Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

Tạm đóng Lyphuonglien.blogspot.com


KÍNH BÁO

Kể từ hôm nay, Thứ Sáu, ngày 19/7/2013, trang blog của Lý Phương Liên ( lyphuonglien.blogspot.com) tạm thời không cập nhật bài mới.

LPL đã chuyển sang biên tập bài vở cho trang blog của Nguyễn Nguyên Bảy.
Kính mời bạn đọc yêu mến LPL mời vào trang:

nguyennguyenbay.blogspot.com 


chúng ta cùng gặp gỡ, chia sẻ và cùng nhau chung sức làm sách Thơ Bạn Thơ và Văn Bạn Văn.

Lý Phương Liên kính báo.

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

Mới nhất/ Sách Thơ Bạn Thơ trên sóng HTV9


BNN: Chân thành cảm ơn Ban Văn Nghệ Đài HTV9, BTV Hoàng Vũ Quân, Các đạo diễn, quay phim, kỹ thuật dàn dựng.. đã vô tư, nhiệt tình, nâng đỡ tinh thần, trợ sức giúp chúng tôi thực hiện chương trình Tiếng Thơ này với mục đích quảng bá và tôn vinh sự đóng góp cùa sách Thơ Bạn Thơ.
Cảm ơn nhà thơ Phan Thu Bình giúp chúng tôi thực hiện việc ghi lại chương trình phát sóng của Đài HTV9, cung cấp DVD cho chúng tôi tải 60 phút bằng hình kéo dài 16g lên Youtube, kịp thời phục vụ bạn đọc chưa kịp xem chương trình trên sóng truyền hình.Cảm ơn bạn đọc xa gần thường xuyên điện thoại, tin nhắn, eMail khích lệ chúng tôi, nhưng do thời gian eo hẹp, chúng tôi chưa kịp thời hồi âm, trao đổi tâm tình.Trong quá trình cùng HTV9 thực hiện bằng hình Tiếng Thơ này, nếu có thiếu sót gì, kính mong lượng thứ.Và sau cùng, xin bạn đọc nhín chút thời gian, nhấn chuột vào xem chương trình Thơ Bạn Thơ của chúng ta.

TỌA ĐÀM SÁCH THƠ BẠN THƠ 
ĐÀI TRUYỀN HÌNH TP. HCM
Chương trình Tiếng Thơ HTV9/
Phát sóng 15g20 ngày 15/7/2013
Thời lượng 60 phút

YouTube gồm 3 phần: Part 1, 2 và 3


PART 1
.
NguyenBay Nguyen đã chia sẻ một video với bạn trên YouTube


Chương trình Tiếng Thơ / HTV9/ Tọa đàm Thơ Bạn Thơ.
Tham dự: Trương Chính Tâm/ Tô Hoàng/ Nguyễn Thị Hiền/ Nguyễn Nguyên Bảy/ Lý Phương Liên/ Hoàng Vũ Thuật/ Hoàng Vũ Quân.
Dàn nhạc và các nghệ sĩ ngâm thơ Đài HTV TPHCM/ Prat 1/ : Thơ Nguyễn Hậu - TB Đài Trang/ Thơ Phạm Đình Ân - TB Hồng Vân/ Thơ Ngọc Tuyết - TB Bích Ngọc.

PART 2
.
NguyenBay Nguyen đã chia sẻ một video với bạn trên YouTube


Chương trình Tiếng Thơ / HTV9/ Tọa đàm Thơ Bạn Thơ.
Tham dự: Trương Chính Tâm/ Tô Hoàng/ Nguyễn Thị Hiền/ Nguyễn Nguyên Bảy/ Lý Phương Liên/ Hoàng Vũ Thuật/ Hoàng Vũ Quân.
Dàn nhạc và các nghệ sĩ ngâm thơ Đài HTV TPHCM/ Part 2/ : Thơ Túy Phương- TB Phan Xuân Thi/ Thơ Song Thu- TB Ngọc Quang/ Thơ Thủy Hướng Dương- TB Kim Luyến/ Thơ Thi Nhung- TB Bích Ngọc..


PART 3.
NguyenBay Nguyen đã chia sẻ một video với bạn trên YouTube


Chương trình Tiếng Thơ / HTV9/ Tọa đàm Thơ Bạn Thơ.
Tham dự: Trương Chính Tâm/ Tô Hoàng/ Nguyễn Thị Hiền/ Nguyễn Nguyên Bảy/ Lý Phương Liên/ Hoàng Vũ Thuật/ Hoàng Vũ Quân.
Dàn nhạc và các nghệ sĩ ngâm thơ Đài HTV TPHCM/ Part 3/: Thơ Phùng Hải Yến - BD Thùy Dương/ Thơ Trần Nhương - BD Đức tâm

nguyennguyenbay.blogspot.com

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

Tranh Bùi Xuân Phái minh họa thơ Hồ Xuân Hương

  DANH HỌA BÙI XUÂN PHÁI


Đôi gò Bồng đảo sương còn ngậm
Một lạch Đào nguyên nước chửa thông..
.
(Thiếu nữ ngủ ngày - Hồ Xuân Hương).
     Những ý thơ gợi tình của nữ sĩ Hồ Xuân Hương được khắc họa sinh động qua nét bút phóng khoáng của danh hoạ Việt Nam Bùi Xuân Phái

Thơ NGUYỄN NGỌC HẠNH

 
Thơ
NGUYỄN NGỌC HẠNH


NHAN SẮC 

Nhan sắc
Thường do trời ban cho
Người đàn bà coi như báu vật
Họ thường tiêu xài nhan sắc của mình
Tuỳ theo mỗi số phận

Nhan sắc em là giấc ngủ nồng của con
Là sự tảo tần đêm mưa chờ chồng
Là sớm khuya thân cò lặn lội
Một đời dầm dãi gió sương

Nhan sắc em chín lịm vào trong
Như quả ngọt đồng làng
Như tầng tầng câu thơ đa nghĩa
Mơ hồ một cõi mênh mang

Em đâu phải hồng nhan
Mà trời trao phận bạc
Thơ tôi không làm thêm nhan sắc
Em cứ lặng thầm mà chín vào trong

Trời không cho đời không ban
Em làm nên nhan sắc riêng mình…

Thơ ĐÀO THÁI SƠN

 
Thơ
ĐÀO THÁI SƠN


MAI ANH ĐI

mai anh đi
em hãy vặn bớt ngọn đèn
đỉnh đồi cuối mùa thay lá
mở cánh cửa lồng
cho đôi hoàng yến bay đi
và đừng khép cửa
khi trăng lưỡi liềm ghé về mỗi tháng
khoác chiếc áo nhung triệu ánh mắt diệu kỳ.

mai anh đi
em cứ để đám cỏ gà trước ngõ
cho lũ chuồn chuồn nương gió đung đưa
những câu chuyện ngày xưa
em đừng phanh phơi dù một lần đã rõ
khóm cúc hai mùa nở
hãy buộc con thuyền vào mảnh vườn mình

mai anh đi
em đừng bao giờ khóc
dù đôi mắt em không muốn lặng thinh
cứ mặc năm tháng chùng chình
trên mái tóc

mai anh đi
nếu lúc nửa đêm
bàn tay lão Bệnh Tật gõ ở cửa ngoài
em hãy im lặng và để cho
cây nến nhỏ, quyển kinh dày cùng bảo :
- Nhà không có một ai.

Thơ HUỲNH LONG SƠN


Thơ
HUỲNH LONG SƠN

MIỀN ĐẤT ĐÓ BÂY GIỜ


Dòng sông đó giờ đây không còn lũ
Không còn sức hơi tắm mát ruộng đồng
Thì em ơi làm sao sông có thể
Hào phóng cho người manh áo chén cơm.

Đồng nước cạn đặc dày đăng,dớn,lưới
Giăng bắt gì đây? Không lũ, cá không về
Biết tìm nơi đâu vạt rừng điên điển nở
Vàng một góc trời nước nổi năm xưa.

Miền quê đó có những người hay tiếc
Hay nhắc về một thời dưới cá trên cơm
Hay bơi đi tìm trong nỗi nhớ
Một tiếng cuốc kêu tê điếng cả tâm hồn.

Đồng ruộng đó giờ đây đà kiệt sức
Lúa vụ ba, đất không được nghỉ ngơi
Doanh nghiệp lời to, nông dân thua lỗ
Gặt cắt xong người phải giạt quê người.

Miền quê đó giờ đang đô thị hóa
Củi, nước, gạo, rau… đều phải bỏ tiền mua
Nhịp cuộc sống luôn bon chen,vội vã
Tiếng kèn xe át hết tiếng gà trưa.

Miền quê đó giờ đây đang thay đổi
Ánh điện sáng soi nỗi buồn của mẹ già
Ngồi cô đơn trong ngôi nhà quạnh vắng
Thương cháu con vất vả ở phương xa.

Thơ LÊ QUANG TRẠNG


Thơ

LÊ QUANG TRẠNG


SINH TỒN


Cơn gió đã tước hết những chiếc lá vànG
Vơ vét chiếc lá xanh cuối mùa sót lại
Cành cây trơ trọi
Sau mùa hoa trái xum xuê.

Cơn gió rủ nhau lũ lượt bay về
Chúng nhăn nhó trước bức tường mục nát
Những hạt cát bị cuốn đi trả về sa mạc
Bức tường giờ còn trong đôi mắt hư vô…

Gió dập bức bình phong của cây bằng tháng ngày khắc nghiệt
Xô ngã cây bằng sức mạnh vô hình
Mừng vui mở tiệc tung hoành bay nhảy
Bỏ mặc gốc cây tróc rễ chết khô.

Mấy mùa nắng mưa dửng dưng không lời thăm hỏi
Tôi thấy một chồi non vừa nhú ra từ gốc cây đã mục
Nó vẫn đứng thẳng trước thiên tai rình rập
Chồi non này và những chồi non khác đang vươn vai
Sau mùa ấp ủ ôm giấc ngủ quên trong cơn sốt gió.

Chào sách thơ CÁNH ĐỒNG NHIỀU HƯỚNG GIÓ..

 
CẢM ƠN TÌNH THƠ 
Từ nguyennguyenbay
Đến NGUYỄN MINH KHIÊM, Thanh Hóa.


Khiêm ơi, đã nhận được rồi, hoan hô bưu điện, đủ cả ba sách thơ, in năm 2009 với Vết Thương Đá, in năm 2011 với Giải Mã, và thơm phức mùi mực, 2013 với Cánh Đồng Nhiều Hướng Gió.
Lật mở Bía 4 sách in mới nhất, dụi mắt. Khiêm bắt đầu có sách in từ 1989, đến sách mới này, tổng cộng đã 14 đầu sách văn chương. Viết gì mà nhiều thế? Đọc lùi xuống dưới, phần bìa in giải thưởng, lóa mắt, đếm. Ãm 12 giải thưởng lớn nhỏ, mà Khiêm tự tin "khoe" thì quyết là không là giải tầm thường..Bèn tự đáp câu hỏi trên với lời thán phục: Viết nhiều mà viết hay mức được giải thưởng thì Khiêm đích thị thi nhân thật..
Thi nhân thật này, tên đầy đủ là Nguyễn Minh Khiêm, quê miền Thanh Hóa..

Thơ TRẦN THANH PHƯƠNG

 

Thơ
TRẦN THANH PHƯƠNG

NÓN NGỰA PHÚ GIA

Em về làng nón Phú Gia
Mua chiếc Nón Ngựa làm quà tặng anh
Từ che mưa nắng mà thành
Cũng nòi nón lá vinh danh con người
Làm ra cái Đẹp để đời
Đưa chân du khách về chơi Cát Tường

Không như nón Huế dễ thương
Cho em tạo dáng trên đường làm duyên
Nón này khi đã đội lên
Đã thành "quyền quý" ngự trên ngựa rồi
Cho nên đừng lấy làm chơi
Kết tinh ước nguyện một thời đó anh
(Trai tài trong cuộc đua tranh
Chẳng ai không muốn lưu danh bao giờ?)

Đội lên đầu
thử
lạ chưa
Bỗng nghe tiếng ngựa ngày xưa hý về
Nón này trai đội gái mê
Làm nên thương hiệu làng nghề quê ta!

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

Góc riêng tư/ Gặp gỡ nhà thơ Đông Tùng


DUYÊN GẶP..

Một người xếp việc đạo, khép cổng chùa. Hai người đóng cửa phòng văn phong thủy. Duyên gặp. 
Thơ đạo, thơ đời nhàn đàm mang mang xán lạn sáng mai nay.. 

Người tu hành, Phật đạo, phái Đại Thừa (chay toàn phần), thạc sĩ văn chương, nhà thơ Đông Tùng, tuổi Giáp Dần, gương mặt phúc hậu, tươi hồng, áo nâu sồng như ảnh..
Người trần tục, quy y tại gia, phái Tiểu Thừa (mặn nhiều hơn chay).

Thư viện mạng cập nhật/ Về Marilyn Monroe


Pi Uy 
Bộ ảnh khỏa thân cuối cùng của Marilyn Monroe

Trong tuần qua, nhiếp ảnh gia người Mỹ Bert Stern (1929-2013) đã qua đời ở tuổi 83. Trong sự nghiệp của mình, ông nổi tiếng với những bộ ảnh gắn liền với tên tuổi nữ diễn viên Marilyn Monroe. Những khoảnh khắc mà ông ghi lại được về “biểu tượng sex của Hollywood” có một vẻ đẹp riêng đặc biệt mà hiếm nhiếp ảnh gia nào đương thời đạt được.

Video sách TBT1/ Thơ Ngọc Tuyết/ Triệu Xuân/ Phùng Hải Yến

NNB: Sau khi đã post lên mạng trọn bộ văn bản ba tập Thơ Bạn Thơ 1, 2, 3/ Chúng tôi tiếp tục post lên mạng trọn bộ ba tập thơ nói trên qua băng hình mộc, do người chủ trương đọc chay, với tấm lòng trân trọng, khách quan, vô tư, công bằng, để cùng bạn đọc thẩm thơ bạn thơ, cao hứng thì đò đưa những áng thơ  sạch, xanh, đẹp. Bởi chúng ta đang bước vào khúc tuyển chọn thơ hay cho các tập HÒA CA. Kính mời các bạn quan tâm, yêu thích, nhín thời gian cùng nghe. 

VIDEO THƠ BẠN THƠ 1

 Thơ Ngọc Tuyết/ Triệu Xuân/ Phùng Hải Yến



NguyenBay Nguyen đã chia sẻ một video với bạn trên YouTube

Sách THƠ BẠN THƠ/ NXB Văn Học ấn hành 8.2012/ Nhiều tác giả/ LPL và NNB chủ biên/ Phần thơ Người Thơ đương thời/ Thơ Ngọc Tuyết..
NguyenBay Nguyen đã chia sẻ một video với bạn trên YouTube

Sách THƠ BẠN THƠ / NXB Văn Học ấn hành 8.2012/ Nhiều tác giả/ LPL và NNB chủ biên/ Phần thơ Người Thơ đương thời/ Thơ Triệu Xuân..

NguyenBay Nguyen đã chia sẻ một video với bạn trên YouTube

Sách THƠ BẠN THƠ/ NXB Văn Học ấn hành 8.2012/ Nhiều tác giả/ LPL và NNB chủ biên/ Phần thơ Người Thơ đương thời/ Thơ Phùng Hải Yến..


nguyennguyenbay.blogspot.com  giới thiệu

NGHỆ SĨ NHÂN LOẠI HAY NGHỆ SĨ XÓ BẾP?

NGHỆ SĨ NHÂN LOẠI HAY NGHỆ SĨ XÓ BẾP ?   

Nguyễn Hoàng Đức
 

Chưa bao giờ hình ảnh con người ở mọi ngành nghề cho đến cả ngành dịch vụ lại đòi hỏi tầm vóc nhân loại như hiện nay. Xưa kia người ta có thể yên ổn bình thản co cụm sống trong lũy tre làng, mặc cho thiên hạ phát triển tiến bộ hay đi về đâu. Nhưng ngày nay, như người ta vẫn nói: thế giới đang là một cái làng. Các phi trường nở rộ khắp nơi, nhiều người đi làm bằng máy bay, nhiều người khác leo lên máy bay chẳng khác gì đi xe buýt, như vậy ở sân bay đầu kia du khách đáp xuống sân bay đầu này, không thể có giá dịch vụ cũng như chất lượng dịch vụ khác hẳn nhau, mà người ta sẽ so sánh tức khắc để thấy mình được dịch vụ thế nào. Rõ ràng ngay đến cả công việc dịch vụ cũng được chuẩn hóa mang tính quốc tế cũng như toàn cầu. Với điện thoại vệ tinh, internet nối mạng toàn cầu người ta liên lạc với nhau trong nháy mắt, điều đó còn nhanh và tiện hơn phạm vi trong một cái làng ngày trước.Những kỹ nghệ cao như thông tin, máy bay, vệ tinh, xe hơi… càng đòi hỏi tầm vóc nhân loại hơn bao giờ hết, một chiếc ô tô, một máy bay ngày nay cho dù mang bất kể thương hiệu gì thì đều là tổ hợp lắp ráp rất nhiều linh kiện của nhiều công ty thuộc nhiều nước khác nhau. Đến mức người ta nói: ngày nay không thể có công ty nào tồn tại được một mình.
 
Trong khoa học, nghệ thuật, và văn chương cũng vậy, nếu không vươn lên tầm nhân loại, chỉ mang tầm sau lũy tre làng, thấp hơn là xó bếp thì nói làm gì. Việc này là hiển nhiên, và người ta bước vào hệ thống nhân loại mới có thể mang tầm nhân loại. Đơn giản như một đội bóng đá muốn thi đấu quốc tế, thì không thể chơi theo luật riêng, mà anh phải chơi theo luật quốc tế chung mà bất cứ đội bóng nào muốn tham gia thi đấu đều phải tuân thủ. Có luật thi đấu chung, mới có thể phân ra đội nào quán quân, đội về nhì, và đội về bét.Nghệ thuật cũng như thi ca, không thể coi đó là một bộ môn riêng, không dám so đọ thì làm sao biết được mình ở tầm nào? Nếu không biết cứ vui vầy với nhau kẻ tung người hứng, à uôm khen tặng hội thảo, nói người này cách tân người kia đổi mới, nhưng lại không hề chỉ ra được chổ nào cách tân, chỗ nào đổi mới, thì khác nào nói à uôm, phiếm chỉ, tùy tiện, thiếu trách nhiệm, được chăng hay chớ. Nghệ thuật một khi đã tùy tiện, thiếu trách nhiệm thì còn gì để nói.Nghệ thuật của chúng ta, ai nhân loại, ai xó bếp? Nếu không có thước đo nhân loại thì chúng ta chỉ là xó bếp thôi. Một chuyên gia hội họa Nhật Bản sang Việt Nam, thấy nhiều họa sĩ cứ đề vống giá tranh cao ngất ngưởng có nói: “ Chính các bạn còn không mạo hiểm mua tranh của nhau, thì làm sao mong người nước khác bỏ nhiều tiền ra mua tranh của các bạn. Các bạn hiểu nhau nhất mà không đánh giá cao về nhau, làm sao có thể mong người nước ngoài rất tinh khôn lại ù ù cạc cạc nhắm mắt liều mua tranh của các bạn?”Chúng ta đều biết, vàng mỗi nước có khác nhau, vàng Tây, vàng Ta, rồi vàng Tầu, dẫu vậy người ta đều qui về tuổi vàng, cái nào vàng non, cái nào vàng già, vàng chín hay vàng mười. Cái đó gọi là giá trị chung. Giá trị phổ quát.Triết gia Hegel nói về giá trị phổ quát chắc chắn như thế này: Giá trị phổ quát như con đường quốc lộ của mỗi dân tộc, người ta không thể đi xa nếu không đi theo đường quốc lộ. Tất nhiên có hàng triệu người Việt chưa bao giờ ra khỏi tỉnh, khỏi huyện, có cả những chiếc xe cải tiến đi băng qua đường tầu hay quốc lộ số một, nhưng không có nghĩa nó tham gia vào đường quốc lộ để đi xa. Và tất nhiên nếu nó không đi xa thì chỉ loanh quanh trở về nhà, rồi từ trên nhà xuống bếp. Triết gia Hegel còn nói: “Những gì là giá trị cục bộ chỉ là bỉ ổi”. Đúng không? Không có giá trị chung, người Việt bảo chỉ là: “Thổi kèn khen lấy”, hoặc là “Ở nhà nhất mẹ nhì con? Ra đường lắm kẻ còn giòn hơn ta”, hoặc “chuột trù chê khỉ rằng hôi/ Khỉ mới trả lời cả họ mày thơm”, hay “mèo khen mèo dài đuôi”và “mẹ hát con khen hay”…Như vậy, người Việt cũng muốn nói: không có thước đo chung, tất cả chỉ là ích kỷ và bỉ ổi. Giờ hãy soi vào ngành thơ Việt Nam. Trời ơi chúng ta khó mà từ chối đó là một vũng tép riu, văng cả cứt đái, cả “đếch” cả gãi háng vào thơ vẫn được giải quán quân. Hầu hết làm thơ là do tức cảnh sinh tình vài câu ngắn tũn. Tức cảnh sinh tình thiếu một ý chí và một ý định từ đầu đó cũng chỉ là tùy tiện. Và ở đời chẳng có gì tùy tiện được chăng hay chớ mà thành vĩ đại. Sau khi chỉ có tùy tiện, lại hà hơi thổi ống gọi là thơ lên đồng của thánh thần, thì quả là một cách bịp bợm, hy vọng nghệ thuật là thứ xổ số, đánh mấy tờ trúng giải cao. Hầu hết nhà thơ của chúng ta là các tổ nhóm ông già hết đát, bà già về hưu, chợ búa mưu sinh, nông dân vết vụ cấy cầy, trẻ em mới lớn hát xướng hò vè nhân tiện thả câu kiếm tí danh, cũng dễ được lắm, chỉ cần vài bài leo lên báo là giấc mơ thành hiện thực liền… Trong đầu mấy nhà thơ này chỉ có mấy khẩu quyết: “làm thơ để chơi cho vui ấy mà!” “Thơ khó lắm không biết thế nào đâu!” Mới đây, tôi có gặp một nhà thơ thuộc cán bộ trong khung, nghĩa là anh ta vừa duyệt thơ, vừa chấm giải thơ người khác, nhưng thơ của mình thì chẳng có tiếng tăm gì. Thơ mình không hay vẫn có thể chấm người khác nhờ vào trình độ thưởng thức của mình. Nhưng trình độ của anh ta thì sao? Nói về trường ca, anh ta liền đọc ngay phương ngôn “ca ca – cứt cứt” của Xuân Diệu. Phương ngôn này chắc chúng ta học thuộc chưa đến 5 giây. Về thơ, anh ta chẳng đưa ra tiêu chí nào ngoài khen người này biết làm thơ, người kia thì chớ có hy vọng làm thơ. Nếu để so sánh có lẽ anh ta chưa đạt tầm một chiếc xe cải tiến băng qua quốc lộ thơ. Một con người trình độ bằng vài hạt bụi như thế sao có thể vươn đến tầm thơ cao cả? Người phương Tây có câu “người ta chớ bao giờ nên tranh cãi về sở thích”. Nếu khen thơ người này chê thơ người kia mà không có tiêu chí chỉ dựa trên sở thích thì chẳng khác gì người ta tranh cãi về việc tôi thích ăn món này, tôi không thích ăn món kia. Nếu đem ý thích của thức ăn ra để khen chê văn thơ và nghệ thuật thì đó chỉ là mấy anh đầu bếp nghiệp dư cây nhà lá vườn. Bởi lẽ đầu bếp chuyên nghiệp trong các nhà hàng, họ luôn biết các món được nấu thế nào, đi với rượu gì, ăn trước hay ăn sau…Dù thơ có hay cỡ nào đi nữa, nhưng với người Hy Lạp, nhà thơ đoản ca coi như không chấp. Còn ở Trung Quốc cả vạn nhà thơ Đường cũng không sánh nổi một cuốn sách trong bộ Tây Du Ký của tác giả Ngô Thừa Ân. Vậy thì mấy anh thơ xó bếp mậu dịch, không bao giờ dám minh bạch ra gió tranh tài tranh sức, thì đừng có ra vẻ huyền bí úm ba la về mấy vần thơ không tư tưởng của mình, để rồi ỷ thế con dấu cho rằng thơ mình mới là thơ và được lĩnh giải, còn người khác thì không phải là thơ. Đấy chỉ là cách nghĩ bao cấp ưu tiên những hàm răng đường sữa bé nhỏ thôi. Còn trong gió dân sự “muôn hoa đua nở” thì mấy vần thơ đó có khác gì mấy mẩu tem phiếu dùng để mua cá ươn mắm thối’

NHD. 1/6/2013

Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2013

Trần Vân Hạc: TÌNH THƠ CÒN MÃI VỚI ĐỜI

  
TÌNH THƠ CÒN MÃI VỚI ĐỜI
Trần Vân Hạc  
(Toquoc) Trên bầu trời thi ca Việt Nam, ít có nhà thơ nào mới xuất hiện đã để lại nhiều ấn tượng không chỉ trong giới phê bình mà cả hàng vạn trái tim những người yêu thơ như nhà thơ Lý Phương Liên. Những bài thơ tươi mới, chân thật, trong trẻo, lạc quan, thấm đẫm tình người và tình đời, gieo vào lòng người đọc niềm tin yêu vào một ngày mai tươi sáng của dân tộc, khơi dậy những hạt mầm tốt đẹp trong mỗi con người, chưa nói rằng thơ Lý Phương Liên đã dự báo chính xác tiến trình lịch sử tất yếu của đất nước trong quan hệ Việt - Mỹ, mà lúc đó gần như không mấy ai tưởng tượng nổi.