“Tôi không thể sống mà không yêu”
(Trên đồi Gruzi đêm xuống - Pushkin)
Người
ta thường nhắc đến thi hào Pushkin như một người hát tình ca bằng thơ.
Có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng những bài thơ tình rạo rực mà chân
thành, trong sáng mà nóng bỏng, cuồng nhiệt mà tinh tế… của chàng trai
si tình đã yêu cho đến nhịp đập cuối cùng của con tim.
Tôi cũng yêu thích thơ tình của ông, song mảng thơ về đề tài thiên nhiên thu hút tôi hơn. Vẻ đẹp mê đắm của thiên nhiên chiếm một vị trí quan trọng trong sáng tác của ông và nó mang một nội dung độc đáo. Ông phác họa cảnh núi non, sông suối, cánh đồng tuyết phủ, bầu trời xanh trong… bằng những từ ngữ, hình ảnh dung dị và thuần khiết. Điều khiến tôi hết sức thích thú và nể phục là ngôn ngữ thể hiện thiên nhiên trong thơ Pushkin mang tính chất đơn nghĩa, mang tính khách thể rõ ràng, ông rất ít khi dùng những hình ảnh ẩn dụ để thể hiện tâm trạng. Không trau chuốt, không cầu kỳ, không bóng bẩy, ông mô tả thiên nhiên chân phương, giản dị như nó vốn có.
Đọc những tác phẩm thơ về thiên nhiên của Pushkin (Tuyết nhấp nhô như sóng, Chiều đông, Thu vàng, Họa mi và nhành hồng, Sông Đông, Mùa thu, Bông hoa nhỏ, Cánh hoa đồng nở muộn màng, Con đường mùa đông, Mùa xuân mùa của tình yêu…) tôi như thấy hiện lên trước mắt mình cảnh sắc thiên nhiên nước Nga với vẻ đẹp điển hình đặc biệt, sinh động, thơ mộng, lấp lánh sắc màu… Pushkin không chỉ thể hiện tình yêu quê hương, mà ông còn bộc lộ tình yêu cái đẹp, yêu cái thiện của con người, dẫu đôi khi cũng phảng phất nỗi buồn, một nỗi buồn trong sáng…
Tôi cũng yêu thích thơ tình của ông, song mảng thơ về đề tài thiên nhiên thu hút tôi hơn. Vẻ đẹp mê đắm của thiên nhiên chiếm một vị trí quan trọng trong sáng tác của ông và nó mang một nội dung độc đáo. Ông phác họa cảnh núi non, sông suối, cánh đồng tuyết phủ, bầu trời xanh trong… bằng những từ ngữ, hình ảnh dung dị và thuần khiết. Điều khiến tôi hết sức thích thú và nể phục là ngôn ngữ thể hiện thiên nhiên trong thơ Pushkin mang tính chất đơn nghĩa, mang tính khách thể rõ ràng, ông rất ít khi dùng những hình ảnh ẩn dụ để thể hiện tâm trạng. Không trau chuốt, không cầu kỳ, không bóng bẩy, ông mô tả thiên nhiên chân phương, giản dị như nó vốn có.
Đọc những tác phẩm thơ về thiên nhiên của Pushkin (Tuyết nhấp nhô như sóng, Chiều đông, Thu vàng, Họa mi và nhành hồng, Sông Đông, Mùa thu, Bông hoa nhỏ, Cánh hoa đồng nở muộn màng, Con đường mùa đông, Mùa xuân mùa của tình yêu…) tôi như thấy hiện lên trước mắt mình cảnh sắc thiên nhiên nước Nga với vẻ đẹp điển hình đặc biệt, sinh động, thơ mộng, lấp lánh sắc màu… Pushkin không chỉ thể hiện tình yêu quê hương, mà ông còn bộc lộ tình yêu cái đẹp, yêu cái thiện của con người, dẫu đôi khi cũng phảng phất nỗi buồn, một nỗi buồn trong sáng…
Chân dung Pushkin (Ảnh internet)
Xin được chia sẻ với bạn bài thơ Buổi sáng mùa đông,
một trong những bài thơ tôi yêu thích nhất của đại thi hào Pushkin. Tôi
như tìm thấy trong bài thơ một Pushkin ham sống, khát khao giao cảm với
đời, với cảnh sắc quê hương; tôi như được hòa mình vào những gì tươi
sáng nhất, trân trọng nhất, thân thương nhất, gần gũi nhất của thiên
nhiên… đã in dấu và lắng đọng trong tâm hồn đa cảm của nhà thơ.
Buổi sáng mùa đông
Băng giá và mặt trời, ngày tuyệt đẹp.
Còn ngủ ư, ơi người bạn diễm kiều? -
Dậy đi em, hỡi người đẹp thương yêu
Mở đôi mắt còn say nồng mệt mỏi;
Hãy hiện ra như ngôi sao chói lọi
Miền Bắc phương chào buổi sáng Bắc phương!
Mới chiều qua, em nhỉ, bão cuồng điên,
Một màn tối dăng đầy trời mờ mịt,
Mảnh trăng lu sau mây chì đen kịt
Vàng vọt soi như một vết ố hoen,
Và em ngồi ngơ ngẩn những buồn thương
Còn giờ đây... qua song, em nhìn đó:
Nắng sớm rọi tuyết tưng bừng rực rỡ
Trải mênh mông những tấm thảm tuyệt vời.
Dưới trong xanh thăm thẳm của vòm trời,
Rừng quang quạnh riêng mình in vệt thẳm,
Tùng xanh lá hiện qua làn nhũ mỏng,
Sông nhỏ trôi lấp lánh dưới lần băng.
Khắp căn phòng ánh hổ phách tràn lan,
Bếp lò sưởi củi phừng phừng đượm lửa,
Tiếng lách tách nổ nghe vui giòn giã.
Thú làm sao nằm ngẫm nghĩ trong chăn!
Nhưng này em, em thấy có nên chăng
Ra lệnh đóng ngựa hồng vào xe trượt?
Trên mặt tuyết ban mai ta nhẹ lướt.
Em thân yêu, ta phó mặc ngựa phi,
Bốn vó câu hăm hở cứ lao đi,
Ta thăm lại những cánh đồng hoang vắng.
Những thửa rừng mới đây còn xanh thẳm,
Và dải bờ thân thiết với lòng anh.
Còn ngủ ư, ơi người bạn diễm kiều? -
Dậy đi em, hỡi người đẹp thương yêu
Mở đôi mắt còn say nồng mệt mỏi;
Hãy hiện ra như ngôi sao chói lọi
Miền Bắc phương chào buổi sáng Bắc phương!
Mới chiều qua, em nhỉ, bão cuồng điên,
Một màn tối dăng đầy trời mờ mịt,
Mảnh trăng lu sau mây chì đen kịt
Vàng vọt soi như một vết ố hoen,
Và em ngồi ngơ ngẩn những buồn thương
Còn giờ đây... qua song, em nhìn đó:
Nắng sớm rọi tuyết tưng bừng rực rỡ
Trải mênh mông những tấm thảm tuyệt vời.
Dưới trong xanh thăm thẳm của vòm trời,
Rừng quang quạnh riêng mình in vệt thẳm,
Tùng xanh lá hiện qua làn nhũ mỏng,
Sông nhỏ trôi lấp lánh dưới lần băng.
Khắp căn phòng ánh hổ phách tràn lan,
Bếp lò sưởi củi phừng phừng đượm lửa,
Tiếng lách tách nổ nghe vui giòn giã.
Thú làm sao nằm ngẫm nghĩ trong chăn!
Nhưng này em, em thấy có nên chăng
Ra lệnh đóng ngựa hồng vào xe trượt?
Trên mặt tuyết ban mai ta nhẹ lướt.
Em thân yêu, ta phó mặc ngựa phi,
Bốn vó câu hăm hở cứ lao đi,
Ta thăm lại những cánh đồng hoang vắng.
Những thửa rừng mới đây còn xanh thẳm,
Và dải bờ thân thiết với lòng anh.
(Người dịch: Thúy Toàn)
Nguyên tác
Мороз и солнце, день чудесный!
Еще ты дремлешь, друг прелестный -
Пора, красавица, проснись:
Открой сомкнуты негой взоры
Навстречу северной Авроры,
Звездою севера явись!
Вечор, ты помнишь, вьюга злилась,
На мутном небе мгла носилась;
Луна, как бледное пятно,
Сквозь тучи мрачные желтела,
И ты печальная сидела -
А нынче... погляди в окно:
Под голубыми небесами
Великолепными коврами,
Блестя на солнце, снег лежит;
Прозрачный лес один чернеет,
И ель сквозь иней зеленеет,
И речка подо льдом блестит.
Вся комната янтарным блеском
Озарена. Веселым треском
Трещит затопленная печь.
Приятно думать у лежанки.
Но знаешь: не велеть ли в санки
Кобылку бурую запречь?
Скользя по утреннему снегу,
Друг милый, предадимся бегу
Нетерпеливого коня
И навестим поля пустые,
Леса, недавно столь густые,
И берег, милый для меня.
Еще ты дремлешь, друг прелестный -
Пора, красавица, проснись:
Открой сомкнуты негой взоры
Навстречу северной Авроры,
Звездою севера явись!
Вечор, ты помнишь, вьюга злилась,
На мутном небе мгла носилась;
Луна, как бледное пятно,
Сквозь тучи мрачные желтела,
И ты печальная сидела -
А нынче... погляди в окно:
Под голубыми небесами
Великолепными коврами,
Блестя на солнце, снег лежит;
Прозрачный лес один чернеет,
И ель сквозь иней зеленеет,
И речка подо льдом блестит.
Вся комната янтарным блеском
Озарена. Веселым треском
Трещит затопленная печь.
Приятно думать у лежанки.
Но знаешь: не велеть ли в санки
Кобылку бурую запречь?
Скользя по утреннему снегу,
Друг милый, предадимся бегу
Нетерпеливого коня
И навестим поля пустые,
Леса, недавно столь густые,
И берег, милый для меня.
(Aleksandr Sergeevich Pushkin)
ĐÔI NÉT VỀ TIỂU SỬ VÀ CÁC TÁC PHẨM CỦA PUSHKIN
(Tham khảo từ Wikipedia)
Aleksandr
Sergeevich Pushkin - nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng - Mặt
trời thi ca Nga - sinh ngày 6 tháng năm 1799 tại Moskva trong một gia
đình quý tộc Nga. Thời thơ ấu, Pushkin thường tới sống với bà ngoại tại
ngôi làng nhỏ Zakharov, ngoại ô Moskva. Những tháng ngày êm đềm ở đây
ảnh hưởng không ít đến tâm hồn nhạy cảm của cậu bé Pushkin, về sau này
được phản ảnh trong những bài thơ đầu tiên "Thầy tu", 1813; "Bova",
1814; "Lời nhắn cho Yudin", 1815; "Giấc mơ", 1816.
Sáu
tuổi, Pushkin được tuyển vào trường Lyceum Hoàng gia. Tại đây ông đã
chứng kiến cuộc chiến tranh giữa quân đội Nga hoàng với quân Pháp của
Napoleon I (1812). Ông có bài thơ nổi tiếng về chủ đề này - "Hồi ức ở
Hoàng Thôn" (1815) được đánh giá là một tác phẩm kiệt xuất của Pushkin,
khi đó mới 16 tuổi.
Sau
khi tốt nghiệp Lyceum, Pushkin tích cực tham gia vào các hoạt động văn
học nghệ thuật đấu tranh cho cuộc cách mạng xoá bỏ chế độ nông nô tại
Nga. Thời gian này ông cho ra đời những bài thơ mang tính chính trị như
"Gửi Chaadaev" (1818), "Gửi N. Ya. Plyuskova" (1818), "Làng quê"
(1819)... Năm 1820 Pushkin cho in bản trường ca đầu tiên của mình -
"Ruslan và Lyudmila" và ngay lập tức tạo được tiếng vang lớn về phong
cách cũng như chủ đề, mặc dù cũng phải chịu sự công kích dữ dội từ phía
chính quyền.
Mùa
xuân 1820, do những bài thơ cách mạng, thống đốc Sankt-Peterburg, bá
tước M. Miloradovich, đã quyết định đày Pushkin tới Sibir. Tuy nhiên nhờ
sự giúp đỡ và ảnh hưởng của những người bạn, cuối cùng ông chỉ phải
chịu mức án nhẹ hơn là bị trục xuất khỏi thành phố Sankt-Peterburg vô
thời hạn.
Sau
khi rời Sankt-Peterburg, Pushkin đã đi xuống miền nam nước Nga. Trong
thời gian này ông vẫn tiếp tục cho ra đời những tác phẩm mới có ảnh
hưởng rất lớn tới văn học Nga thế kỷ 19, như "Người tù binh Kavkaz"
(1822), "Gavriiliada" (1821), "Anh em lũ cướp" (1822), "Đài phun nước
Bakhchisaraysky" (1824), tiểu thuyết bằng thơ, kiệt tác "Yevgery Onegin"
.
Tháng
7 năm 1824, với đơn xin ân xá, Pushkin được chính quyền cho phép về ở
khu trang trại Pskov tại vùng Mikhailovskoe dưới sự kiểm soát của gia
đình. Tại Mikhailovskoe ông đã sang tác những tác phẩm lịch sử như vở
kịch "Boris Godunov" (1825), "Với biển cả" (1826), trường ca "Những
người Digan" (1827).
Năm
1825, trong lần sang thăm trang trại láng giềng, Pushkin đã gặp nàng
Anna Kern, người tạo cho ông cảm hứng để sáng tác bài thơ nổi tiếng "Gửi
K". Cuối năm 1825 đầu năm 1826 kết thúc chương năm và sáu của "Evgeny
Onegin", mà lúc đó Pushkin coi là đoạn kết cho phần một của tác phẩm.
Cuối
năm 1825, thông qua một số viên chức có thiện chí, Pushkin đã được tiếp
cận Nga hoàng Nikolai I để đệ đơn xin ân xá và được Nga hoàng chấp
thuận song bị quản thúc tại gia và bị kiểm duyệt gắt gao các tác phẩm
của nhà thơ. Pushkin đã chuyển về Moskva sống trong thời gian này.
Năm
1831 được đánh dấu bởi một sự kiện rất quan trọng trong sự nghiệp của
Pushkin, ông gặp gỡ Nikolai Vasilyevich Gogol, họ nhanh chóng trở thành
bạn thân và luôn hỗ trợ nhau trong hoạt động nghệ thuật. Puskin đã có
ảnh hưởng lớn tới những nhân vật trong các tác phẩm châm biếm phê phán
hiện thực của Gogol.
Cùng
năm 1831, Pushkin kết hôn với người đẹp Natalia Goncharova, người đã
đem lại cho ông cảm hứng sáng tác lớn lao. Ông hoàn tất chương "Bức thư
của Onegin" trong tác phẩm "Evegeny Onegin" và cũng là chương kết của
công trình vĩ đại mà nhà thơ đã mất 8 năm để thực hiện.
Năm
1833, Pushkin trở lại Sankt-Peterburg, chế độ quản thúc đối với Pushkin
được nới lỏng, tuy nhiên các tác phẩm thơ ca của ông vẫn phải có sự
đồng ý của Sa hoàng mới được phát hành. Thời kỳ này, Pushkin chuyển
hướng sang viết văn xuôi. Ông sáng tác truyện vừa như "Con đầm bích",
tiểu thuyết như "Dubrovski", "Con gà trống vàng"
Cùng
với những người bạn, Pushkin đã thành lập tờ tạp chí Người đương thời.
Nhiều tác giả nổi tiếng của Nga thời bấy giờ như Turgenev, N.V. Gogol,
V.A. Zhukovski, P.A. Vyazemski đã ủng hộ bằng cách gửi những tác phẩm
mới nhất của mình tới cho tạp chí này.
Năm
1837, để bảo vệ danh dự của mình và của vợ yêu, Pushkin đã thách đấu
súng với Georges d' Anthes. Cả hai đều bị trọng thương. Pushkin qua đời
hai ngày sau đó – ngày 10 tháng 2 năm 1837. Không chỉ nước Nga mà cả thế
giới đã mất đi một đại thi hào ở tuổi còn rất trẻ.
SMĐ
5/5/2012
BT gửi qua eMail
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét