Khi sông Cái mỉm cười...
NGUYỄN ANH TUẤN
*
NGUYỄN ANH TUẤN
*
.Một chiều mưa phùn gió bấc, tôi qua cầu
Long Biên, dừng xe ngắm nhìn dòng sông Hồng trơ cạn... Đây là dòng sông đỏ lựng
phù sa mà biết bao nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ, hoạ sĩ, nhà điện ảnh… đã tìm thấy
nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận và mãnh liệt của mình! Và tôi bỗng nghĩ đến
cái Dự án "Thành phố Sông Hồng"- một công cuộc chỉnh trang lại đê
điều sông Hồng lớn nhất trong lịch sử kể từ khi Hà Nội và châu thổ sông Hồng có
đê ngăn lũ; và ít ai biết được rằng: Dự án đó lại xuất phát từ tình yêu sông
Hồng và ý tưởng của một hoạ sĩ- hoạ sĩ Vũ Văn Thơ...
Nhưng Dự án này khi triển khai, với nhiều nhà khoa học có lương tâm thì lại nổi cộm khá nhiều vấn đề hệ trọng. Nhà sử học Lê Văn Lan đã lên tiếng cảnh báo: Dự án trên “không hiểu vô tình hay là hữu tình…về mặt lịch sử, văn hoá gắn liền với Thủ đô Hà Nội thì chẳng thấy ai đề cập đến!” Tệ hơn, như GS Lê Văn Lan đã vạch ra: Dự án còn định “cấy” một khu đô thị Hàn Quốc vào, “ như thế khác nào đánh mất mình và Hà Nội sẽ không còn nữa!” Và ông đã đặt câu hỏi hộ nhiều người: “ Hôm nay đây, chúng ta đều biết nước sông Hồng đang dần bị cạn kiệt, thì lịch sử sông Hồng, là cội nguồn của nhiều dòng đời liệu có bị cạn theo? Trách nhiệm này thế hệ của chúng ta có phải trả lời trước lịch sử hay không? ”(Dòng chảy sông Hồng sẽ về đâu?- VN Trẻ )...Trong những ý nghĩ miên man như thế, tôi đã nhớ đến trường ca "Sông Cái mỉm cười" của nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy - một người Hà Nội đau đáu nhớ thương Hà Nội đang sống xa Hà Nội hàng ngàn cây số...
Nhưng Dự án này khi triển khai, với nhiều nhà khoa học có lương tâm thì lại nổi cộm khá nhiều vấn đề hệ trọng. Nhà sử học Lê Văn Lan đã lên tiếng cảnh báo: Dự án trên “không hiểu vô tình hay là hữu tình…về mặt lịch sử, văn hoá gắn liền với Thủ đô Hà Nội thì chẳng thấy ai đề cập đến!” Tệ hơn, như GS Lê Văn Lan đã vạch ra: Dự án còn định “cấy” một khu đô thị Hàn Quốc vào, “ như thế khác nào đánh mất mình và Hà Nội sẽ không còn nữa!” Và ông đã đặt câu hỏi hộ nhiều người: “ Hôm nay đây, chúng ta đều biết nước sông Hồng đang dần bị cạn kiệt, thì lịch sử sông Hồng, là cội nguồn của nhiều dòng đời liệu có bị cạn theo? Trách nhiệm này thế hệ của chúng ta có phải trả lời trước lịch sử hay không? ”(Dòng chảy sông Hồng sẽ về đâu?- VN Trẻ )...Trong những ý nghĩ miên man như thế, tôi đã nhớ đến trường ca "Sông Cái mỉm cười" của nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy - một người Hà Nội đau đáu nhớ thương Hà Nội đang sống xa Hà Nội hàng ngàn cây số...
1. Không phải ngẫu
nhiên mà NNB dùng trường ca "Sông
Cái Mỉm Cười" để kết cho phần thơ "Kinh thành Cổ
tích"*. Và trong thế giới của Kinh thành Cổ tích, Sông Cái đương nhiên
cũng phải là con sông Cổ tích! Quả là dòng sông Cái, hay sông Mẹ mang trong nó
và hai bên bờ biết bao huyền tích say đắm lòng người, bao linh khí của thiên
thần và nhân thần hiển hiện trong các thành hoàng làng, bao chiến tích của
những con người chinh phục Châu thổ và chế ngự hồ tinh, mộc tinh, thuồng luồng,
cá sấu, cùng sự tưởng tượng của người dân châu thổ về sức mạnh ma quái của dòng
sông qua Thủy Tề, Long Vương, Hà Bá, Bạch Xà, và đôi khi còn lập đền thờ các
lực lượng siêu nhiên ấy ở bên sông để mong kìm bớt cơn giận dữ khủng khiếp của
nước lũ! Với tiêu đề SÔNG CÁI..., nhà thơ NNB đột ngột mở ra trước người đọc
cái thế giới tinh thần, cái hệ thống thi liệu quen thuộc của anh - thông qua
một dòng sông mà những ai từng mang huyết mạch sông Mẹ của mấy ngàn năm nước
Việt trong người, mang nỗi niềm cha ông vạn cổ lại không thấy lòng rưng rưng…?
Đó là dòng sông mà nhà thơ Võ Văn Trực quê gốc ở miền Trung, khi xuôi bè từ
miền Phong Châu đất Tổ về miền đất bãi đã có một cảm giác thật đặc biệt, ông kể
lại: “cảm giác mình đang lần theo dấu chân ông cha đi về phương Đông ánh sáng”,
và ông đã say sưa thốt lên: “ Đây là con sông quê chung cho tất cả dòng giống
Lạc Việt!” ( Thượng nguồn và Châu thổ- Tập bút ký, Nxb Thanh niên, 2003)
Nhưng đây lại là SÔNG
CÁI MỈM CƯỜI ! Sao lại Mỉm Cười? Trong ký ức của nhiều người dân châu thổ Bắc
Bộ vẫn còn in đậm hình ảnh những ngôi nhà đổ sụp, từng cụm làng xóm trôi dạt,
những gốc cổ thụ bật gốc cuốn đi trong cơn xoáy lũ, những bàn tay phụ nữ con
trẻ chới với trong dòng nước đục ngầu gầm réo…Tiếng trống ngũ liên thúc hối hả,
những ngọn đuốc đỏ rừng rực từng đoạn sông, người dân châu thổ mồ hôi chan nước
mắt nắm tay nhau lấy thân mình làm bức tường chắn sóng… Đồng lúa ruộng màu bị
cướp trắng trước những cặp mắt ưá lệ đau đớn xót xa… Rồi ký ức kinh hoàng của
một thời: tiếng trống ngũ liên, tiếng kẻng canh đê, tiếng quát tháo của tuần
đinh, cảnh nhốn nháo như ong vỡ tổ lúc một quãng đê nào đó bị vỡ; kèm theo đó
là cái cuộc sống đói rách cơ hàn đến tuyệt vọng và bị áp bức đến tàn nhẫn của
người dân châu thổ Bắc Bộ... Dòng sông tác giả hình dung nó Mỉm Cười cũng là
dòng sông mà vị Ủy viên thông tấn Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp Pierre Gouru đã
nhận định gần 100 năm trước: “là con sông chủ yếu của châu thổ Bắc Kỳ; chính nó
đã tạo ra châu thổ bằng phù sa và chính nó luôn luôn đe doạ châu thổ khi tràn
ngập. Sông Hồng chảy qua châu thổ như một kẻ xa lạ đáng sợ chứ không phải như
một ngưòi cộng sự hữu ích; đó là do sự hung dữ và những trận lụt lớn của nó.”
( Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ- Nghiên cứu địa lý nhân văn. Bản dịch từ
tiếng Pháp, Nxb Trẻ, 2003- tr.68 )