CÓ NHỮNG NHÀ THƠ NHU THẾ! | |
Bùi Văn Bồng | |
1// NHÀ THƠ “XE ÔM”. Đã 2 năm không có dịp gặp lạI nhà thơ xe ôm Tạ Văn Sỹ. Lý do: Anh cát cứ tít tận Kontum nên ít có dịp về Sì – gòong, trong khi lờI hứa của Tũn (sẽ sớm lên Tây Nguyên gặp anh để thực hiện bài phỏng vấn) vẫn chưa thành hiện thực. Lần đó, anh đưa bà xã về Saigon chữa bệnh. Khi vợ đã đỡ, anh cùng Tũn và mấy anh em báo chí ngồi lai rai ở quán dê Đệ Tam (Thanh Đa). Anh kể về nghề nghiệp của mình: Một gã đàn ông đen đúa, cọc cạch chạy xe Honda đưa rước ngườI dưng. Thế nhưng, cái gã ăn không đủ no ấy lạI ngày đêm âm thầm đắm đuối với nàng thơ. Và, chắc chắn, kg chỉ những thượng đế đã từng được gã “cõng” thuê mà hầu hết cư dân ở cái thị xã hút heo miền sơn cước Kontum lại nghĩ rằng: Tay xe thồ quê mùa suốt ngày phơi nắng, dầm mưa ở cái góc phố nghèo xơ, nghèo xác kia, dẫu có phép thần cũng không thể có ngày hoá thân thành thi sỹ!? Ấy vậy mà, chuyện đó đã xảy ra… Anh còn kể cho chúng tôi về việc gã xe ôm còm nhom bị “bắt cóc” vào HộI Nhà văn “khốn đốn” như thế nào; việc một mình gã vớI chiếc Cub 78 (chiếc xe cần câu cơm) rách như nắm giẻ, đùm túm lết ra tận Hà thành rồi mò lên Vĩnh Phúc “vi vu, vi vút” ra sao?v.v… Tũn vừa ngồI nghe, vừa ăn và liên tục nhắc anh “Story nhưng kg quên nhiệm vụ (gắp ăn)”! Song, sau mỗI lần như thế, vị thi sỹ xe ôm thô mộc như cây gỗ khô trên đồI chỉ gật gù, cầm đũa khều khuề cho có lệ rồI lạI uống, lạI kể. Nhìn cung cách gắp thưa thớt, dốc (ly) tăng cường và vóc dáng “khiêm tốn” của anh, Tũn lo lắng ít nhiều … MớI đây, nghe nói anh đã phong độ, "cảI thiện" hơn và còn “dám” ra Hanoi làm sinh viên Trường Viết văn Nguyễn Du (trường này đang có chuyện lùm xùm). Tũn mừng nhưng lạI ngẫm: Đã là nhà thơ rồi, đã thành danh rồI còn cắp sách, cắp siếc tớI trường làm chi ở cái tuổI U ngũ lục cho xa nhà, tốn kém?… Và, ra Hanoi (dẫu để học là chính) nhưng Thủ đô nào phải đất thơ, đất thẩn của anh? Hơn thế, liệu anh có giống như Trần Đăng Khoa, sau khi tốt nghiệp trường viết văn Maxim Goorky ở Nga thì hầu như kg có tác phẩm nào ấn tượng ( Vì vậy, Trần Đăng Khoa đã “được” thi nhân Tố Hữu khẳng định: “Cử thằng Khoa đi học là 1 sai lầm!”)? . 2// NHÀ THƠ ĐIÊN NẶNG... Hôm qua, “lượn” trên báo Tiền Phong, thấy anh xuất hiện qua bài Hanoi có 5 mùa (thêm mùa kết nạp hộI viên của HộI Nhà văn). Trong bài viết này, anh có nhắc đến 1 hộI viên (anh tế nhị giấu tên) đã “sản xuất” đến hơn 10 tập thơ (tập sau thường in lại một chùm bài ở các tập trước. Thậm chí có tập, toàn bộ là tuyển lại)… Tũn biết, đó là “nhà thơ” tên H. Ông H nguyên là giám đốc sở điện lực tỉnh G nên cực kỳ mạnh tiền, lắm của (Thế nên, hà cớ gì hổng chịu mần thơ?). Thú thật, thi phẩm của “nhà thơ” Hùng Tấn ở Cà Mau (kết nạp “đặc cách” được một thời gian ngán thì bị vào tù vì tham nhũng), của “nhà thơ” bột ngọt (nguyên là 1 Thứ trưởng) ở Sài thành Tũn chưa có vinh hạnh thưởng thức.Còn thi phẩm của "thi sỹ" H – nhà thơ điên nặng (điện) này thì đã có dịp “chiêm ngưỡng” phần nào. Xin trích ra đây 2 ích - xém – pồ (example): Tay em cầm kéo, cầm panh Đi vào ca mổ tan tành vết thương (!) (NgợI ca một thầy thuốc tận tuỵ) Em là cô gái dịu hiền Bàn tay thoăn thoắt dướI miền sợi to (!) (Biểu dương 1 nữ công nhân dệt) Thơ vô cùng thẩn là thế, vậy mà ông lại được “nhập hộ khẩu” vào ngôi đền lung linh huyền ảo là HộI Nhà văn VN! Và, điều đáng nói, thành tích ấy có công đóng góp rất lớn của 1 nhà thơ nổI tiếng tên T (đang cư ngụ tại 1 tỉnh miền Trung). “Tương truyền” rằng, cứ mỗI khi nhà thơ T vô Sì –gòong “ăn chơi nhảy múa” và bốc “alô” lên “è hèm” 1 tiếng là ngay lập tức, H giám đốc khăn gói bay xuống phục vụ tận tình… Sau này, như anh Sỹ nói, trong một phút ngà ngà, nhà thơ T đã tỏ ra hối hận về việc góp sức “chạy” cho ông H trở thành thi sỹ … Cũng chính vì công lao của nhà thơ T như thế nên ở Tây Nguyên đang có thơ rằng: Suốt ngày công tắc, công tơ Chữ nghĩa thì ít, văn thơ nỗI gì? Thôi về mua vịt chăn đi Chờ T T đến ta thì tiết canh! (Công tắc, công tơ là nghề của ổng mà)! . 3// ...VÀ, NHÀ THƠ MUA! Tũn được biết, hiện ở Saigon cũng có 1 hộI viên HộI Nhà văn VN (là “thi sỹ” S - giám đốc 1 doanh nghiệp lớn) nhưng lạI hầu như kg thuộc bất kỳ bài thơ nào của mình. Vì sao vậy? Đơn giản là những tác phẩm của ông đều là thơ... mua. Tũn nhớ, trong 1 bữa nhậu, nhà báo V đã thẳng thừng chỉ mặt: “Ông mà là nhà thơ? Nhà thơ như ông là cái c…”! Tũn can: “Sao anh lạI chửI con ngườI ta nặng lờI như thế?”. “Tao sợ gì? Vì chính tao cũng đã bán thơ cho hắn”!? Ai đó đã nói: “Kg có tiền thì bằng mọI cách kiếm tiền, nhưng khi có tiền rồI thì tìm đủ kiểu để kiếm tiếng” quả kg sai (Chí ít đốI vớI 2 trường hợp nêu trên). Rất may cho Tũn, y "ọ oẹ" mần thơ (cho dù kg phải để lấy tiếng) từ lúc còn cắp sách. Và, cho đến nay, tuy ngườI đã bắt đầu cũ, sức đã bắt đầu tàn nhưng vẫn kg nguôi “chọc phá” nàng công chúa tên Thơ trong lúc túi tiền, nhiều khi, chẳng có lấy 1 keng! Nguồn: Trannhuong.com |
Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2012
CÓ NHỮNG NHÀ THƠ NHU THẾ!
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét