cao vời lại chính ở trong tâm ,
Tâm sáng thì Đời sáng.
Người xưa hồn hậu hơn ta
Ít chịu ràng buộc vì thế tục,
Thoát nhẹ như không qua lỉnh kỉnh việc đời.
Có là gì - việc vị này mất quyền, vị kia làm tổng thống,
Có là gì - chuyện giá vàng leo thang, chứng khoán tụt sàn !
Ta nhỏ nhen hơn xưa mà đa sự hơn xưa,
Ta tất bật để mà ta tồn tại ! ( 3 )
“ Thiên địa do đàn chỉ,
Sơn xuyên đảng thấu thanh
Tạm thời phong vũ động
Kê hướng ngũ canh minh !”
Ai biết nỗi lo thời nào cao hơn,
Ai biết cái nghĩ thời nào cạn hơn ?
Ai biết con người đã từng thành khổng lồ
Lại có lúc hóa thành sâu kiến ?
(4)
Nhưng thôi ! Tiếng gà canh năm vẫn gáy
Nhưng thôi ! Thời đại vẫn đang rung chuyển
Mưa thu qua, mưa xuân sắp đến rồi !.
( 1 ) “ Mưa xuân không có cao có thấp,
Cành hoa tự có ngắn có dài”
( Thơ của Trần Thái Tông- Khóa hư lục )
( 2 ) “ Chưa đủ sáng thì phân nhầm ra ba giáo lý,
Thấu suốt rồi thì cùng ngộ ra chỉ có một Tâm thôi”
( Câu kệ của Trần Thái Tông – Khóa hư lục)
(3)
Nhại lại câu của Descartes, nhà triết học Pháp:
“Tôi suy nghĩ, vậy thì tôi tồn tại!”.
( 4 ) “ Trời đất chỉ như búng một cái ngón tay,
Non sông chỉ bằng một tiếng dặng hắng,
Lúc này tạm đang còn gió mưa rung chuyển
Cũng như tiếng gà gáy lúc canh năm đó mà !”
( Thơ của Tuệ Trung Thượng Sĩ ).
VƯỜN NHẬT BẢN
Đá và rêu
Cách ta đã bảy trăm năm
Huyền hoặc và ám dụ.
Đá ngồi thiền, thẩm thấu lẽ tử sinh,
Rêu lặng lẽ xuất thế và nhập thế.
Ngỡ nước chảy, mà thực không có nước,
Sóng cuội, sóng khô, vô tận, vô cùng…
Thanh tĩnh đến mức nghe được chính mình
Vườn ẩn hiện bất ngờ theo nhịp bước,
Những : tham sân si… đã bỏ quên ngoài cổng,
Chút ghen tỵ Hóa công cũng rơi nốt dọc đường…
Cỏ hữu hạn xanh veo thành bất tử,
Lòng hoàn nguyên rửa sạch với thinh không !.
LỤC BÁT CẦU MAY
Biết đâu, say đắm vẫn còn,
Thoảng cơn gió lạ, nắng dồn sang mưa,
Xế chiều, quay lại giữa trưa ,
Ngậm ngùi nối lại thời chưa biết gì !
Ngậm ngùi chăng ? Ngậm ngùi chi ?
Ngậm ngùi xong để quên đi ngậm ngùi ...
Biết đâu, sau lớp tro vùi,
Ngón tay em có phép cời lửa lên
Vô tình thoát tục thành tiên
Một đời Từ Thức, một duyên Giáng Kiều,
Viễn du... thay kiếp bọt bèo
Chân mây, đầu sóng cũng liều ... Biết đâu !
*
Cuộc đời đâu luận trước sau,
Biết đâu hạnh phúc, biết đâu đọa đầy...
Nếu làm mây, cứ như mây
Một mai tan xuống đất này, được không ?
Nếu em là kiếp bềnh bồng
Thì tôi vĩnh viễn phải lòng phù du,
Nếu em khoát mở sa mù
Thì tôi vĩnh viễn hóa bờ bến xa,
Cầu may tới cõi giao hòa
Cầu may có được ngôi nhà biết yêu !
EM VÀ TÔI
1
Em có nét buồn sâu như ngọn gió
Thổi lang thang qua năm tháng hao gầy,
Tôi có chút buồn xa như vạt cỏ
Khuất chìm sau cát bỏng đến chân mây ...
Khi quay lại nhìn nhau trong khoảnh khắc
Gió qua truông thương cỏ cháy ven trời,
Chỉ em biết, cỏ rồi xanh mút mắt,
Chỉ một mình em biết – cỏ là tôi !
2
Em có thể có gì xa cách lắm
Những ưu phiền chưa nói hết cùng tôi,
Mưa sau núi trải về xa thẳm thẳm
Lối em đi, mù xóa dấu chân rồi...
Nhưng gương mặt qua sa mù trẻ lại
Tươi như sương mà lãng đãng như sương...
Có thể hóa hồ ly trong truyện cổ
Có thể hóa nàng tiên trong cuộc đời thường.
Tôi chớp mắt...chờ phút giây huyễn hoặc ! ? !
Em vẫn vô tâm, lặng lẽ như thiền ...
Nếu hóa nước, hẳn hóa nguồn trong suốt,
Chỉ một mình tôi biết – đó là em !
( Thơ Bằng Việt. Tác giả tự chọn ).
Khuôn mặt người hiền
Làm vua cũng vậy, làm sư cũng vậy,
Làm vua khi Nước giục
Làm sư khi thân nhàn.
Tấm lòng người hiền
Làm vua cũng vậy, làm sư cũng vậy,
Biết thương người, rồi mới thương mình.
Thiên hạ trong tay mình. Mình trong tâm thiên hạ.
Nhất cử nhất động đều minh bạch
Toàn vẹn trước Trời - Đất - Người.
Không vơ vét làm gì, vẫn giàu hơn tất cả,
Không ỷ thế nạt ai, vẫn ngời ngợi cao vời.
Làm vua cũng vậy, làm sư cũng vậy,
Bậc minh triết xuề xòa thư thái sống muôn đời !.
Kỷ niệm 704 năm ngày giỗ Phật Hoàng Trần Nhân Tông.
ĐỌC LẠI THƠ THỜI TRẦN
Có chút bùi ngùi không sao cưỡng nổi
Khi đọc lại thơ tám thế kỷ xa rồi :
Người xưa trong hơn ta, tĩnh hơn ta,
Gần bản thể hơn ta
Dầu sống ngắn hơn ta.
“ Xuân vũ vô cao hạ,
Hoa chi hữu đoản trường ” ( 1 )
Mưa xuân thỏa thuê không phân biệt sang hèn
Hoa chỉ cần tỏa hương, ngắn dài ai để ý !
Minh triết chính từ cảm quan dung dị
Người hòa lẫn thiên nhiên trong triết lý đại đồng !
“ Vị minh nhân vọng phân tam giáo,
Liễu đắc để đồng ngộ nhất Tâm ” ( 2 )
Cần gì dựng mọi tín điều hóa những bức thành ?
Cả Nho - Lão - Phật đồng nguyên, hòa chung dòng chảy,
Chỗ điều tiết cao vời lại chính ở trong tâm ,
Tâm sáng thì Đời sáng.
Người xưa hồn hậu hơn ta
Ít chịu ràng buộc vì thế tục,
Thoát nhẹ như không qua lỉnh kỉnh việc đời.
Có là gì - việc vị này mất quyền, vị kia làm tổng thống,
Có là gì - chuyện giá vàng leo thang, chứng khoán tụt sàn !
Ta nhỏ nhen hơn xưa mà đa sự hơn xưa,
Ta tất bật để mà ta tồn tại ! ( 3 )
“ Thiên địa do đàn chỉ,
Sơn xuyên đảng thấu thanh
Tạm thời phong vũ động
Kê hướng ngũ canh minh !”
Ai biết nỗi lo thời nào cao hơn,
Ai biết cái nghĩ thời nào cạn hơn ?
Ai biết con người đã từng thành khổng lồ
Lại có lúc hóa thành sâu kiến ?
(4)
Nhưng thôi ! Tiếng gà canh năm vẫn gáy
Nhưng thôi ! Thời đại vẫn đang rung chuyển
Mưa thu qua, mưa xuân sắp đến rồi !.
( 1 ) “ Mưa xuân không có cao có thấp,
Cành hoa tự có ngắn có dài”
( Thơ của Trần Thái Tông- Khóa hư lục )
( 2 ) “ Chưa đủ sáng thì phân nhầm ra ba giáo lý,
Thấu suốt rồi thì cùng ngộ ra chỉ có một Tâm thôi”
( Câu kệ của Trần Thái Tông – Khóa hư lục)
(3)
Nhại lại câu của Descartes, nhà triết học Pháp:
“Tôi suy nghĩ, vậy thì tôi tồn tại!”.
( 4 ) “ Trời đất chỉ như búng một cái ngón tay,
Non sông chỉ bằng một tiếng dặng hắng,
Lúc này tạm đang còn gió mưa rung chuyển
Cũng như tiếng gà gáy lúc canh năm đó mà !”
( Thơ của Tuệ Trung Thượng Sĩ ).
VƯỜN NHẬT BẢN
Đá và rêu
Cách ta đã bảy trăm năm
Huyền hoặc và ám dụ.
Đá ngồi thiền, thẩm thấu lẽ tử sinh,
Rêu lặng lẽ xuất thế và nhập thế.
Ngỡ nước chảy, mà thực không có nước,
Sóng cuội, sóng khô, vô tận, vô cùng…
Thanh tĩnh đến mức nghe được chính mình
Vườn ẩn hiện bất ngờ theo nhịp bước,
Những : tham sân si… đã bỏ quên ngoài cổng,
Chút ghen tỵ Hóa công cũng rơi nốt dọc đường…
Cỏ hữu hạn xanh veo thành bất tử,
Lòng hoàn nguyên rửa sạch với thinh không !.
LỤC BÁT CẦU MAY
Biết đâu, say đắm vẫn còn,
Thoảng cơn gió lạ, nắng dồn sang mưa,
Xế chiều, quay lại giữa trưa ,
Ngậm ngùi nối lại thời chưa biết gì !
Ngậm ngùi chăng ? Ngậm ngùi chi ?
Ngậm ngùi xong để quên đi ngậm ngùi ...
Biết đâu, sau lớp tro vùi,
Ngón tay em có phép cời lửa lên
Vô tình thoát tục thành tiên
Một đời Từ Thức, một duyên Giáng Kiều,
Viễn du... thay kiếp bọt bèo
Chân mây, đầu sóng cũng liều ... Biết đâu !
*
Cuộc đời đâu luận trước sau,
Biết đâu hạnh phúc, biết đâu đọa đầy...
Nếu làm mây, cứ như mây
Một mai tan xuống đất này, được không ?
Nếu em là kiếp bềnh bồng
Thì tôi vĩnh viễn phải lòng phù du,
Nếu em khoát mở sa mù
Thì tôi vĩnh viễn hóa bờ bến xa,
Cầu may tới cõi giao hòa
Cầu may có được ngôi nhà biết yêu !
EM VÀ TÔI
1
Em có nét buồn sâu như ngọn gió
Thổi lang thang qua năm tháng hao gầy,
Tôi có chút buồn xa như vạt cỏ
Khuất chìm sau cát bỏng đến chân mây ...
Khi quay lại nhìn nhau trong khoảnh khắc
Gió qua truông thương cỏ cháy ven trời,
Chỉ em biết, cỏ rồi xanh mút mắt,
Chỉ một mình em biết – cỏ là tôi !
2
Em có thể có gì xa cách lắm
Những ưu phiền chưa nói hết cùng tôi,
Mưa sau núi trải về xa thẳm thẳm
Lối em đi, mù xóa dấu chân rồi...
Nhưng gương mặt qua sa mù trẻ lại
Tươi như sương mà lãng đãng như sương...
Có thể hóa hồ ly trong truyện cổ
Có thể hóa nàng tiên trong cuộc đời thường.
Tôi chớp mắt...chờ phút giây huyễn hoặc ! ? !
Em vẫn vô tâm, lặng lẽ như thiền ...
Nếu hóa nước, hẳn hóa nguồn trong suốt,
Chỉ một mình tôi biết – đó là em !
( Thơ Bằng Việt. Tác giả tự chọn ).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét