SỢ
Thủy Hường Dương
.
Không còn trẻ để ngây thơ
Bây giờ mà nói dại khờ ai tin?
Thế mà một ánh mắt nhìn
Cũng làm em sợ… nhỡ mình lại yêu?
Bây giờ mà nói dại khờ ai tin?
Thế mà một ánh mắt nhìn
Cũng làm em sợ… nhỡ mình lại yêu?
Sợ đêm buông lấp nắng chiều
Sợ ngày cạn hết những điều khát khao
Sợ bàn tay ấy chạm vào
Rối tơ lòng, biết ai nào gỡ cho?
Sợ ngày cạn hết những điều khát khao
Sợ bàn tay ấy chạm vào
Rối tơ lòng, biết ai nào gỡ cho?
Sợ lá khẽ rụng vườn mơ
Sợ người lấy cớ sững sờ trăng khuya
Làm sao biết lối mà về
Đôi chân trần vướng cỏ mê mất rồi!
Sợ người lấy cớ sững sờ trăng khuya
Làm sao biết lối mà về
Đôi chân trần vướng cỏ mê mất rồi!
Sợ sông suối ngập khóc, cười
Biết đâu đắm cả một đời đa đoan
Gió ru một khúc ngỡ ngàng
Sợ lòng réo rắt muôn vàn nhớ thương…
Biết đâu đắm cả một đời đa đoan
Gió ru một khúc ngỡ ngàng
Sợ lòng réo rắt muôn vàn nhớ thương…
Chiều hè lộng gió 2010
.
Thơ Thủy Hướng Dương
Sách “Sợ buồn khẽ rụng”
NXB Công an Nhân dân, năm 2012
Sách do tác giả gửi tặng.
Sách “Sợ buồn khẽ rụng”
NXB Công an Nhân dân, năm 2012
Sách do tác giả gửi tặng.
ĐÔI LỜI CỦA VÂN HẠC:
Trong bài thơ, nhân vật trữ tình “sợ” nhiều thứ lắm: “Sợ nhỡ yêu”, “sợ” cạn hết khát khao, “sợ” tay trong tay, “sợ rối tơ lòng”, “sợ” chân “vướng cỏ mê”, “sợ” “ngập khóc, cười” , “sợ” đa đoan và nhất là “sợ lòng réo rắt muôn vàn nhớ thương…” . Nỗi “sợ” ấy do trái tim mách bảo, trái tim rung động và khát khao rất tự nhiên nhưng nỗi “sợ” ấy cũng chính là lý trí soi sáng để biết yêu và biết “sợ” một cách thông thái. Một nỗi “sợ” rất dễ thương đầy chất nhân văn của người biết yêu và biết giới hạn của tình yêu.
Nhân vật trữ tình trong bài thơ trải lòng với nhiều cung bậc “sợ” khác nhau, mỗi cung bậc như cung đàn muôn điệu của tình yêu, ngày một được đẩy lên tới cao trào. Tác giả khéo léo gửi những tín hiệu tình yêu vào những cái vừa cụ thể, vừa trừu tượng, thực ảo đan xen, tạo nên một hiệu quả thẩm mỹ cao, thấm vào lòng người đọc: “Ánh mắt nhìn:, “đêm”, “cạn”, “bàn tay ấy”, “lá rụng”, “sững sờ trăng khuya”, “sông suối”… để rồi dẫn đến: “Sợ lòng réo rắt muôn vàn nhớ thương…”. Tình yêu vốn như thế đấy, đầy sức đam mê, quyễn rũ. Có ai không rung động trước những tín hiệu yêu đương và khao khát đi đến tận cùng. Từ bao đời tình yêu vẫn như có ma lực dễ dàng đưa con người ta vào chốn “bùa mê thuốc lú”, khơi dậy bao điều tốt đẹp và cả những dục vọng, kể cả khi đã ở cái tuổi “Không còn trẻ để ngây thơ”. Câu thơ kết bài là một cung đàn ngân lên trong trẻo và dễ thương, để lại rất nhiều dư ba lấp lánh về những vẻ đẹp của cuộc sống và tình yêu… Bất kỳ người đọc nào sau khi thưởng thức bài thơ cũng nghĩ đến những nét đẹp rất đáng trân trọng trong tâm hồn người phụ nữ Á Đông.
Tình yêu sinh ra và nuôi dưỡng muôn loài. Thế giới này ngày một đẹp hơn vì luôn luôn có tình yêu, bởi vậy khao khát được yêu, được dâng hiến, được sống thực với lòng mình là một nhu cầu tất yếu nhưng không phải ai cũng biết “sợ” để bản lĩnh hơn vượt lên những dục vọng thấp hèn, nâng niu, gom nhặt, lựa chọn những hạt tin yêu, ấp ủ những mầm xanh cho mùa trái chín ngọt lành. Nỗi “sợ” rất nhân văn kia là tiếng lòng của người phụ nữ trong khi còn nhiều gánh nặng của cuộc sống và cả những bất công đè nặng lên số phận. bài thơ như một lời thủ thỉ tâm tình thức tỉnh hạt mầm tốt đẹp trong mỗi con người!
Nhân vật trữ tình trong bài thơ trải lòng với nhiều cung bậc “sợ” khác nhau, mỗi cung bậc như cung đàn muôn điệu của tình yêu, ngày một được đẩy lên tới cao trào. Tác giả khéo léo gửi những tín hiệu tình yêu vào những cái vừa cụ thể, vừa trừu tượng, thực ảo đan xen, tạo nên một hiệu quả thẩm mỹ cao, thấm vào lòng người đọc: “Ánh mắt nhìn:, “đêm”, “cạn”, “bàn tay ấy”, “lá rụng”, “sững sờ trăng khuya”, “sông suối”… để rồi dẫn đến: “Sợ lòng réo rắt muôn vàn nhớ thương…”. Tình yêu vốn như thế đấy, đầy sức đam mê, quyễn rũ. Có ai không rung động trước những tín hiệu yêu đương và khao khát đi đến tận cùng. Từ bao đời tình yêu vẫn như có ma lực dễ dàng đưa con người ta vào chốn “bùa mê thuốc lú”, khơi dậy bao điều tốt đẹp và cả những dục vọng, kể cả khi đã ở cái tuổi “Không còn trẻ để ngây thơ”. Câu thơ kết bài là một cung đàn ngân lên trong trẻo và dễ thương, để lại rất nhiều dư ba lấp lánh về những vẻ đẹp của cuộc sống và tình yêu… Bất kỳ người đọc nào sau khi thưởng thức bài thơ cũng nghĩ đến những nét đẹp rất đáng trân trọng trong tâm hồn người phụ nữ Á Đông.
Tình yêu sinh ra và nuôi dưỡng muôn loài. Thế giới này ngày một đẹp hơn vì luôn luôn có tình yêu, bởi vậy khao khát được yêu, được dâng hiến, được sống thực với lòng mình là một nhu cầu tất yếu nhưng không phải ai cũng biết “sợ” để bản lĩnh hơn vượt lên những dục vọng thấp hèn, nâng niu, gom nhặt, lựa chọn những hạt tin yêu, ấp ủ những mầm xanh cho mùa trái chín ngọt lành. Nỗi “sợ” rất nhân văn kia là tiếng lòng của người phụ nữ trong khi còn nhiều gánh nặng của cuộc sống và cả những bất công đè nặng lên số phận. bài thơ như một lời thủ thỉ tâm tình thức tỉnh hạt mầm tốt đẹp trong mỗi con người!
Thơ Thủy Hướng Dương
Sách “Sợi buồn khẽ rụng”
NXB Công an Nhân dân, năm 2012
Sách do tác giả gửi tặng.
Lời bình: Trần Vân Hạc
Sách “Sợi buồn khẽ rụng”
NXB Công an Nhân dân, năm 2012
Sách do tác giả gửi tặng.
Lời bình: Trần Vân Hạc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét